Biện pháp 3: Thiết kế đánh giá kết quả bài học theo hướng đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tổ hợp ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 50 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế đánh giá kết quả bài học theo hướng đánh giá

học, với chủ đề “Tổ hợp”.

Đánh giá là một khâu quan trọng đối với dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL, nó giúp người GV có những thông tin phản hồi về kết quả học tập, sự tiến bộ trong việc chiếm lĩnh kiến thức của HS, kĩ năng cũng như mức độ hình thành và phát triển NL của từng cá nhân HS.

Về mục đích đánh giá không chỉ thiên về đánh giá kiến thức, kĩ năng mà tập trung vào đánh giá mức độ hình thành và phát triển NL của HS. Đánh giá kết quả học tập còn phải hướng vào đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong những tình huống thực tế.

Việc đánh giá cần được thực hiện liên tục trong suốt quá trình học tập của HS. Cần kết hợp những hình thức đánh giá đa dạng, phong phú sẽ giúp GV đánh giá được các NL cốt lõi của HS thông qua nhiều hình thức khác nhau.

HS sẽ được đánh giá thông qua đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức. Đánh giá chính thức thường bao gồm các bài viết ( bởi bút và giấy), hay các phiếu học tập, hoặc vở học tập của HS. Đánh giá không chính thức thường gồm nhiều hình thức: thảo luận, phỏng vấn, ghi chép của GV…

Việc tổ chức đánh giá thường xuyên có một vị trí quan trọng, giúp đo lường mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ, NL của HS. Có thể đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ dựa trên hoạt động và sản phẩm của cá nhân hoặc theo nhóm, theo hướng đánh giá thực, đánh giá phải được đặt trong hoàn cảnh có ý nghĩa. Nhờ đó GV có thể đưa ra các thông tin phản hồi, các điều chỉnh thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy. Bên cạnh việc GV đánh giá HS, cần chú ý kết hợp việc HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, nhằm tạo cơ hội để phản ánh kết quả học tập của từng em và của các bạn khác, khuyến khích HS biết chịu trách nhiệm về việc học của mình.

Bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập như truyền thống (bằng điểm số, bài thi), thì cũng cần kết hợp với đánh giá quá trình, đánh giá tinh thần, thái độ tham gia, đánh giá khả năng giao tiếp, hợp tác, đánh giá sản phẩm…hướng vào đánh giá NL thực hiện của HS. Như vậy, bên cạnh cách đánh giá theo truyền thống, GV cũng cần kết hợp các phương pháp khác, như: quan sát, bảng kiểm, ghi hồ sơ…

Theo đó, khi DH theo hướng hình thành và phát triển NL, GV cần hiểu rõ về mục tiêu bài dạy và hình dung các hoạt động cần thiết kế để đạt được mục tiêu. Từ đó, mô tả yêu cầu cần đạt với mỗi hoạt động ( hay nhiệm vụ). Các mô tả này GV có thể lập thành một bảng để HS và GV cùng theo dõi. Chú ý hướng vào mô tả các vấn đề cần đạt sau khi học, ví dụ: yêu cầu cần đạt về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ, hay về những NL có thể đạt được đã đề cập ở mục tiêu của bài học,…

Có thể lập thành bảng chung cho cả 1 chủ đề, 1 dự án,…để dễ hình dung tổng thể các nhiệm vụ, các yêu cầu cần đạt. Có thể lấy ví dụ một bảng như sau:

Về mức độ cần đạt Về kiến thức Về kĩ năng Về NL giao tiếp toán học Về NL lập luận toán học ….. Mức 1 Biết…. Biết cách… Hình thành…. Hình thành…. Mức 2 Hiểu…. Thành thạo… …. Mức n Vận dụng sáng tạo…. …….

Cũng có thể lập từng bảng riêng biệt, làm rõ từng yêu cầu đánh giá, ví dụ :

Yêu cầu cần đạt về NL Về NL Mô tả yêu cầu cần đạt Kết quả nhiệm vụ 1 Kết quả nhiệm vụ 2 …. Kết quả nhiệm vụ n Thành tố NL 1 Biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả… Tốt:….. Đạt:….. Chưa đạt:….. Ý kiến khác: Tốt:….. Đạt:….. Chưa đạt:….. Ý kiến khác: Tốt:….. Đạt:….. Chưa đạt:….. Ý kiến khác: Thành tố NL 2 …. Thành tố NL m

Các bảng riêng như thế này có thể phổ biến đến từng nhóm HS, để các em có thể hình dung về từng mảng công việc, cũng như mức độ, yêu cầu cần đạt. Từ đó, nhóm có thể tự kiểm soát tiến độ, hay tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao theo yêu cầu bài học.

Như vậy, sau khi đã hình dung được về các công việc, các yêu cầu cần đạt và đã mô tả được yêu cầu đầu ra theo cách trên, GV có thể giám sát, đánh giá hoạt động của các nhóm HS theo từng công việc, nhiệm vụ ( ghi vào từng ô đã định ở bảng mô tả trên). Nhờ đó, bên cạnh việc đánh giá được kết quả còn có thể đánh giá quá trình, theo từng phần mà HS thực hiện.

Hơn nữa, theo cách này, HS cũng có thể dựa vào bảng mô tả để hình dung tổng thể về các việc cần làm và tự kiểm soát tiến độ, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau khi từng nhóm thực hiện cũng như báo cáo kết quả. Sau nhiều lần như vậy có thể giúp HS có thói quen tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Sau khi có bảng mô tả như trên, GV cũng có thể lượng hóa bằng điểm số cho từng kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cách này giúp GV có thể đo lường mức độ hoàn thành với từng thành tố của NL, hay đo lường mức độ hoàn thành với từng nhiệm vụ, theo điểm số. Sau đó, dựa vào điểm số đánh giá mức độ hoàn thành của từng nhóm. Hơn nữa, từng nhóm cũng có thể tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và đóng góp chung vào thành tích với từng thành viên.

Chúng tôi đã minh họa về một số bảng mô tả ở các phần trên (vì thế xin không nêu lại ở phần này nữa, để tránh trùng lặp).

Như vậy, trong DH theo định hướng hình thành và phát triển NL người học, việc đánh giá kết quả học tập của HS cần được chú ý những điều sau:

- Về nội dung: trong các đề kiểm tra, hay đề thi phải gắn liền với những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn gần gũi và có ý nghĩa đối với HS. Khi đó, muốn giải quyết được vấn đề đặt ra, HS phải vận dụng kiến thức, kĩ năng và những NL được hình thành và phát triển thông qua những bài học trước.

- Về hình thức: GV cần phải phối hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau như viết, vấn đáp; quan sát, nhận xét, tọa đàm, phỏng vấn…

- GV cần đánh giá hoạt động học tập của HS trong tất cả các giai đoạn của tiến trình bài học; cần quan sát, hỗ trợ HS kịp thời, nhất là ở giai đoạn làm việc nhóm, tại địa điểm ngoài lớp học, ngoài nhà trường; khuyến khích HS tự đánh giá và đánh giá bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tổ hợp ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 50 - 53)