Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tổ hợp ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Phương pháp điều tra

Tôi thực hiện một số phương pháp như quan sát, phỏng vấn, phát phiếu trả lời trắc nghiệm.

1.3.3. Nội dung điều tra:

1.3.3.1. Đối với GV :

Để tìm hiểu thực trạng DH nội dung Tổ hợp lớp 11 , chúng tôi tiến hành phỏng vấn, phát phiếu điều tra xin ý kiến của 12 GV Toán tại trường THPT Tràng Định , huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Với câu hỏi 1: Thầy (Cô) biết ở mức độ nào về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học?

a)  Biết rất rõ. b)  Biết một ít. c)  Chưa biết gì. 41,6% các GV lựa chọn phương án b) , còn lại lựa chọn phương án c).

Như vậy, hầu hết các GV được phỏng vấn đều chưa thực sự được tìm hiểu rõ về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học.

Với câu hỏi 2, Thầy (Cô) được biết về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học từ nguồn nào?

a)  Tập huấn chuyên môn. b)  Sách, báo...

c)  Internet. d)  Đồng nghiệp.

83% các GV cho biết họ biết đến DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học từ kênh thông tin sách, báo, internet…

Như vậy, có thể thấy GV biết đến DH theo hướng hình thành và hình thành và phát triển NL qua việc tự tìm hiểu là chủ yếu, chưa có trong nội dung các chương trình tập huấn chuyên môn.

Với câu hỏi 3, Trong quá trình DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học, Thầy (Cô) gặp khó khăn và thuận lợi gì?

3.1. Thiết kế giáo án

a)  Thuận lợi. b)  Ít thuận lợi. c)  Khó khăn. 3.2. Tổ chức hoạt động cho học sinh

a)  Thuận lợi. b)  Ít thuận lợi. c)  Khó khăn. 3.3. Đánh giá học sinh

a)  Thuận lợi. b)  Ít thuận lợi. c)  Khó khăn.

Đối với vấn đề này, hầu hết các GV đều cho rằng các khâu trong DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học đều gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Trong “Thiết kế giáo án” : 33,33% chọn b) , 66,67% chọn c).

Trong “Tổ chức hoạt động cho HS” : 75% chọn b), 25% chọn c). Trong “Đánh giá HS” : 50% chọn b) và 50% chọn c).

Như vậy có thể thấy, GV còn khá lúng túng trong việc thực hiện DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học

Với câu hỏi 4, Theo Thầy/Cô, nếu dạy chủ đề “Tổ hợp ” theo hướng hình thành và phát triển NL người học thì hiệu quả như thế nào?

4.1. HS hiểu bài a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt. 4.2. HS học tập tích cực, chủ động a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt. 4.3. HS nắm vững kiến thức a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt.

4.4. Khả năng vận dụng kiến thức của HS

a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt.

Rất tốt Tốt Chưa tốt

4.1. HS hiểu bài 33,33% 66,67%

4.2. HS học tập tích cực, chủ động 25% 75%

4.3. HS nắm vững kiến thức 25% 75%

4.4. Khả năng vận dụng kiến thức của HS 50% 50%

Như vậy, các GV đều nhận thấy DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học trong chủ đề “Tổ hợp” sẽ có kết quả rất khả quan. Bởi vì đây là một nội dung tương đối khó trong chương trình, và dạy theo phương pháp truyển thống chưa thực sự làm cho HS cảm thấy hứng thú, dẫn kết việc tiếp thu và vận dụng kiến thức chưa được tốt.

Với câu hỏi 5, Mức độ quan tâm của Thầy (Cô) đối với DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học trong chủ đề “Tổ hợp”?

a)  Rất quan tâm. b)  Ít quan tâm. c)  Không quan tâm. 83% các GV đều chọn a) , chỉ có 17% chọn b).

Có thể thấy các GV hầu hết rất quan tâm đến xu hướng DH này dù các thầy, cô chưa thực sự được tiếp cận một cách sâu sắc.

Với câu hỏi 6, Dự định của Thầy (Cô) trong vận dụng DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học trong chủ để “Tổ hợp ” vào quá trình DH?

a)  Sẽ vận dụng. b)  Chưa nghĩ đến. c)  Không vận dụng. Có đến 91,6% các GV cho biết là họ sẽ vận dụng DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học trong chủ để “Tổ hợp ” vào quá trình DH, và sẽ áp dụng trong các chủ đề khác của bộ môn Toán.

Có thể thấy sự quan tâm của các GV là rất lớn đối với DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học.

Như vậy, qua việc khảo sát ý kiến của các GV trong tổ Toán của trường THPT Tràng Định, chúng tôi thấy rằng hầu hết các GV chưa được tìm hiểu rõ về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học. GV biết đến xu hướng DH này chỉ qua việc tìm hiểu của cá nhân, chứ chưa có trong nội dung tập huấn chuyên môn, và cũng chưa có tài liệu về vấn đề này để tham khảo. Các GV đều rất quan tâm đến xu hướng DH này, vì cho rằng nó sẽ mang đến hiệu quả học tập tốt PPDH truyền thống mà họ đang sử dụng. Tuy nhiên, GV vẫn còn nhiều lúng túng trong cách thiết kế bài học, thiết kế công cụ đánh giá, và đặc biết là thiết kế các hoạt động DH.

1.3.3.2. Đối với HS:

Để tìm hiểu thực trạng DH môn Toán lớp 11 theo hướng hình thành và phát triển NL người học chúng tôi đã xin ý kiến đối với 76 HS thuộc các lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Tràng Định

Với câu hỏi 1 “Em cảm thấy hứng thú ở mức độ nào với tiết học Toán trên lớp?

Rất hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú

Có 46% HS cho rằng không hứng thú, có 39% HS cảm thấy ít hứng thú và chỉ có khoảng 15% số HS được hỏi cảm thấy thực sự hứng thú với tiết học Toán trên lớp

Với câu hỏi 2 “Trong một tiết học Toán, em thấy nội dung bài giảng được tích hợp các môn học liên quan khác ( Lý, Hóa, Sinh,...) ở mức độ nào?”

Nhiều Trung bình Ít

Có đến 71% HS cho rằng việc tích hợp liên môn là ít, 26% nhận xét là Trung bình và chỉ 3% HS nhận xét là tích hợp nhiều.

Với câu hỏi 3 “Trong một tiết học Toán, em thấy mức độ tham gia các hoạt động học tập của bản thân ở mức độ nào?”

Rất tích cực Bình thường Thụ động

Chỉ có 8% HS cho rằng mình tham gia tích cực, 33% số HS tự nhận ở mức độ bình thường, còn lại 59% tự nhận thấy bản thân thụ động trong các hoạt động học tập. Với câu hỏi 4 “Với những kiến thức có được từ môn Toán, em thấy bản thân vận dụng được vào thực tế ở mức độ nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít

Chỉ có 8% số HS được hỏi cho biết vận dụng được thường xuyên, có 66% HS cho rằng chỉ thỉnh thoảng vận dụng, còn lại 26% HS rất ít khi vận dụng những kiến thức Toán đã học vào thực tế.

Qua khảo sát lấy ý kiến của 76 HS trường THPT Tràng Định, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em chưa thực sự hứng thú với các tiết học Toán được giảng dạy theo phương pháp DH truyền thống. Trong nội dung học tập ít tích hợp kiến thức liên môn, không tích cực hóa được chủ thể học tập, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của các em vào thực tế còn chưa tốt...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tổ hợp ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 26 - 30)