8. Cấu trúc của luận văn
3.7.1. Đánh giá hoạt động của GV
a) Biện pháp 1: Làm rõ các đặc trưng và cơ hội DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học, với chủ đề “Tổ hợp”
Chúng tôi nhận thấy GV Lý Thế Cường dạy thực nghiệm không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cơ sở lý luận của xu hướng DH mới này. Qua quá trình trao đổi trực tiếp và tự nghiên cứu, GV đã :
- Hiểu đúng về NL và DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học.
- Hiểu được các đặc trưng và cơ hội DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học.
- Hiểu rõ các cơ hội hình thành và phát triển NL của HS qua các nội dung trong chủ đề Tổ hợp.
b) Biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức bài học theo hướng hình thành và phát triển NL người học, với chủ đề “ Tổ hợp”.
Qua quá trình trao đổi trực tiếp và tự nghiên cứu, GV đã :
- Nắm được 5 bước thiết kế bài học theo hướng hình thành và phát triển NL - Nắm được Cấu trúc bài học thiết kế theo hướng hình thành và phát triển NL - Hiểu được cách thiết kế bài học 3 nội dung trong chủ đề Tổ hợp.
Qua quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi đánh giá như sau:
- Với bài dạy Nội dung 2: DH “ĐỊNH LÝ VỀ SỐ CÁC HOÁN VỊ” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC Ưu điểm Hạn chế - Nắm được quy trình tổ chức các hoạt động học tập. - Tổ chức khá tốt các hoạt động học tập.
- Quan sát các cá nhân và nhóm HS chưa bao quát, dẫn đến còn vài cá nhân chưa tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm.
- Đánh giá được hoạt động chung của nhóm HS, nhưng chưa đánh giá được cụ thể từng cá nhân.
- Với bài dạy Nội dung 3: DH BÀI TẬP “CHỈNH HỢP” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC.
Ưu điểm Hạn chế
- Thiết kế bài học tương đối tốt, nhìn chung đã đúng hướng hình thành và phát triển NL người học
- Nắm chắc quy trình tổ chức các hoạt động học tập. - Tổ chức khá tốt các hoạt động học tập.
- Thiết kế bài học còn một số điểm hạn chế: GV còn hoạt động khá nhiều; chưa làm rõ được sản phẩm cần đạt của HS; chọn lọc
- Quan sát tương đối tốt hoạt động của cá nhân và nhóm HS, bước đầu phát huy được vai trò GV là người hướng dẫn để HS chủ động thực hiện nhiệm vụ.
bài tập có phần chưa phù hợp với HS.
- Đánh giá được hoạt động chung của nhóm HS, nhưng chưa đánh giá được cụ thể từng cá nhân
c) Biện pháp 3: Thiết kế đánh giá kết quả bài học theo hướng đánh giá NL người học, với chủ đề “Tổ hợp”.
Qua quá trình trao đổi trực tiếp và tự nghiên cứu, GV đã :
- Hiểu được ý nghĩa của việc đánh giá kết quả bài học theo hướng hình thành và phát triển NL người học.
- Nắm được cách thiết kế đánh giá, cũng như cách thức đánh giá HS theo hướng hình thành và phát triển NL.
- Sử dụng bảng mô tả chúng tôi minh họa vào các bài dạy có hiệu quả.