Đánh giá hoạt động của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tổ hợp ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 65 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.7.2. Đánh giá hoạt động của HS

3.7.2.1. Đánh giá chung

Qua quá trình theo dõi và quan sát HS trong 3 tiết học, chúng tôi có đánh giá chung như sau:

- Với bài dạy Nội dung 1: DH KHÁI NIỆM “HOÁN VỊ” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC:

Ưu điểm Hạn chế

- Bước đầu có hứng thú với bài học - Đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng.

- Phần lớn HS ở mức “Đạt” với NL giao tiếp toán học, mô hình hóa.

- Phần lớn HS ở mức “chưa đạt” với các NL tư duy và lập luận, giải quyết vấn đề .

- Hoạt động nhóm còn hạn chế, một số cá nhân chưa tham gia hoặc tham gia chưa tích cực. - HS chưa thực sự chủ động dưới sự hướng dẫn của GV

- Với bài dạy Nội dung 2: DH “ĐỊNH LÝ VỀ SỐ CÁC HOÁN VỊ” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC

- HS hứng thú với bài học

- Đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng. - Phần lớn HS ở mức “Đạt” với NL giao tiếp toán học, mô hình hóa,tư duy và lập luận, giải quyết vấn đề .

- Hoạt động nhóm còn hạn chế, chưa phát huy được tính tập thể.

- HS chưa thực sự chủ động dưới sự hướng dẫn của GV

- Với bài dạy Nội dung 3: DH BÀI TẬP “CHỈNH HỢP” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC.

Ưu điểm Hạn chế

- HS hứng thú với bài học.

- Đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng.. - Phần lớn HS ở mức “Đạt” trở lên với NL giao tiếp toán học, mô hình hóa,tư duy và lập luận, giải quyết vấn đề .

- Khả năng làm việc nhóm chưa thực sự tốt, chưa phát huy được tính tập thể.

3.7.2.2. Đánh giá cá nhân

Chúng tôi đánh giá ngẫu nhiên 2 HS trong lớp 11A1 : Nông Thị Lệ và Nông Minh Thuận. Kết quả như sau:

- Nội dung 1: DH KHÁI NIỆM “HOÁN VỊ” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC:

Trong tiết học đầu tiên được GV dạy theo xu hướng mới, 2 HS còn nhiều bỡ ngỡ và chưa kịp quen với cách DH mới của GV, 2 HS hoạt động nhóm chưa tốt, chưa chủ động trong thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Các nhiệm vụ mà GV giao các em đều khá thụ động, chưa hình dung được nhiệm vụ phải thực hiện. Các NL được đánh giá phần lớn ở mức Chưa đạt.

HS

NL Nông Thị Lệ Nông Minh Thuận

Mô hình hóa Chưa đạt Đạt

Tư duy và lập luận Chưa đạt Chưa đạt

Giải quyết vấn đề Chưa đạt Đạt

- Nội dung 2: DH “ĐỊNH LÝ VỀ SỐ CÁC HOÁN VỊ” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC

Ở tiết học thứ 2, hai HS đã cảm thấy hứng thú hơn với bài dạy. Sau tiết 1, khả năng mô hinh hóa bài toán của các em được cải thiện rõ, khả năng thực hiện các thao tác thư duy và lập luận cũng tốt hơn qua quá trình hoạt động nhóm. Đặc biệt là khả năng tương tác trong nhóm, thảo luận, trao đổi, phản biện đã có sự tiến bộ. 2 HS đã vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán liên quan đến thực tiễn, các bài toán liên môn khá tốt.

HS

NL Nông Thị Lệ Nông Minh Thuận

Mô hình hóa Đạt Tốt

Tư duy và lập luận Đạt Tốt

Giải quyết vấn đề Chưa đạt Đạt

Giao tiếp Tốt Đạt

- Nội dung 3: DH BÀI TẬP “CHỈNH HỢP” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC.

Ở tiết học thứ 3, hai HS hoạt động tích cực hơn, đặc biệt là hoạt động nhóm. Khả năng mô hình hóa bài toán của HS Nông Thị Lệ tiến bộ rõ ràng; khả năng thực hiện các thao tác tư duy, lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề đáp ứng được yêu cầu của bài học; khả năng giao tiếp trong hoạt động nhóm tốt. HS Nông Minh Thuận cũng đã thể hiện sự tiến bộ sau 3 tiết học: Khả năng mô hình hóa tốt khi gặp những bài toán thực tiễn; phát hiện vấn đề và đưa ra cách giải quyết vấn đề nhanh; các thao tác tư duy, lập luận tốt. Tuy nhiên, chưa thực sự tự tin khi trình bày, diễn đạt một vấn đề trước nhóm, trước lớp.

HS

NL Nông Thị Lệ Nông Minh Thuận

Mô hình hóa Tốt Tốt

Tư duy và lập luận Đạt Tốt

Giải quyết vấn đề Đạt Tốt

Như vậy, qua đánh giá ngẫu nhiên 2 cá nhân HS trong lớp 11A1 có thể thấy rằng, qua quá trình học các em đã:

- Hứng thú hơn với môn học.

- Khả năng thực hiện các thao tác tư duy tốt hơn.

- Khả năng vận dụng kiến thức vào bài toán thực tiễn tốt hơn. - Khả năng hoạt động nhóm, làm việc tập thể được cải thiện.

Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tôi nhận thấy một vài điều như sau:

- Việc thiết kế và tổ chức DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học được GV dạy thực nghiệm thực hiện tốt qua các tiết dạy. Như vậy, bước đầu cho thấy GV có thể tiếp cận và DH theo hướng hình thành và phát triển NL với chủ đề Tổ hợp mà không gặp quá nhiều khó khăn nếu được tập huấn và nghiên cứu kĩ về xu hướng DH này.

- HS thể hiện sự hứng thú qua từng bài học; các em được hoạt động nhiều, giúp phát huy tinh thần tập thể cũng như phát huy NL cá nhân; các kiến thức được gắn liền với cuộc sống thực tiễn, giúp tăng cường khả năng vận dụng kiến thức và giải quyết vấn đề.

- Việc xây dựng và DH chủ đề Tổ hợp theo hướng hình thành và phát triển NL người học là khả thi đối với HS lớp 11.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này, chúng tôi nhận thấy đã đạt được những điều sau:

- Những đóng góp về mặt lý luận

+ Làm sáng tỏ thêm cơ sở khoa học về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học

+ Đề xuất được 3 biện pháp DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học.

- Những đóng góp về mặt thực tiễn

+ Đề xuất được 3 biện pháp DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học đối với nội dung “Tổ hợp”, góp phần giúp GV hiểu rõ hơn về DH theo xu hướng này.

+ Các ví dụ minh hoạ và tài liệu thực nghiệm có thể xem như tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường THPT.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy tính hiệu quả và khả thi của các chủ đề đã thiết kế.

Như vậy có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ GD - ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997

3. Lê Hồng Đức, Phương pháp giải toán tổ hợp, NXB Hà Nội.

4. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm. 5. Phạm Đức Quang (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Toán Trung học cơ sở,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Phạm Đức Quang, Thiết kế dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 01 tháng 01/2018. 7. Phạm Đức Quang (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học Tích hợp môn Toán ở trường

phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Đại số và giải tích 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Đại số và giải tích 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Bài tập Đại số và giải tích 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh

11.Chris Sturgis (2016), Reaching The Tipping Point - What is Competency Education ?

12.Chris Sturgis, Susan Patrick (2015), Maximizing Competency Education and Blended Learning.

13.Chris Sturgis, Susan Patrick, Nina Lopes (2017), Competency Works-Quality And Equity By Design.

Trang web

15. https://data.moet.gov.vn/index.php/s/m6ztfi7sUIIGQdY#pdfviewer 16. http://rgep.moet.gov.vn/chuong-trinh-gdpt-moi/Pages/du-thao-ct-tong- the.aspx?ItemID=4728

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV

Kính thưa quý thầy/cô, hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Dạy học chủ đề Tổ hợp ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực người học”. Nhằm khảo sát và tham khảo ý kiến có nội dung liên quan đến đề tài, mọi ý kiến, nhận xét của quý Thầy /Cô sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng giúp chúng tôi thiết kế và dạy học chủ đề Tổ hợp theo hướng phát triển năng lực người học có hiệu quả, từ đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và góp phần vào sự thành công của đề tài. Rất mong quý thầy/cô giúp đỡ.

I.THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: (Có thể ghi hoặc không) ……….. Giới tính: Nam Nữ

Trình độ đào tạo: Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Nơi công tác:……… Số năm giảng dạy:…………

II.CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN

Quý thầy cô đánh dấu chéo (x) vào ô tương ứng với lựa chọn của mình

1. Thầy (Cô) biết ở mức độ nào về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học?

a)  Biết rất rõ. b)  Biết một ít. c)  Chưa biết gì.

2. Thầy (Cô) được biết về DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học từ nguồn nào?

a)  Tập huấn chuyên môn. b)  Sách, báo...

c)  Internet. d)  Đồng nghiệp.

3. Trong quá trình DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học, Thầy (Cô) gặp khó khăn và thuận lợi gì?

3.1. Thiết kế giáo án

a)  Thuận lợi. b)  Ít thuận lợi. c)  Khó khăn. 3.2. Tổ chức hoạt động cho học sinh

a)  Thuận lợi. b)  Ít thuận lợi. c)  Khó khăn. 3.3. Đánh giá học sinh

a)  Thuận lợi. b)  Ít thuận lợi. c)  Khó khăn.

. Theo Thầy/Cô, nếu dạy chủ đề “Tổ hợp ” theo hướng hình thành và phát triển NL người học thì hiệu quả như thế nào?

4.1. HS hiểu bài a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt. 4.2. HS học tập tích cực, chủ động a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt. 4.3. HS nắm vững kiến thức a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt.

4.4. Khả năng vận dụng kiến thức của HS

a)  Rất tốt. b)  Tốt. c)  Chưa tốt.

5. Mức độ quan tâm của Thầy (Cô) đối với DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học trong chủ đề “Tổ hợp ”?

a)  Rất quan tâm. b)  Ít quan tâm. c)  Không quan tâm.

6. Dự định của Thầy (Cô) trong vận dụng DH theo hướng hình thành và phát triển NL người học trong chủ để “Tổ hợp ” vào quá trình DH?

a)  Sẽ vận dụng. b)  Chưa nghĩ đến. c)  Không vận dụng.

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS

Các em HS thân mến!

Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học chủ đề Tổ hợp của môn Toán theo hướng phát triển năng lực người học. Sự đóng góp ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế.

Mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn.

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Trường: ……… Lớp:………..

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Học lực: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN

1. Em cảm thấy hứng thú ở mức độ nào với tiết học Toán trên lớp?

Rất hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú

2.Trong một tiết học Toán, em thấy nội dung bài giảng được tích hợp các môn học liên quan khác ( Lý, Hóa, Sinh,...) ở mức độ nào?

Nhiều Trung bình Ít

3.Trong một tiết học Toán, em thấy mức độ tham gia các hoạt động học tập của bản thân ở mức độ nào?

Rất tích cực Bình thường Thụ động

4. Với những kiến thức có được từ môn Toán, em thấy bản thân vận dụng được vào thực tế ở mức độ nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít

PHỤ LỤC 3.

NỘI DUNG 1: DH KHÁI NIỆM “HOÁN VỊ” THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NL NGƯỜI HỌC.

I. Mục tiêu

Sau bài học này, HS đạt được các mục tiêu sau: - Hiểu được về Hoán vị, số các hoán vị.

- Tính được số hoán vị trong các bài toán thực tiễn cụ thể. - Biết được một số ứng dụng của Hoán vị trong thực tiễn.

- Các NL (có thể) hình thành và phát triển cho HS thông qua bài học: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV: đồ dùng DH cần thiết, máy tính cá nhân, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của HS: đồ dùng học tập, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.

III. Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập

1.Các hoạt động nhằm chiếm lĩnh và kiến thức về Hoán vị.

1.1. Hoạt động khởi động: ( Cho HS hoạt động theo nhóm).

- Mục tiêu: là khởi động, làm quen với nhiệm vụ học tập, chưa yêu cầu HS tìm ra kết quả, không chú trọng câu trả lới của HS là đúng hay sai,...

- Cách thức: các nhóm viết các kết quả ra giấy và dán lên bảng để các nhóm khác biết, nhận xét.

- Hoạt động: Nhóm HS có thể tổ chức đóng vai để tìm kết quả, hoặc tư duy và viết các kết quả ra giấy.

- Cơ hội phát triển NL: Nhờ đó tăng cường NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy và lập luận, mô hình hóa.

Ví dụ 1: Cô giáo Chủ nhiệm một lớp X muốn sắp xếp 3 bạn An, Bình và Cường cùng một bàn có 3 chỗ ngồi. Hãy gợi ý cho Cô giáo 4 cách sắp xếp.

Hoạt động GV

(Nhiệm vụ)

Hoạt động HS

(Sản phẩm cần đạt)

Cơ hội phát triển NL

Dùng 3 chữ cái đại diện cho tên 3 bạn, dùng 3 ô trống đại diện cho 3 chỗ ngồi

A,B,C thay cho tên 3 bạn An, Bình, Cường, các ô trống dưới đây thay cho 3 chỗ ngồi.

Giao tiếp Mô hình hóa

Sắp xếp 3 chữ cái đó vào 3 ô trống để được các trường hợp khác nhau

Liệt kê được 4 trường hợp trong : ABC, ACB, BAC, BCA, CAB, CBA.

Tư duy và lập luận Giải quyết vấn đề

1.2. Hoạt động hình thành với định nghĩa Hoán vị :

- Mục tiêu: hình thành Định nghĩa Hoán vị. HS có thể phát hiện đúng hoặc sai.

- Cách thức: GV hướng dẫn để HS phát hiện và ghi nhớ.

- Hoạt động: tư duy và trả lời câu hỏi của GV.

- Cơ hội phát triển NL: Nhờ đó tăng cường NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy và lập luận, mô hình hóa.

- Sản phẩm: Định nghĩa mà HS phát hiện.

Nhiệm vụ: từ kết quả của ví dụ 1, hãy dự đoán kết quả của n phần tử (n1)

HS thực hiện các thao tác

Khái quát hóa từ bài toán trên với tập gồm 3 phần tử, để dự đoán phát biểu định nghĩa Hoán vị với tập gồm n phần tử ( n1 ) Hoạt động GV (Nhiệm vụ) Hoạt động HS (sản phẩm) Cơ hội phát triển NL

Trong VD1, mỗi một kết quả của sự sắp xếp thứ tự 3 phần tử được gọi là một hoán vị

của 3 phần tử đó

Lắng nghe, ghi nhớ Giao tiếp

Vậy nếu cho một tập A gồm n phần tử n1 ta có thể phát biểu tương tự thế nào?

Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tổ hợp ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 65 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)