THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử với cách mạng công nghiệp 4 0 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 55 - 57)

Trong quá trình phát triển, Agribank không ngừng nâng cao chất lƣợng các dịch vụ sẵn có và cung cấp dịch vụ mới nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng và nâng cao vị thế của mình trong thời kỳ cách mạng công nghệ cao. Vì thế, Agribank Đồng Nai đã đƣa vào sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử với nhiều lợi ích và thuận tiện cho khách hàng song song với đó là việc liên tục đổi mới công nghệ ngân hàng, nền tảng phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Đồng Nai và thành lập phòng ban chuyên biệt.

Phòng Ngân hàng điện tử của Agribank Đồng Nai

Phòng Điện toán: Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, vừa có nhiệm vụ hỗ trợ cài đặt,

hƣớng dẫn sử dụng E-banking vừa phát triển các ứng dụng phần mềm mới phục vụ cho việc quản lý dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Phòng Dịch vụ Marketing: Bộ phận sản phẩm, nhiệm vụ trực line điện thoại,

quản lý cơ sở dữ liệu, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm E-banking và phụ trách việc phát triển các loại hình sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ Ngân hàng điện tử và phụ trách mảng truyền thông, quảng cáo.

Công nghệ ngân hàng, nền tảng phát triển sản phẩm dịch vụ

Năm 1997, Agribank Đồng Nai đã tổ chức nối mạng cục bộ LAN từ tỉnh đến

từng chi nhánh cấp III để thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng trên mạng máy tính với số lƣợng máy vi tính phục vụ khách hàng là 260 máy, giúp đẩy nhanh tốc độ truy xuất và đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng trong năm này, Agribank Đồng Nai đã hiện đại hóa khâu thanh toán liên hàng nội tỉnh qua mạng TNET.

Năm 1999, bộ phận điện toán của Agribank Đồng Nai đã lập trình thành

công và đƣa vào ứng dụng trên mạng phần mềm thông tin quản lý về cho vay, thu nợ, dƣ nợ, tính toán lãi phải thu, sao kê quyết toán toàn Chi nhánh dựa vào các dữ liệu trên mạng FOXPRO với tên tắt là NHNoBC.

Năm 2000, phần mềm tính toán kết cấu lãi suất đầu vào - đầu ra hoàn thành

và ứng dụng trong thực tế. Triển khai các dịch vụ về thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT - Thanh toán liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế, triển khai kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân quỹ…

Năm 2002, đƣợc Agribank Việt Nam chọn làm thí điểm thực hiện chƣơng

trình ngân hàng bán lẻ RBS.

Năm 2004, Agribank Đồng Nai đã tiếp nhận và triển khai thành công 100%

các ứng dụng do Agribank Việt Nam cung cấp; tự thiết kế một số phần mềm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành.

Năm 2005, Agribank Đồng Nai bắt đầu triển khai các sản phẩm dịch vụ về

thẻ, phát hành các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế Visa Card, Master Card; kết nối hệ thống Banknet và Smartlink; bắt đầu phát triển hệ thống POS/EDC. Cũng trong năm này, Agribank Đồng Nai thành lập đại lý nhận lệnh chứng khoán cho Công ty chứng khoán Agriseco.

Năm 2006, Agribank Đồng Nai chính thức triển khai chuyển tiền điện tử

Năm 2007, trên cơ sở một số phần mềm tự thiết kế và vận hành, Agribank

Đồng Nai đã bổ sung phiên bản mới, mở rộng ứng dụng phục vụ cho hoạt động điều hành kinh doanh của chi nhánh.

Năm 2008, trên nền tảng Cơ sở dữ liệu tập trung, dịch vụ Ngân hàng Điện tử

tại Agribank ngày càng phát triển lớn mạnh, triển khai đƣợc nhiều dịch vụ mới đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Điển hình là Dịch vụ Thẻ, dịch vụ Thanh toán trong nƣớc và quốc tế, dịch vụ Mobile Banking, eMobile Banking, Internet Banking,… Tất cả các dịch vụ Ngân hàng Điện tử tại Agribank đều lấy nền tảng từ hệ thống Dữ liệu tập trung trên Core – Banking đƣợc bảo mật bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nhanh chóng, chính xác và an toàn.

Hiện nay, trƣớc ảnh hƣởng của Cách mạng Công nghiệp 4.0, dịch vụ Ngân hàng Điện tử của Agribank phải ngày càng đƣợc nâng cấp, hoàn thiện chính mình. Đặc biệt nhất chính là yếu tố bảo mật, đảm bảo an ninh mạng và sự an toàn dữ liệu của hàng triệu khách hàng trƣớc sự tấn công, dòm ngó của hacker. Đó chính là yếu tố sống còn, đảm bảo cho quy trình vận hành mới của cả hệ thống Ngân hàng trƣớc những thay đổi và thách thức trong thời đại mới, thời đại với những thay đổi chóng mặt của con ngƣời trƣớc sức ảnh hƣởng lớn của Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Hệ thống CNTT đƣợc quản trị và vận hành an toàn, các hệ thống ứng dụng, hệ thống máy chủ, backup, các hệ thống an ninh, hệ thống cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu, mạng… luôn đƣợc đảm bảo hoạt động ổn định. Tích cực triển khai các giải pháp thuộc Đề án chiến lƣợc phát triển CNTT giai đoạn 2016 - 2020 của Agribank Việt Nam để nâng cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng (IBPS), thanh toán song phƣơng, giám sát kho quỹ, kiều hối tập trung (ARS), thanh toán biên mậu (CBPS), quản trị khách hàng kiều hối,… đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh phân phối qua E-banking, thanh toán hóa đơn, Internet banking, thu NSNN, Kiều hối…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử với cách mạng công nghiệp 4 0 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)