8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chúng tôi dựa trên các tiền đề lí luận đã dẫn để tiếp tục khảo sát những vấn đề từ thực tiễn DH để có thể đánh giá đƣợc thực trạng NL TL VBTM của HS, đồng thời đánh giá thực trạng DH phát triển NL TL VBTM ở HS lớp 10 THPT hiện nay. Những khảo sát này sẽ là tiền đề để chúng tôi đƣa ra những biện pháp phát triển NL TL VBTM ở HS.
1.2.1. Văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THPT
Môn NV hiện hành có hai CT: CT NV cơ bản và CT NV nâng cao. Trong phạm vi khảo sát HS của tác giả ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang và Bắc Ninh thì hầu hết các em chọn học CT NV cơ bản, ngoại trừ số ít các trƣờng chuyên, năng khiếu chọn học CT NV nâng cao. Do vậy, phạm vi khảo sát chính của tác giả trong đề tài là CT NV cơ bản.
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành thống kế các đơn vị bài học thuộc phần văn thuyết minh trong SGK NV 10 tập 1 và tập 2 cùng với số tiết học theo quy định chung trong phân phối CT của Bộ GD&ĐT ban hành. Kết quả thống kê đƣợc thể hiện ở bảng sau:
TT Đơn vị bài Số tiết
1 “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” 01 2 “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” 01 3 “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh” 01
4 “Phƣơng pháp thuyết minh” 01
5 “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” 01
6 “Tóm tắt văn bản thuyết minh” 01
7 “Viết bài viết số 4 - Văn thuyết minh” 02 8 “Trả bài viết số 4 - Văn thuyết minh” 01 9 “Viết bài viết số 5 - Văn thuyết minh” 02 10 “Trả bài viết số 5 - Văn thuyết minh” 01
Văn thuyết minh trong CT NV 10 bao gồm các bài học lí thuyết và bài học thực hành với tổng thời lƣợng là 12 tiết cho 10 đơn vị bài học. Ở THCS, HS đã đƣợc học VBTM tƣơng đối kĩ và đầy đủ, mà bậc học THPT có nhiệm vụ và vai trò giúp HS củng cố và nâng cao các kiến thức đã có ở bậc THCS, do vậy với lƣợng đơn vị bài và số tiết học tập nhƣ vậy có thể coi là tƣơng đối hợp lí.
Về tổng thể, các đơn vị bài trong phần làm văn nói chung và phần văn thuyết minh nói riêng (theo các đơn vị bài học khảo sát ở trên) đƣợc chia thành bài học lí thuyết và bài học thực hành. Ví dụ, trong bài học “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”,
cũng có cấu trúc hai phần tƣơng tự: phần lí thuyết giới thiệu khái quát về dàn ý của bài văn thuyết minh và hƣớng dẫn các bƣớc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, phần thứ hai là thực hành luyện tập, vận dụng lí thuyết để lập dàn ý cho một VBTM cụ thể. Một giờ học diễn ra trên thực tế với thời lƣợng khoảng 45 phút mà GV có thể giúp HS của mình phát triển đƣợc NL lập dàn ý cho bài văn thuyết minh (theo đúng tiến trình của một giờ học làm văn đi từ phần nội dung lí thuyết đến phần thực hành) một cách thuần thục, trở thành kĩ năng kĩ xảo là việc rất khó làm. Do vậy, sự phân phối số tiết ở một số đơn vị bài học còn chƣa phù hợp, khiến cho nội dung bài học trở nên nặng nề, thầy và trò nhiều khi buộc phải tiếp cận bài học với tinh thần “cƣỡi ngựa xem hoa”.
Về chi tiết, kiến thức của một số đơn vị bài còn hàn lâm, thiên về lí thuyết, chƣa thực sự chú trọng hoạt động “cầm tay chỉ việc” để HS tập làm, tập viết theo đúng tính chất của một giờ học làm văn. Chẳng hạn nhƣ bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”, các nhà biên soạn SGK mới đƣa ra lí thuyết về kết cấu của VBTM (nhƣ khái niệm về kết cấu, những dạng kết cấu chủ yếu) mà chƣa hƣớng dẫn HS cách lựa chọn, cách xây dựng kết cấu chi tiết cho một VBTM cụ thể, bởi mục đích cuối cùng là HS phải có NL xây dựng kết cấu chi tiết cho VBTM thì nội dung bài học này chƣa thực sự đủ để làm đƣợc điều đó. Hay nhƣ trong bài học “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”, hệ thống các bài tập trong SGK còn giản đơn, sơ sài, khó có thể giúp HS TL đƣợc một VBTM chuẩn xác, hấp dẫn. Tƣơng tự nhƣ vậy là bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”.
Nhƣ vậy, ở phần văn thuyết minh lớp 10 đã có sự kế thừa, nâng cao hơn về mặt kiến thức so với bậc học dƣới, góp phần vào việc phát triển NL TL VB nói chung
cho HS THPT khi học tập và nghiên cứu bộ môn NV. Nhìn nhận một cách khách quan thì một số đơn vị bài học còn nặng về lí thuyết, tính thực hành chƣa cao, nội dung và ngữ liệu để tìm hiểu kiến thức bài học còn cũ kĩ, thiếu tính cập nhật, chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu cần đƣợc phát triển tâm sinh lí toàn diện của lứa tuổi HS THPT. Tóm lại, chúng ta sẽ khó có thể đạt đƣợc mục tiêu phát triển NL TL VBTM cho HS khi CT còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
1.2.2. Thực trạng dạy học tạo lập văn bản thuyết minh của giáo viên
Để đánh giá tổng quát, khách quan về hoạt động DH TL phần văn thuyết minh ở trƣờng phổ thông, chúng tôi đã kết hợp nhiều hình thức khác nhau để khảo sát nhƣ phát phiếu, trƣng cầu ý kiến, phỏng vấn và dự giờ thực tế các giờ học NV ở 05 đơn vị (bao gồm: Trƣờng THPT Thái Nguyên - Trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên, Trƣờng THPT Chuyên Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên, Trƣờng Trung học Olympia School - Hà Nội, Trƣờng THPT Yên Phong 1 - Bắc Ninh, Trƣờng THPT FPT - Hà Nội).
Đầu tiên, qua hệ thống các phiếu hỏi, chúng tôi đã khảo sát đƣợc 25 GV ở các
loại hình trƣờng học khác nhau nhƣ trƣờng phổ thông chuyên, không chuyên, trƣờng TN, trƣờng quốc tế và giáo dục thƣờng xuyên, trong đó tập trung khảo sát ở loại hình trƣờng phổ thông không chuyên.
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thực trạng DH TL VBTM ở một số trƣờng THPT TT Nội dung hỏi Trả lời Kết quả
1 Thầy/Cô sẽ chọn bài có nội dung ở phần nào để giao lƣu chuyên môn, thi GVG?
Phần văn học 16/25 (64%)
Phần tiếng Việt 5/25 (20%)
Phần làm văn 4/25 (16%)
2 Hãy đánh giá mức độ quan trọng của phần làm văn trong CT.
Rất quan trọng 18/25 (72%)
Bình thƣờng 7/25 (28%)
Không 0/25 (0%)
3 Hãy đánh giá mức độ quan trọng, thiết thực của phần văn thuyết minh trong CT.
Rất quan trọng và
thiết thực 14/25 (56%)
Bình thƣờng 8/25 (32%)
Không 3/25 (12%)
4 Thầy/Cô DH TL VBTM cho HS theo: Định hƣớng nội dung 8/25 (32%)
ĐHPTNL 17/25 (68%)
0/25 (0%) 5 Mức độ hiểu rõ cấu trúc NL TL VBTM của thầy
cô.
Hiểu rõ 2/25 (8%)
Mơ hồ 19/25 (76%)
TT Nội dung hỏi Trả lời Kết quả
6 Khi DH TL VBTM, thầy/cô gặp khó khăn ở bƣớc: Phân tích đề, lập dàn ý 5/25 (20%)
Viết bài 13/25 (52%)
7/25 (28%)
Vận dụng PPTM, cách xây dựng kết cấu.
7 Trong quá trình TL VBTM, HS của thầy/cô thƣờng gặp khó khăn ở bƣớc: Phân tích đề, lập dàn ý 9/25 (36%) Viết bài 10/25 (40%) 6/25 (24%) Sử dụng PPTN chưa phù hợp, diễn đạt lủng củng.
8 Thầy/Cô đã hỗ trợ HS giải quyết các khó khăn ấy ra sao?
21/25 (84%) GV trả lời câu
hỏi:
Dạy lại; cử HS khá, giỏi kèm thêm; mặc kệ vì không có thời gian.
9 Tần suất sử dụng mindmap, phiếu học tập để DH TL VBTM.
Thƣờng xuyên 4/25 (16%)
Thỉnh thoảng 8/25 (32%)
Không 13/25 (52%)
10 Mức độ khuyến khích sự sáng tạo của thầy/cô với HS trong quá trình DH TL VBTM?
Thƣờng xuyên 16/25 (64%)
Thỉnh thoảng 9/25 (36%)
Không 0/25 (0%)
11 Thầy/Cô có gắn với hoạt động DH TL VBTM với hoạt động đọc hiểu VB thông tin không?
Có 2/25 (8%)
Không 22/25 (88%)
1/25 (4%)
Chưa hình dung thế nào là đọc hiểu VB thông tin.
12 Mức độ yêu cầu HS TL VBTM ở dạng nói. Thƣờng xuyên 3/25 (12%)
Thỉnh thoảng 8/25 (32%)
Không 14/25 (56%)
13 Thầy/Cô đánh giá sản phẩm TL VBTM của HS trên phƣơng diện:
Nội dung 3/25 (12%)
Kĩ năng 4/25 (16%)
18/25 (72%)
Kết hợp cả hai.
14 Sau khi kết thúc phần văn thuyết minh, thầy/cô nhận thấy HS của mình đạt yêu cầu ở mức độ nào?
Tốt 3/25 (12%)
Khá 15/25 (60%)
Trung bình 7/25 (28%)
Chƣa đạt 0/25 (0%)
15 Kiến nghị và đề xuất của thầy/cô với việc cải thiện và nâng cao chất lƣợng DH TL VBTM cho HS lớp 10.
16/25 (64%) GV trả lời câu
hỏi:
- Tăng thời lượng giảng dạy; - Cần nhiều tài liệu về VBTM hơn; - Giảm lí thuyết, tăng thực hành; - Không.
Từ việc phân tích, đánh giá các kết quả đã thống kê, khảo sát, chúng tôi nhận thấy:
Hầu hết các GV khi trả lời phiếu hỏi đều nhận định phần văn thuyết minh trong CT có vai trò rất quan trọng và thiết thực đối với việc phát triển NL giao tiếp cho HS (có tới 88% số lƣợng GV lựa chọn mức độ rất quan trọng và quan trọng bình thƣờng). Có 68% GV đã chọn DH phần văn thuyết minh này theo ĐHPTNL, tức là hƣớng tới việc hình thành và phát triển ở HS NL TL VBTM. Nhƣng có một thực tế là có tới 76% GV còn mơ hồ, thậm chí có 16% GV không hiểu thế nào là cấu trúc NL TL VBTM. Việc này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả của các biện pháp DH và quá trình đánh giá HS của GV trong suốt quá trình giảng dạy.
Làm văn là phần mà GV rèn HS kĩ năng, cách nghĩ, cách viết. Tuy nhiên, cả hai (bao gồm: cả ngƣời dạy và ngƣời học) đôi khi còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, biện pháp phát triển NL TL VBTM còn nghèo nàn, hạn chế. Cụ thể, khi các em HS gặp khó khăn trong quá trình TL thì các biện pháp hỗ trợ của GV đƣa ra còn thiếu cơ sở khoa học giáo dục. Chẳng hạn nhƣ việc cử HS khá, giỏi kèm HS còn yếu, lúng túng chỉ là một trong số các giải pháp hỗ trợ mang tính chất thời điểm, về bản chất thì nó không phải là biện pháp lâu dài. Hãy nhƣ một số GV còn “mặc kệ”, nhắm mắt cho qua bởi nếu dạy lại cho HS sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ CT học của bộ môn, thậm chí có GV bỏ hẳn phần văn thuyết minh ra khỏi CT vì cho rằng văn thuyết minh không phải nội dung trọng tâm của các bài kiểm tra, các kì thi mà HS phải vƣợt qua. Chính nhận thức lệch lạc nhƣ vậy của một bộ phận GV đã chƣa khuyến khích đƣợc sự hứng thú, say mê, sự tích cực của HS với phần VBTM ở CT lớp 10.
Tiếp theo, chúng tôi tiến hành khảo sát giáo án, kế hoạch DH, sinh hoạt trao
đổi chuyên môn và dự giờ thực tế các tiết DH TL VBTM ở một số trƣờng phổ thông. Vì thời gian không cho phép, do vậy phạm vi khảo sát của chúng tôi buộc phải thu hẹp lại ở 2 trƣờng phổ thông, đó là Trƣờng THPT Yên Phong 1 (Bắc Ninh) và Trƣờng THPT FPT (Hà Nội). Cụ thể:
1. “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”, GV giảng dạy: Phạm Thị Phƣợng.
2. “Lập dàn ý bài văn thuyết minh”, GV giảng dạy: Nguyễn Thị Hạnh. 3. “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”, GV giảng dạy: Phạm Thanh Mai.
4. “Phương pháp thuyết minh”, GV giảng dạy: Phạm Thanh Mai. 5. “Trả bài viết số 4”, GV giảng dạy: Nguyễn Thị Hạnh.
Qua khảo sát, chúng tôi đánh giá hoạt động DH phần văn thuyết minh có những vấn đề cơ bản sau:
Về ƣu điểm, hầu các giáo án, kế hoạch DH đƣợc soạn đầy đủ, bám sát cấu trúc bài, nội dung bài của SGK; GV giảng dạy đi đúng tiến trình của một giờ dạy viết.
Về hạn chế, đa phần các giáo án, kế hoạch DH làm văn thuyết minh chƣa đƣợc đầu tƣ kĩ lƣỡng, công phu đúng với vai trò và nhiệm vụ của một giờ dạy kĩ năng làm văn. Các giáo án đƣợc chúng tôi khảo sát đều chƣa mô tả đƣợc chuẩn đầu ra (tức là các NL và phẩm chất) cần hình thành cho HS sau khi hoàn thành giờ học, mới dừng lại ở việc chỉ ra mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Thậm chí, ở tiết Trả bài viết số 4, GV không có giáo án, kế hoạch DH vì cho rằng tiết trả bài không cần thiết, không quan trọng. Tiết trả bài chỉ diễn ra với hai hoạt động chính: trả bài viết và ghi điểm, phần còn lại, GV tập trung thời gian để giảng một phần kiến thức của bài đọc hiểu một tác phẩm văn học ở tiết trƣớc chƣa dạy xong. Đối với dạy viết thì tiết trả bài là một nội dung rất cần thiết và quan trọng, ở đó, GV có thể giúp HS chỉ ra những ƣu điểm để phát huy những mặt mạnh, chỉ ra nhƣợc điểm để khắc phục, sữa chữa những hạn chế còn tồn tại. Nhƣ vậy, tiến trình của tiết học diễn ra nhƣ vậy chƣa hoàn thành đúng vai trò và mục tiêu đã đề ra ban đầu của một giờ học trả bài. Không chỉ vậy, ở những giờ học khác nhƣ “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”, “Lập dàn ý bài văn thuyết minh” hay “Phương pháp thuyết minh”, GV dành thời lƣợng lớn để dạy lí thuyết mà chƣa chú trọng rèn HS cách làm, cách TL. Kế hoạch, hệ thống bài tập phát triển NL còn sơ sài, chƣa đƣợc đầu tƣ, chủ yếu lấy từ SGK đƣợc giao cho HS làm ở nhà và vào tiết học sau, GV cũng không kiểm tra đến. Khâu kiểm tra bài cũ sau những giờ dạy viết cũng chỉ là những câu hỏi lí thuyết nhƣ: “Thế nào là kết cấu?”, “VBTM có những dạng kết cấu nào?” hay “Nêu vai trò của việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh”… Những câu hỏi với lệnh “nêu”, “trình bày” nhằm kiểm tra kiến thức đơn thuần này chƣa đủ để có thể khuyến khích đƣợc sự tích cực, chủ động của HS trong giờ học cũng nhƣ phát triển NL TL VBTM ở HS.
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến đánh giá về mức độ
cần thiết của việc DH TL VBTM ở lớp 10 theo ĐHPTNL HS từ các thầy, cô giáo đang tham gia giảng dạy cùng các chuyên gia giáo dục.
Với câu hỏi đƣa ra là: Có cần thiết DH TL VBTM ở lớp 10 theo ĐHPTNL HS hay không? Kết quả đƣợc tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 1.2. Nhận thức của GV và chuyên gia về mức độ cần thiết của việc DH TL VBTM ở lớp 10 theo ĐHPTNL HS
Trả lời Kết quả Số phiếu Tỷ lệ Rất cần thiết 22/25 88,0 % Cần thiết 3/25 12,0 % Ít cần thiết 0/25 0 % Không cần thiết 0/25 0 %
Biểu đồ 1.1. Nhận thức của GV và chuyên gia về mức độ cần thiết của việc DH TL VBTM ở lớp 10 theo ĐHPTNL HS
Kết quả trên cho thấy 100% ngƣời tham gia khảo sát đều nhận thức đƣợc sự cần thiết và tầm quan trọng của việc DH TL VBTM ở lớp 10 theo ĐHPTNL HS. Kết quả này là căn cứ xác đáng, tin cậy và là động lực để tác giả tiếp tục triển khai những vấn đề nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Quá trình khảo sát thực trạng hoạt động DH để phục vụ mục đích nghiên cứu của chúng tôi còn tƣơng đối hạn hẹp, cả về phạm vi (chỉ ở 5 trƣờng học) và số lƣợng khảo sát (chỉ với 25 GV), tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng để mang đến một góc nhìn thực tế, chân thực, khách quan về hoạt động DH phần làm văn nói chung và đặc biệt là DH TL VBTM nói riêng ở trƣờng phổ thông. Những thực tế về hoạt động dạy ấy sẽ là tiền đề cơ sở để tác giả tiếp tục khảo sát ở đối tƣợng HS - ngƣời TL.
88% 12% 0% 0% Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
1.2.3. Thực trạng tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh