Dạy học tạo lập văn bản thuyết minh là một tiến trình thực hành bao gồm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 43)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Dạy học tạo lập văn bản thuyết minh là một tiến trình thực hành bao gồm

nhiều giai đoạn

DH TL VB là một quá trình giúp HS phát triển tƣ duy logic trong việc phân tích đề văn, hình thành ý tƣởng, tìm ý, sắp xếp ý, việc sử dụng các thao tác lập luận trong bài viết, rà soát và đánh giá bài viết, do vậy, mỗi giai đoạn đòi hỏi ngƣời học phải sử dụng các chiến lƣợc viết phù hợp. Đối với hoạt động TL VBTM, GV cần hình thành cho HS sử dụng các chiến lƣợc viết phù hợp qua các giai đoạn viết sau đây:

Bảng 2.1. Chiến lƣợc trong mỗi giai đoạn tạo lập văn bản Giai đoạn Chiến lƣợc đƣợc sử dụng

1. Trƣớc khi viết - Tìm hiểu đề;

- Xác định mục đích thuyết minh;

- Thu thập thông tin về đối tƣợng cần thuyết minh; - Sắp xếp các thông tin thu thập đƣợc;

- Viết câu chủ đề thể hiện ý tƣởng thuyết minh; - Lập dàn ý.

2. Trong khi viết - Viết nháp phần mở bài; - Cung cấp thông tin khái quát; - Triển khai bài viết theo dàn ý đã có; - Viết phần kết bài.

3. Sau khi viết - Đọc lại và hoàn thiện nội dung, cấu trúc, phong cách và hình thức bài viết;

- Tự đánh giá bài viết của mình;

- Tìm và sửa lỗi chính tả, dấu câu, ngữ pháp; - Công bố bài viết;

- Suy ngẫm để rút kinh nghiệm viết.

Thực tế trong quá trình DH, hầu hết GV chỉ chú trọng đến giai đoạn viết (là giai đoạn số 2) mà chƣa quan tâm đúng mức đến cả quá trình DH TL VB (bao gồm cả

ba giai đoạn: trƣớc - trong và sau khi viết), đặc biệt là quá trình DH TL VBTM. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: phần làm văn nói chung và phần văn thuyết minh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; nội dung và thời lƣợng dành cho phần làm văn trong CT còn hạn chế, chƣa đủ để GV có thể cung cấp lí thuyết và hƣớng dẫn HS thực hành; nhiều GV còn nhiều lúng túng, chƣa đi đúng bản chất của việc DH TL VB… Do vậy, để DH TL VBTM đạt hiệu quả cao, GV cần tuân thủ các giai đoạn của quá trình viết, dành nhiều thời gian để HS tìm hiểu đề, thu thập thông tin cho bài viết, lập dàn ý, triển khai viết đoạn, viết bài, khuyến khích HS tự đánh giá bài làm và chia sẻ bài làm. Từ quá trình rèn luyện và định hƣớng đó, các em mới có thể tích lũy đƣợc vốn sống và có kĩ năng viết tốt.

2.1.2. Đảm bảo việc tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh theo định hướng giao tiếp

Cùng với quá trình lĩnh hội VB thì TL VB là hai quá trình quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời. Dù ở kiểu VB nào, miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận thì ngƣời TL VB cũng đều sử dụng ngôn ngữ là phƣơng tiện chính để giao tiếp. Theo các lí thuyết về giao tiếp, VB vừa là sản phẩm nhƣng cũng vừa là phƣơng tiện của hoạt động giao tiếp, cho nên TL VB tất yếu phải đƣợc diễn ra trong quá trình giao tiếp và mục đích cuối cùng là để giao tiếp, trao đổi thông tin giữa ngƣời TL với ngƣời lĩnh hội.

DH TL VB theo quan điểm giao tiếp là mô phỏng con đƣờng hình thành và phát triển NL giao tiếp của ngƣời học vào việc thiết kế và thực hiện CT học tập nhằm giúp ngƣời học thụ đắc NL này một cách nhanh chóng và bền vững. Mặt khác, quan điểm này đƣợc nhắc đến nhƣ một định hƣớng DH cơ bản và quan trọng của bộ môn NV ở nhà trƣờng phổ thông. Trong các giáo trình DH, nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành đã chỉ ra vai trò và lợi thế của môn NV trong việc hình thành và phát triển NL giao tiếp cho HS, và để làm đƣợc điều này, theo GS.TS Lê A (trong giáo trình

Phương pháp dạy học tiếng Việt) “đã coi định hƣớng giao tiếp là cơ sở lí thuyết quan trọng cho việc hƣớng dẫn phƣơng pháp DH làm văn, đó là cần tạo đƣợc nhu cầu giao tiếp cho HS và tạo đƣợc môi trƣờng giao tiếp tốt bởi HS luôn muốn đƣợc nói, đƣợc trình bày, đƣợc tranh luận những điều mà mình biết, mình nghĩ.” [1; tr 36]

Văn thuyết minh vốn là kiểu VB thông dụng mà ngành nghề nào cũng cần đến để cung cấp tri thức, trình bày, giới thiệu, giải thích để ngƣời đọc hiểu rõ về một đối tƣợng nào đó, do vậy định hƣớng giao tiếp là một yêu cầu có tính bắt buộc, không thể tách rời khi TL kiểu VB này. Để phát triển NL TL VBTM của HS, GV cần xây dựng đƣợc môi trƣờng giao tiếp để HS có cơ hội đƣợc trao đổi, trình bày và cung cấp thông tin. Môi trƣờng giao tiếp ở đây đƣợc hiểu là những tình huống giao tiếp (bao gồm tình huống thực tế cuộc sống và tình huống giả định) có vai trò kích thích nhu cầu giao tiếp của HS. Đối với mục đích của VBTM thì tình huống giao tiếp ở đây thƣờng là những tình huống thực tế.

Ví dụ với đề bài: “Hãy thuyết minh về một trò chơi giải trí mà em yêu thích”. Đây là một đề bài (thuộc tình huống thực tế) có trong đời sống của mỗi ngƣời, đặc biệt là thời công nghệ 4.0. Đề bài này có thể kích thích HS trong việc thể hiện quan điểm, chia sẻ sở thích và cảm xúc của bản thân. Do vậy điều quan trọng nhất để phát triển NL TL VBTM của HS theo định hƣớng giao tiếp đó là GV phải hiểu HS của mình để tạo ra môi trƣờng giao tiếp sinh động, chân thực, dân chủ để HS tự nguyện tham gia vào hoạt động ý nghĩa này. Những lời nhận xét chính xác, những lời động viên, khích lệ kịp thời của GV chính là chất “xúc tác” hiệu quả để HS thấy hứng thú và tham gia tích cực vào hoạt động này.

Phát triển NL TL VBTM của HS theo định hƣớng giao tiếp là hƣớng dẫn HS xác định mục đích, yêu cầu của hoạt động giao tiếp. HS phải hiểu đƣợc mình TL VB để làm gì (có thể là cung cấp, giới thiệu, chia sẻ hay thuyết phục ngƣời nghe). Khi đã có nhu cầu, mục đích giao tiếp, HS cần tiếp tục xác định đối tƣợng tham gia tiếp nhận VB để từ đó lựa chọn cách thức tổ chức và trình bày suy nghĩ (tìm ý và lập dàn ý), cách diễn đạt sao cho phù hợp với đối tƣợng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Thông thƣờng, việc TL VB của HS diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp là lớp học với những đối tƣợng giao tiếp là GV và HS. Khi có sự phản hồi từ GV và các thành viên khác trong lớp, HS sẽ tự điều chỉnh VB giao tiếp (chính là nội dung giao tiếp) để chiêm nghiệm về cách viết, rút ra những kinh nghiệm làm bài, phát triển NL TL VB cho bản thân.

Với yêu cầu phát triển NL TL VBTM của HS theo định hƣớng giao tiếp, HS sẽ thấy đƣợc việc TL VB không chỉ là bài tập cần phải thực hiện để trả bài cho thầy cô

hay phục vụ cho mục đích kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển chọn, không chỉ mang tính hình thức mà đó là hoạt động ý nghĩa để HS đƣợc thể hiện mình, chia sẻ, bộc lộ, hòa mình vào môi trƣờng giao tiếp thực thụ, có nhƣ vậy, việc DH môn NV nói chung và DH làm văn (phần văn thuyết minh) nói riêng ở nhà trƣờng phổ thông mới có ý nghĩa và giá trị.

2.1.3. Dạy học tạo lập văn bản thuyết minh phải hướng vào hoạt động thực hành với hệ thống bài tập phong phú, đa dạng

TL VB là đích đến cuối cùng của quá trình DH làm văn. Suy cho cùng, GV có dạy gì, dạy nhƣ thế nào đi chăng nữa thì sau khi học, HS phải hình thành đƣợc NL TL VB (tức là NL viết), bởi theo khái niệm đã dẫn ở trên thì “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một số dạng hoạt động nào đó” [dẫn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập III], do vậy, muốn hình thành ở ngƣời học NL TL VB thì GV phải là ngƣời cho HS có cơ hội đƣợc thực hành, luyện tập thƣờng xuyên để đạt tới mức độ thành thục, thông thạo, phát triển lên thành kĩ năng, kĩ xảo. Và để làm đƣợc điều này, ngoài việc cung cấp lí thuyết làm văn, lí thuyết TL VB thì GV phải lấy HS làm trung tâm, làm chủ thể của quá trình DH TL, hƣớng HS vào hoạt động thực hành với hệ thống bài tập phong phú, đa dạng.

DH làm văn ở nhà trƣờng phổ thông đƣợc xác định thành hai loại: DH lí thuyết và DH thực hành. Các bài học lí thuyết làm văn chính là những cơ sở nền tảng cho việc thực hành làm văn, và tất nhiên, những lý thuyết làm văn này đƣợc đúc kết và hoàn thiện trên cơ sở các hoạt động thực hành của HS qua các hoạt động học nhƣ: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, phân tích mẫu, dựng đoạn… Do vậy, ngoài DH lí thuyết, để phát triển NL TL VB cho HS, GV cần xây dựng đƣợc hệ thống bài tập phong phú để rèn luyện các thao tác làm văn, kĩ năng làm văn và NL viết tổng hợp.

Trong DH làm văn có nhiều dạng bài tập thực hành nhƣ: - Bài tập phân tích mẫu.

- Bài tập tìm hiểu đề. - Bài tập tìm ý. - Bài tập lập dàn ý.

- Bài tập dựng đoạn.

- Bài tập liên kết câu/đoạn. - Bài tập thực hành tổng hợp.

Bằng các hoạt động tìm kiếm, thực hành, HS tự mình khám phá tri thức. hình thành kĩ năng TL VB dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Nhƣng không chỉ vậy, hoạt động DH cần đƣợc tổ chức dựa trên những trải nghiệm, cảm xúc của cá nhân ngƣời học. Và đây cũng là một yêu cầu đối với việc DH TL VB nói chung và DH TL VBTM nói riêng.

2.2. Các biện pháp tổ chức dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh định hƣớng phát triển năng lực học sinh

2.2.1. Lập kế hoạch dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh phát triển năng lực học sinh

Xây dựng kế hoạch DH phát triển NL HS là hoạt động quan trọng giúp đảm bảo CT cốt lõi chung cũng nhƣ đi đúng lộ trình để đạt đƣợc mục tiêu là phát triển đầy đủ và toàn diện các NL ở HS đã đƣợc mô tả từ trƣớc đó.

Để xây dựng kế hoạch DH phần văn thuyết minh lớp 10 theo ĐHPTNL, GV cần nghiên cứu kĩ CT SGK NV và phần làm văn thuyết minh, cụ thể là ở lớp 10. Sau đó xác định và mô tả các thành tố của NL TL VBTM cần phát triển ở HS (tức là kết quả đầu ra, hay còn gọi là chuẩn đầu ra). Từ mục tiêu đó, GV cần xây dựng các hoạt động học tập của HS, đồng thời lựa chọn phƣơng pháp DH cũng nhƣ cách thức đánh giá hoạt động học tập của HS một cách phù hợp.

Từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch DH phần làm văn thuyết minh lớp 10 theo chủ đề: “Phát triển NL TL VBTM ở học sinh trong DH NV 10”.

Bảng 2.2. Kế hoạch DH phát triển NL tạo lập VBTM ở HS lớp 10 NL TL cần phát triển Bài học Thời lƣợng Phƣơng pháp và hình thức DH Kiểm tra, đánh giá - Xác định đúng đối tƣợng và yêu cầu thuyết minh. - Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- Biết lựa chọn và xây dựng hình thức kết cấu phù hợp với đối tƣợng thuyết minh. - Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phƣơng pháp thuyết minh. - Triển khai tốt các phƣơng diện của bài văn (tức là biết TL đoạn văn thuyết minh). - Diễn đạt. - Cung cấp các tri thức về đối tƣợng thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn. - Sáng tạo về hình thức trình bày và nội dung thuyết minh. - “Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh”. - “Xây dựng kết cấu cho bài văn thuyết minh và chọn phƣơng pháp thuyết minh hiệu quả”.

- “Để bài văn thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn”. - “Thực hành TL VBTM”. - “Phản hồi”.

- “Viết bài viết tổng kết; kiểm tra”. 03 tiết 02 tiết 01 tiết 03 tiết 01 tiết 02 tiết - PP nêu vấn đề. - PP thảo luận nhóm. - PP phân tích mẫu. - PP thực hành. - DH theo dự án. - Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đầu ra (theo khung NL cần phát triển). - Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. 2.2.2. Tổ chức hoạt động học

2.2.2.1. Dạy học tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh thông qua phân tích mẫu

Nắm rõ đặc trƣng của VB là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết khi TL VB. Các đặc trƣng này cần đƣợc khái quát từ nhiều VB mẫu, thông qua quá trình đọc hiểu VB. Khi nắm đƣợc nội dung và đặc điểm của loại VB, ngƣời học sẽ biết cách

trình bày những nội dung tƣơng tự dựa trên đặc điểm của VB ấy. Đây đƣợc gọi là phân tích mẫu - phƣơng pháp giúp ngƣời học nhận diện các đặc điểm của VB mẫu, từ đó biết cách TL VB theo các đặc trƣng của mẫu. Chính vì thế mà việc kết hợp giữa DH đọc hiểu VB với DH TL VB là yêu cầu tất yếu và phân tích mẫu là một phƣơng pháp hiệu quả, nhất là với văn thuyết minh - loại VB thông tin có tính khách quan và chính xác cao.

Phân tích mẫu là phƣơng pháp DH mà GV tổ chức cho HS tìm hiểu, quan sát, phân tích các mẫu, các bài văn cụ thể để hình thành những vấn đề lí thuyết làm văn mà ở đó, GV tiến hành phân chia đối tƣợng nhận thức (một mẫu tiêu biểu) thành nhiều bộ phận, nhằm hƣớng dẫn ngƣời học xem xét cụ thể từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả của đối tƣợng, từ đó khái quát các đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu để làm cơ sở giúp ngƣời học tạo ra các sản phẩm mới theo đặc điểm và định hƣớng của mẫu. Điều này một lần nữa đã chỉ ra mối liên hệ giữa quá trình đọc VB với quá trình TL VB.

Trong quá trình thực hiện, GV giữ nhiệm vụ trọng tâm là lựa chọn mẫu với những tiêu chuẩn cụ thể, từ đó định hƣớng quá trình HS phân tích mẫu, nếu GV chọn đƣợc mẫu có tính chuẩn xác cao thì mẫu đó sẽ đƣợc sử dụng nhiều lần, không chỉ trong một bài học mà có thể là cả quá trình học liên tục; HS sẽ thực hiện thao tác phân tích mẫu trên lớp thông qua việc tìm hiểu về mẫu, nhận diện các đặc điểm của mẫu cũng nhƣ hỗ trợ hoàn chỉnh mẫu. Khi đã phân tích mẫu thuần thục, thành kĩ năng, kĩ xảo, HS có thể cân nhắc, lựa chọn cho mình một mẫu khác tƣơng tự với mẫu mà GV đã gợi dẫn.

Việc kết hợp phân tích mẫu trong DH đọc hiểu VB thông tin với TL VBTM trong DH NV 10 để phát triển NL HS đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Bước 1: GV lựa chọn mẫu.

- Thao tác 1.1. GV giới thiệu bài học.

Để hƣớng dẫn HS cách TL VBTM ở kiểu bài thuyết minh về con ngƣời thì GV cần lựa chọn một mẫu thuyết minh về một nhân vật cụ thể, có thể là ở ngoài SGK, gắn với địa phƣơng hoặc có tính thời sự, có tính công chúng để HS dễ lĩnh hội. Ở phần này, tác giả sử dụng mẫu về một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đó là vua Lí Công Uẩn.

Văn bản: VUA THÁI TỔ LÍ CÔNG UẨN

(Phần phụ lục)

- Thao tác 1.2. HS chuẩn bị các bƣớc chuẩn bị bài học theo phiếu học tập hoặc hƣớng dẫn của GV.

Khi chọn đƣợc mẫu, GV tiến hành thiết kế phiếu học tập để HS chuẩn bị bài, đồng thời định hƣớng phân tích mẫu.

PHIẾU HỌC TẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)