Lập kế hoạch dạy học tạo lập văn bản thuyết min hở lớp 10 theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Lập kế hoạch dạy học tạo lập văn bản thuyết min hở lớp 10 theo định

định hƣớng phát triển năng lực học sinh

2.2.1. Lập kế hoạch dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh phát triển năng lực học sinh

Xây dựng kế hoạch DH phát triển NL HS là hoạt động quan trọng giúp đảm bảo CT cốt lõi chung cũng nhƣ đi đúng lộ trình để đạt đƣợc mục tiêu là phát triển đầy đủ và toàn diện các NL ở HS đã đƣợc mô tả từ trƣớc đó.

Để xây dựng kế hoạch DH phần văn thuyết minh lớp 10 theo ĐHPTNL, GV cần nghiên cứu kĩ CT SGK NV và phần làm văn thuyết minh, cụ thể là ở lớp 10. Sau đó xác định và mô tả các thành tố của NL TL VBTM cần phát triển ở HS (tức là kết quả đầu ra, hay còn gọi là chuẩn đầu ra). Từ mục tiêu đó, GV cần xây dựng các hoạt động học tập của HS, đồng thời lựa chọn phƣơng pháp DH cũng nhƣ cách thức đánh giá hoạt động học tập của HS một cách phù hợp.

Từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch DH phần làm văn thuyết minh lớp 10 theo chủ đề: “Phát triển NL TL VBTM ở học sinh trong DH NV 10”.

Bảng 2.2. Kế hoạch DH phát triển NL tạo lập VBTM ở HS lớp 10 NL TL cần phát triển Bài học Thời lƣợng Phƣơng pháp và hình thức DH Kiểm tra, đánh giá - Xác định đúng đối tƣợng và yêu cầu thuyết minh. - Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- Biết lựa chọn và xây dựng hình thức kết cấu phù hợp với đối tƣợng thuyết minh. - Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phƣơng pháp thuyết minh. - Triển khai tốt các phƣơng diện của bài văn (tức là biết TL đoạn văn thuyết minh). - Diễn đạt. - Cung cấp các tri thức về đối tƣợng thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn. - Sáng tạo về hình thức trình bày và nội dung thuyết minh. - “Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh”. - “Xây dựng kết cấu cho bài văn thuyết minh và chọn phƣơng pháp thuyết minh hiệu quả”.

- “Để bài văn thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn”. - “Thực hành TL VBTM”. - “Phản hồi”.

- “Viết bài viết tổng kết; kiểm tra”. 03 tiết 02 tiết 01 tiết 03 tiết 01 tiết 02 tiết - PP nêu vấn đề. - PP thảo luận nhóm. - PP phân tích mẫu. - PP thực hành. - DH theo dự án. - Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đầu ra (theo khung NL cần phát triển). - Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá. 2.2.2. Tổ chức hoạt động học

2.2.2.1. Dạy học tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh thông qua phân tích mẫu

Nắm rõ đặc trƣng của VB là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết khi TL VB. Các đặc trƣng này cần đƣợc khái quát từ nhiều VB mẫu, thông qua quá trình đọc hiểu VB. Khi nắm đƣợc nội dung và đặc điểm của loại VB, ngƣời học sẽ biết cách

trình bày những nội dung tƣơng tự dựa trên đặc điểm của VB ấy. Đây đƣợc gọi là phân tích mẫu - phƣơng pháp giúp ngƣời học nhận diện các đặc điểm của VB mẫu, từ đó biết cách TL VB theo các đặc trƣng của mẫu. Chính vì thế mà việc kết hợp giữa DH đọc hiểu VB với DH TL VB là yêu cầu tất yếu và phân tích mẫu là một phƣơng pháp hiệu quả, nhất là với văn thuyết minh - loại VB thông tin có tính khách quan và chính xác cao.

Phân tích mẫu là phƣơng pháp DH mà GV tổ chức cho HS tìm hiểu, quan sát, phân tích các mẫu, các bài văn cụ thể để hình thành những vấn đề lí thuyết làm văn mà ở đó, GV tiến hành phân chia đối tƣợng nhận thức (một mẫu tiêu biểu) thành nhiều bộ phận, nhằm hƣớng dẫn ngƣời học xem xét cụ thể từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quả của đối tƣợng, từ đó khái quát các đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu để làm cơ sở giúp ngƣời học tạo ra các sản phẩm mới theo đặc điểm và định hƣớng của mẫu. Điều này một lần nữa đã chỉ ra mối liên hệ giữa quá trình đọc VB với quá trình TL VB.

Trong quá trình thực hiện, GV giữ nhiệm vụ trọng tâm là lựa chọn mẫu với những tiêu chuẩn cụ thể, từ đó định hƣớng quá trình HS phân tích mẫu, nếu GV chọn đƣợc mẫu có tính chuẩn xác cao thì mẫu đó sẽ đƣợc sử dụng nhiều lần, không chỉ trong một bài học mà có thể là cả quá trình học liên tục; HS sẽ thực hiện thao tác phân tích mẫu trên lớp thông qua việc tìm hiểu về mẫu, nhận diện các đặc điểm của mẫu cũng nhƣ hỗ trợ hoàn chỉnh mẫu. Khi đã phân tích mẫu thuần thục, thành kĩ năng, kĩ xảo, HS có thể cân nhắc, lựa chọn cho mình một mẫu khác tƣơng tự với mẫu mà GV đã gợi dẫn.

Việc kết hợp phân tích mẫu trong DH đọc hiểu VB thông tin với TL VBTM trong DH NV 10 để phát triển NL HS đƣợc tiến hành nhƣ sau:

Bước 1: GV lựa chọn mẫu.

- Thao tác 1.1. GV giới thiệu bài học.

Để hƣớng dẫn HS cách TL VBTM ở kiểu bài thuyết minh về con ngƣời thì GV cần lựa chọn một mẫu thuyết minh về một nhân vật cụ thể, có thể là ở ngoài SGK, gắn với địa phƣơng hoặc có tính thời sự, có tính công chúng để HS dễ lĩnh hội. Ở phần này, tác giả sử dụng mẫu về một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đó là vua Lí Công Uẩn.

Văn bản: VUA THÁI TỔ LÍ CÔNG UẨN

(Phần phụ lục)

- Thao tác 1.2. HS chuẩn bị các bƣớc chuẩn bị bài học theo phiếu học tập hoặc hƣớng dẫn của GV.

Khi chọn đƣợc mẫu, GV tiến hành thiết kế phiếu học tập để HS chuẩn bị bài, đồng thời định hƣớng phân tích mẫu.

PHIẾU HỌC TẬP

Bảng 2.3. Phiếu định hƣớng phân tích mẫu

- Thao tác 1.3. GV thông qua các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Để HS nắm đƣợc các tiêu chí đánh giá một bài văn thuyết minh, GV cần xây dựng các tiêu chí đánh giá sản phẩm và công bố trƣớc lớp để định hƣớng HS để các em hiểu mình cần phải đáp ứng những yêu cầu gì khi bắt tay vào quá trình TL VB. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng “Bộ cấu trúc NL TL VBTM trong DH NV” đã đề xuất ở Chƣơng 1 của luận văn để làm căn cứ đánh giá NL TL VBTM của HS.

Bước 2: Phân tích mẫu.

- Thao tác 2.1. GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu chi tiết đặc điểm nội dung và hình thức; khái quát đặc điểm của VBTM bằng cách thực hiện các phiếu học tập và trao đổi thảo luận trong nhóm, thuyết trình,…

- Thao tác 2.2. GV giám sát, hỗ trợ điều chỉnh cách hiểu, cách trả lời của HS về VB và đánh giá.

Đọc văn bản Vua Thái Tổ Lí Công Uẩn và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu các phƣơng thức biểu đạt đƣợc sử dụng trong văn bản. Xác định phƣơng thức biểu đạt chính.

2. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn trong văn bản. 3. Văn bản đƣợc trình bày theo hình thức kết cấu nào?

4. Nêu các phƣơng pháp thuyết minh đƣợc sử dụng trong văn bản.

5. Nhận xét tính chuẩn xác, khoa học, khách quan và tính thuyết phục, hấp dẫn ngƣời đọc của văn bản.

Bảng 2.4. Phiếu học tập hƣớng dẫn phân tích mẫu trong DH đọc hiểu Phân tích mẫu

Định hƣớng

Câu hỏi Gợi ý

1. Nêu các phƣơng thức biểu đạt đƣợc sử dụng trong VB. Xác định phƣơng thức biểu đạt chính. - Các phƣơng thức biểu đạt đƣợc sử dụng trong VB: tự sự, biểu cảm, thuyết minh. - Phƣơng thức biểu đạt chính: thuyết minh.

Khi TL VBTM, HS cần sử dụng đúng phƣơng thức thuyết minh để biểu đạt. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng các phƣơng thức khác nhƣ là các yếu tố góp phần làm cho bài văn thêm sáng tạo.

Cụ thể, VB trên có nhiều đoạn hay, sáng tạo khi kết hợp phƣơng thức thuyết minh với yếu tố tự sự, biểu cảm để kể lại câu chuyện huyền thoại về sự ra đời kì lạ, về hình hài khác thƣờng của vua Lí Công Uẩn.

2. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn trong VB.

VB trên giới thiệu Lí Công Uẩn, nhân vật lịch sử gắn với Thăng Long - Hà Nội. Nội dung chính của mỗi đoạn trong VB trên nhƣ sau: - Đoạn 1 (từ đầu đến tấm màn huyền thoại): Giới thiệu khái quát về Lí Công Uẩn.

- Đoạn 2 (từ Người xưa truyền rằng đến sự kì lạ hóa mà thôi): Các giai thoại về xuất thân của Lí Công Uẩn. - Đoạn 3 (từ Lí Công Uẩn lớn lên đến rất bình dị này): Lí Công Uẩn lớn lên, ra làm quan và đƣợc suy tôn lên ngôi hoàng đế.

- Đoạn 4 (từ Chùa Ứng tâm

đến khai sinh Thăng Long): Những đóng góp của Lí Công Uẩn trong quá trình trị vì đất nƣớc và việc dời đô từ Hoa Lƣ về Thăng Long.

Dự kiến các nội dung cần có (tức là lập dàn ý) là việc làm hết sức quan trọng khi HS TL VB nói chung, với văn thuyết minh nói riêng. Hoạt động này sẽ giúp HS bao quát đƣợc những nội dung chủ yếu, những nội dung dự kiến cần có, nhờ đó mà tránh đƣợc tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý; tránh đƣợc việc bỏ sót hoặc triển khai các ý không cân xứng, đồng thời phân bố thời gian hợp lí khi làm bài. Nhƣ vậy, khi TL VBTM, HS cần lập dàn ý để có cái nhìn bao quát về đối tƣợng thuyết minh.

Phân tích mẫu

Định hƣớng

Câu hỏi Gợi ý

- Đoạn 5 (từ Dời đô, dù là việc làm cần thiết đến vĩ đại của Lí Công Uẩn): Lí Công Uẩn viết Chiếu dời đô để thuyết phục triều thần, khích lệ thần dân.

- Đoạn 6 (phần còn lại): Khẳng định vị trí và tầm nhìn chiến lƣợc sáng suốt của Lí Công Uẩn với dân tộc Đại việt. 3. VB đƣợc trình bày theo hình thức kết cấu nào? Hình thức kết cấu của VB đƣợc trình bày theo trình tự hỗn hợp.

Nếu lựa chọn đƣợc hình thức kết cấu VB phù hợp, HS sẽ tổ chức đƣợc văn bản theo một chỉnh thể khoa học, thống nhất, phù hợp với ý tƣởng thuyết minh. HS cần đảm bảo việc lựa chọn hình thức kết cấu phải phù hợp với đối tƣợng thuyết minh và sự nhận thức của con ngƣời.

4. Nêu các phƣơng pháp thuyết minh đƣợc sử dụng trong VB. Các phƣơng pháp thuyết minh đƣợc sử dụng trong VB: - Phân tích. - So sánh. - Giải thích. - Chú thích.

- Giảng giải nguyên nhân - kết quả.

HS cần xác định đúng, rõ mục đích để lựa chọn các phƣơng pháp thuyết minh phù hợp, hiệu quả, việc này sẽ giúp HS làm nổi bật các tri thức về đối tƣợng, giúp ngƣời đọc/ngƣời nghe dễ dàng tiếp nhận.

5. Nhận xét tính chuẩn xác, khoa học, khách quan và tính thuyết phục, hấp dẫn ngƣời đọc của VB. - VB đảm bảo tính chuẩn xác, khách quan, khoa học bởi ngƣời TL đã có sự tìm hiểu thấu đáo, thu thập các tài liệu có giá trị trƣớc khi viết.

- VB đảm bảo tính thuyết phục hấp dẫn bởi ngƣời viết đã đƣa ra những chi tiết cụ

Khi TL VBTM, HS cần chú ý tới tính chuẩn xác, tri thức trong VB phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy, có nhƣ vậy mới thực sự có ích cho ngƣời đọc, ngƣời nghe. Không chỉ vậy, VBTM phải tăng cƣờng tính thuyết phục, hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của ngƣời đọc, ngƣời nghe.

Phân tích mẫu

Định hƣớng

Câu hỏi Gợi ý

thể, sinh động, có sự phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tƣợng cần thuyết minh đƣợc soi rọi từ nhiều mặt (đoạn kể lại câu chuyện huyền thoại về sự ra đời kì lạ, về hình hài khác thƣờng của Lí Công Uẩn).

6. Đánh giá ƣu điểm của VB.

- VB mạch lạc, rõ ràng trong bố cục và diễn đạt. - Sáng tạo khi kết hợp yếu tố tự sự để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn.

- Bài làm có điểm nhấn. - Khơi gợi cảm xúc biết ơn cho ngƣời đọc.

Phát hiện, chỉ ra ƣu điểm, hạn chế của mỗi VB mẫu sẽ giúp HS học hỏi đƣợc những ƣu điểm, những điều mới mẻ, đồng thời khắc phục, rút kinh nghiệm những hạn chế, thiếu sót để hoàn thiện bài làm của bản thân.

7. Đánh giá sự hạn chế của VB.

- Thiếu hình ảnh minh họa cho VB.

Nhƣ vậy, qua việc phân tích mẫu trong DH đọc hiểu, GV sẽ định hƣớng cho HS các đặc điểm của mẫu để làm cơ sở giúp HS tạo ra các sản phẩm theo các định hƣớng của mẫu. Thực chất, phân tích mẫu không phải là quá trình sao chép đơn thuần mà đòi hỏi cả GV và HS tạo ra các sản phẩm mới dựa trên đặc điểm của mẫu.

Bước 3: Tạo lập văn bản thuyết minh (Hoạt động chuyển mẫu, áp dụng cấu trúc của mẫu trong đọc hiểu vào tạo lập văn bản thuyết minh).

- Thao tác 3.1. GV ra đề bài viết. Với mục đích là phát triển NL TL VBTM ở HS thông qua phân tích mẫu trong DH đọc hiểu thì ở những lần thực hành đầu tiên, GV có thể ra đề bài tƣơng tự, gần giống với mẫu đã phân tích trong phần đọc hiểu để HS làm quen, thực hành từ các bƣớc cơ bản, khi HS TL VB một cách thuần thục, phát triển thành kĩ năng, kĩ xảo thì GV có thể ra đề ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn.

Đối với việc phân tích mẫu bài văn thuyết minh về con ngƣời thì ở bƣớc này, GV có thể ra đề bài nhƣ sau: “Hãy thuyết minh về Đại thi hào Nguyễn Du”. Thuyết

minh về Đại thi hào Nguyễn Du có nội dung khá gần với mẫu đọc hiểu (thuyết minh về nhân vật lịch sử Lí Công Uẩn), để có thể làm tốt, HS cần bám sát vào những định hƣớng đƣợc rút ra từ quá trình phân tích mẫu đọc hiểu ban đầu.

- Thao tác 3.2. HS tìm hiểu đề bài, lập dàn ý, tìm ý, tìm kiếm thu thập dữ liệu chuẩn bị cho bài viết dựa trên những “kinh nghiệm”, định hƣớng đã đƣợc rút ra từ quá trình phân tích mẫu trong DH đọc hiểu.

- Thao tác 3.3. GV giám sát, hỗ trợ, HS chuẩn bị sản phẩm.

Bước 4. Đánh giá sản phẩm.

- Thao tác 4.1. HS nộp lại bài viết hoặc trình bày sản phẩm trƣớc lớp, GV và HS cùng thực hiện đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá NL TL VBTM. Tác giả xây dựng các tiêu chí đánh giá NL TL VBTM ở kiểu bài thuyết minh về con ngƣời dựa trên “Bộ cấu trúc NL TL VBTM trong DH NV” đã đề xuất ở Chƣơng 1 của luận văn nhƣ sau:

Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá NL TL VBTM ở kiểu bài thuyết minh về con ngƣời Tiêu chí Yêu cầu cụ thể

1. Tổ chức VB

1.1. Bài viết có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

1.2. Lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp, nội dung các đoạn có sự liên kết, thống nhất và phát triển.

1.3. Sử dụng hiệu quả các phƣơng pháp thuyết minh. 1.4. Trình bày bài rõ ràng, mạch lạc.

2. Nội dung VB

2.1. Mở bài: giới thiệu vấn đề một cách rõ ràng, hiệu quả. 2.2. Thân bài

2.2.1. Thuyết minh về cuộc đời của nhân vật. 2.2.2. Thuyết minh về sự nghiệp của nhân vật.

2.2.3. Thuyết minh về những đóng góp của nhân vật. 2.3. Kết bài: Nhấn mạnh vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật. 2.4. Bài làm có nhiều dẫn chứng thực tế, sinh động, hấp dẫn. 2.5. Nội dung VB đảm bảo tính chuẩn xác, khoa học.

2.6. Nội dung VB có tính thuyết phục, hấp dẫn ngƣời đọc, kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 47)