Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 81 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giáo án thực nghiệm

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức

- Hiểu đƣợc vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- Nắm vứng các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

2. Về kĩ năng

- Biết tìm ý cho bài văn thuyết minh.

- Sắp xếp các ý theo một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

3. Về tƣ duy, thái độ

- Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của việc tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- Hình thành thói quen lập dàn ý trƣớc khi tạo lập văn bản thuyết minh. - Đam mê viết văn, viết sáng tạo.

4. Về năng lực, phẩm chất

Hình thành và phát triển ở HS các năng lực và phẩm chất sau: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực nghiên cứu, sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực tự học; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông; rèn luyện đức tính cẩn trọng khi lập dàn ý và khi tạo lập văn bản để giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ 1. Phƣơng tiện

- Giáo viên: SGK, Kế hoạch giảng dạy (giáo án), giáo án PowerPoint, Chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, phiếu học tập.

- Học sinh:SGK, vở ghi bài, chuẩn bị giấy A1, bút màu, nam châm, thực hiện các phiếu học tập và chuẩn bị tâm thế tốt trƣớc khi vào giờ học.

2. Phƣơng pháp

Truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, thực hành, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học.

3. Nội dung

- GV: Thiết kế các phiếu học tập ở các giai đoạn học tập, bao gồm: trƣớc, trong và sau giờ học.

- HS: Thực hiện các phiếu mà GV yêu cầu.

Trƣớc giờ học, HS cần thực hiện phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP 01

(Thực hiện ở nhà)

Đọc văn bản:

VUA THÁI TỔ LÍ CÔNG UẨN

(Phần phụ lục)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Nêu nội dung chính của văn bản.

……… ………

2. Văn bản trên sử dụng những phƣơng thức biểu đạt nào? Xác định phƣơng thức biểu đạt chính.

……… ………

3. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn (đƣợc đánh số từ 1 đến 6).

Đoạn 1 ……… Đoạn 2 ……… Đoạn 3 ……… Đoạn 4 ……… Đoạn 5 ……… Đoạn 6 ……… 4. Nhận xét bố cục của văn bản. ……… ……… ……… ……… C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động

- Mục tiêu: Thu hút sự tập trung, tƣ duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế; huy động kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.

- Phƣơng pháp: Vấn đáp, thực hành, trải nghiệm. - Nội dung tiến hành:

Thao tác 1: GV đảo nội dung chính của các đoạn (từ đoạn 1 đến đoạn 6) trong văn bản “Vua Thái Tổ Lí Công Uẩn” (phiếu học tập 01).

a. Chiếu dời đô.

b. Giới thiệu khái quát về vua Lí Công Uẩn, quê quán. c. Lí Công Uẩn sinh ra và lớn lên.

d. Xuất thân của vua Lí Công Uẩn và các giai thoại. e. Đánh giá công lao và vị trí của Vua Lí Công Uẩn.

Thao tác 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo hình thức cặp đôi để sắp xếp lại theo đúng trình tự nội dung của văn bản “Vua Thái Tổ Lí Công Uẩn” trong thời gian 02 phút; HS trình bày kết quả ở bảng phụ.

Thứ tự đúng nhƣ sau:

b. Giới thiệu khái quát về vua Lí Công Uẩn, quê quán. c. Lí Công Uẩn sinh ra và lớn lên.

d. Xuất thân của vua Lí Công Uẩn và các giai thoại.

f. Vua Lí Công Uẩn và việc dời đô từ Hoa Lƣu về Thăng Long. a. Chiếu dời đô.

e. Đánh giá công lao và vị trí của Vua Lí Công Uẩn.

Thao tác 3: GV đặt giả thiết để làm rõ vai trò của việc sắp xếp các nội dung dự định của văn bản thuyết minh trong quá trình tạo lập.

Nếu các nội dung này không đƣợc sắp xếp theo đúng thứ tự thì nội dung của văn bản thuyết minh sẽ thiếu sự chặt chẽ, mạch lạc, khoa học; tính chuẩn xác không cao.

Thao tác 4: GV dẫn vào bài học.

2. Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu:

+ Nắm vứng các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. + Biết tìm ý cho bài văn thuyết minh và sắp xếp các ý theo một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

- Phƣơng pháp: Truyền đạt trực tiếp, phân tích mẫu, thực hành, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học.

- Nội dung tiến hành:

2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về hoạt động tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

Thao tác 1: Hình thành khái niệm: tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

- GV: Em hiểu nhƣ thế nào là tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh? - HS: Dựa theo tài liệu, kiến thức và trải nghiệm của bản thân, HS nêu ý hiểu của mình về tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- GV: Chốt kiến thức.

+ Tìm ý cho bài văn thuyết minh là hoạt động tìm tri thức về đối tƣợng thuyết minh dự kiến đƣợc trình bày trong văn bản.

+ Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh là hoạt động sắp xếp các ý đã tìm đƣợc theo một trình tự hợp lí, thành các phần của bài văn thuyết minh, bao gồm: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Thao tác 2: Vai trò và tầm quan trọng của việc tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

- GV: Hãy thảo luận theo hình thức cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

PHIẾU HỌC TẬP 02

(Thực hiện ở lớp)

Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có vai trò và tầm quan trọng nhƣ thế nào?

Ý kiến của bạn Ý kiến của tôi ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. THỐNG NHẤT Ý KIẾN ……… ……… ……… ………

- HS trình bày ý kiến cá nhân, sau đó thống nhất ý kiến với bạn cùng học để hoàn thiện phiếu học tập; trình bày trƣớc lớp.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trƣớc lớp; nhận xét, góp ý, đánh và chốt kiến thức:

+ Giúp cho bài văn có hệ thống ý lô-gic, mạch lạc, thuyết phục ngƣời nghe. + Bao quát đƣợc những nội dung chủ yếu, những luận điểm cần triển khai khi thuyết minh.

+ Tránh đƣợc tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý hoặc ý không cân xứng. + Phân phối thời gian hợp lí khi làm bài.

→ Lập dàn ý có vai trò quan trọng, không thể thiếu khi tạo lập văn bản thuyết minh.

Thao tác 3: Yêu cầu khi tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

- GV: Để có một dàn ý đạt yêu cầu, chúng ta cần phải lƣu ý những gì?

- HS: Dựa theo tài liệu, kiến thức và trải nghiệm của bản thân, HS nêu các yêu cầu khi tiến hành tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- GV: Chốt kiến thức.

+ Đảm bảo đủ ý, kết cấu ý phải phù hợp, tƣơng xứng. + Dàn ý phải ngắn gọn, lô-gic, dễ hiểu.

2.2. Hướng dẫn HS cách tìm ý cho bài văn thuyết minh

Thao tác 1: GV yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 03. Ở thao tác này, HS sẽ tư duy và phác thảo nhanh các ý tưởng cho bài viết dưới dạng hình thức là chữ viết hoặc kí hiệu.

PHIẾU HỌC TẬP 03

(Thực hiện ở lớp)

Đề bài: Thuyết minh về một nhân vật công chúng mà em yêu thích.

Hãy phác thảo những ý tưởng về bài viết đang nảy sinh trong em:

……… ……… ……… ……… ………

Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài văn thuyết minh dựa trên các câu hỏi định hướng trong phiếu học tập số 04.

PHIẾU HỌC TẬP 04

(Thực hiện ở lớp)

Hãy đọc kĩ đề bài, kết hợp với những ý tưởng mà bản thân đã phác thảo trong phiếu học tập 03, em hãy tư duy theo các câu hỏi gợi ý sau đây:

1. Nhân vật công chúng nào sẽ đƣợc em lựa chọn để thuyết minh?

……… ………

2. Nhân vật công chúng ấy có gì đặc biệt, nổi trội?

……… ………

3. Xuất thân, sự nghiệp, cuộc sống của nhân vật công chúng ấy có gì đáng chú ý? ……… ………

4. Nhân vật công chúng ấy có ý nghĩa và vai trò nhƣ thế nào với cộng đồng, xã hội? ……… ………

5. Nhân vật công chúng ấy có ý nghĩa và vai trò nhƣ thế nào với bản thân em? ……… ………

6. Điều gì ở nhân vật công chúng ấy khiến em yêu mến, thần tƣợng?

……… ………

- HS: Thực hiện phiếu học tập. - GV: Phân tích mẫu.

PHIẾU HỌC TẬP 04

(Thực hiện ở lớp)

Đề bài: Thuyết minh về một nhân vật công chúng mà em yêu thích.

Hãy đọc kĩ đề bài, kết hợp với những ý tưởng mà bản thân đã phác thảo trong phiếu học tập 03, em hãy tư duy theo các câu hỏi gợi ý sau đây:

1. Nhân vật công chúng nào sẽ đƣợc em lựa chọn để thuyết minh?

Ca sĩ Sơn Tùng - MTP

2. Nhân vật công chúng ấy có gì đặc biệt, nổi trội?

Ngoại hình đẹp, tài năng, rap tốt, phong cách trình diễn ấn tượng.

3. Xuất thân, sự nghiệp, cuộc sống của nhân vật công chúng ấy có gì đáng chú ý?

- Tên thật: Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1994, quê ở Thái Bình. - Vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp khi 18 tuổi, đam mê âm nhạc.

- Hoạt động âm nhạc, quảng cáo, thành lập công ty riêng về lĩnh vực giải trí.

4. Nhân vật công chúng ấy có ý nghĩa và vai trò nhƣ thế nào với cộng đồng, xã hội?

- Có nhiều bài hát hay, được công chúng yêu quý. - Tài năng, truyền cảm hứng, lối sống lành mạnh. - Luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

5. Nhân vật công chúng ấy có ý nghĩa và vai trò nhƣ thế nào với bản thân em?

Là thần tượng âm nhạc, đồng thời là thần tượng về sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

6. Điều gì ở nhân vật công chúng ấy khiến em yêu mến, thần tƣợng?

Thao tác 3: GV hướng dẫn HS cách hiện thực hóa các ý dựa trên kết quả của quá trình tư duy tìm ý theo câu hỏi định hướng.

PHIẾU HỌC TẬP 05

(Thực hiện trên lớp)

Hãy trình bày các ý mà em tìm được vào hệ thống ý trong sơ đồ tư duy sau:

Thao tác 4: GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tìm ý với bạn cùng học (theo hình thức cặp đôi) để nhận xét, chỉnh sửa cho nhau, từ đó rút kinh nghiệm cho quá trình tìm ý ở bản thân mỗi HS.

PHIẾU HỌC TẬP 06

(Thực hiện ở lớp)

Phản hồi của HS1 về bài của HS2 Phản hồi của HS2 về bài của HS1

Ưu điểm Nhược điểm Góp ý, chỉnh sửa Ý……

Thao tác 5: GV nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá sản phẩm tìm ý của HS; rút ra kết luận về quá trình tìm ý.

- GV: Phân tích mẫu. - HS: Chỉnh sửa, bổ sung.

2.3. Hướng dẫn HS cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

Thao tác 1: GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn thuyết minh trên cơ sở các ý đã tìm được ở hoạt động 2.2 theo bố cục 3 phần của bài văn.

- GV: Hãy sắp xếp các ý mà em tìm đƣợc ở hoạt động 2.2 vào một trong các mô hình dàn ý mẫu dƣới đây sao cho phù hợp với ý tƣởng thuyết minh của em.

- HS: Lập dàn ý theo một trong các mô hình dàn ý mẫu sau: Sơn

Tùng MTP

Xuất thân, sự nghiệp, cuộc sống của Sơn Tùng MTP

Tài năng của Sơn Tùng MTP

Vị trí của Sơn Tùng đối với cộng đồng, xã hội

Ý nghĩa của Sơn Tùng đối với bản thân em

PHIẾU HỌC TẬP 07

(Thực hiện ở lớp)

Đề bài: Thuyết minh về một nhân vật công chúng mà em yêu thích.

Mô hình dàn ý 01

Mô hình dàn ý 02

Kết cấu, bố cục Các ý cần triển khai MỞ BÀI THÂN BÀI Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 4 Đoạn 5 Đoạn 6 KB Mở bài Thân bài Kết bài

Mô hình dàn ý 03

Trình bày dàn ý theo tƣ duy và ý tƣởng của em

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Thao tác 2: GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả lập dàn ý với bạn cùng học (theo hình thức cặp đôi) để nhận xét, chỉnh sửa cho nhau, từ đó rút kinh nghiệm cho quá trình lập dàn ý ở bản thân mỗi HS.

PHIẾU HỌC TẬP 08

(Thực hiện ở lớp)

Phản hồi của HS1 về bài của HS2 Phản hồi của HS2 về bài của HS1

Ưu điểm Nhược điểm Góp ý, chỉnh sửa

Thao tác 3: GV nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá sản phẩm của HS; rút ra kết luận về quá trình lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

- GV: Phân tích mẫu. - HS: Chỉnh sửa, bổ sung.

Kết cấu, bố cục Các ý cần triển khai MỞ BÀI

Giới thiệu khái quát về nhân vật công chúng mà em yêu thích - ca sĩ Sơn Tùng MTP.

THÂN BÀI

Đoạn 1 Xuất thân, sự nghiệp, cuộc sống của Sơn Tùng MTP.

Đoạn 2 Tài năng của Sơn Tùng MTP.

Đoạn 3 Vị trí của Sơn Tùng đối với cộng đồng, xã hội.

Đoạn 4 Ý nghĩa của Sơn Tùng đối với bản thân em.

Đoạn 5 Điểm nổi bật của Sơn Tùng - MTP khiến em mến mộ

KB Nêu cảm xúc của bản thân về nhân vật công chúng ấy.

3. Luyện tập và vận dụng

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. - Phƣơng pháp: Thực hành, phân tích mẫu.

- Nội dung tiến hành:

3.1. Bài tập 1

PHIẾU HỌC TẬP 09

(Thực hiện ở lớp)

Đề bài: Thuyết minh về Trƣờng THPT FPT Hà Nội.

Hãy phác thảo những ý tưởng về bài viết đang nảy sinh trong em:

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

3.2. Bài tập 2

PHIẾU HỌC TẬP 10

(Thực hiện ở lớp)

Dàn ý của bài văn dưới đây thuyết mình về Trường THPT FPT Hà Nội. Em hãy quan sát, nhận xét tính hợp lí của các ý được lựa chọn và sắp xếp.

Kết cấu, bố cục Các ý cần triển khai MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về Trƣờng THPT FPT.

THÂN BÀI

Đoạn 1 Thành tích đã đạt đƣợc.

Đoạn 2 Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

Đoạn 3 Lịch sử hình thành, sứ mệnh - tầm nhìn.

Đoạn 4 Định hƣớng phát triển.

Đoạn 5 Giới thiệu về các tòa nhà, thƣ viện, phòng thí nghiệm.

Đoạn 6 Đánh giá vai trò và vị trí của trƣờng.

KB Nêu cảm xúc của bản thân về ngôi trƣờng.

Ý kiến và chỉnh sửa của em

……… ……… ………

- GV: Nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá sản phẩm của HS; rút ra những lƣu ý trong quá trình lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.

+ Cách sắp xếp các ý chƣa hợp lí, logic (ví dụ: ý “Lịch sử hình thành, sứ mệnh - tầm nhìn” cần đƣợc triển khai đầu tiên ở phần thân bài, sau đó đến “Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên”, “Thành tích đã đạt đƣợc”, “Định hƣớng phát triển”, “Đánh giá vai trò và vị trí của nhà trƣờng”).

+ Thiếu ý: Cần bổ sung ý “Các hoạt động nổi bật của nhà trƣờng”.

+ Các ý chồng chéo, trùng lặp (ví dụ: ý 5 “Giới thiệu về các tòa nhà, thƣ viện, phòng thí nghiệm” là một phƣơng diện nằm trong ý 2 “Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên”, tức là khi giới thiệu về cơ sở vật chất thì đã bao gồm việc giới thiệu các tòa nhà, thƣ viện và phòng thí nghiệm).

Kết cấu, bố cục Các ý cần triển khai MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về Trƣờng THPT FPT.

THÂN BÀI

Đoạn 1 Lịch sử hình thành, sứ mệnh - tầm nhìn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)