Thực trạng tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Thực trạng tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh

Nhằm giá đúng thực trạng TL VBTM của HS, chúng tôi đã phát phiếu hỏi để tìm hiểu về quá trình học TL VBTM, xây dựng bài tập để đánh giá NL TL VBTM ở 150 HS (đƣợc chọn xác xuất ngẫu nhiên) ở 5 ngôi trƣờng, đó là: Trƣờng THPT Thái Nguyên (Trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên), Trƣờng THPT Chuyên Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Trƣờng Trung học Olympia School (Hà Nội), Trƣờng THPT Yên Phong 1 (Bắc Ninh) và Trƣờng THPT FPT (Hà Nội). Ngoài ra, chúng tôi còn sƣu tầm các bài viết do HS TL để kết quả khảo sát đƣợc chân thực, khách quan và đáng tin cậy.

Kết quả khảo sát thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng tạo lập VBTM của HS ở một số trƣờng THPT

TT Câu hỏi Trả lời Kết quả

1 Với em, việc TL VBTM có quan trọng không? Rất quan trọng 92/142 (64,8 %) Ít quan trọng 31/142 (21,8 %) Không quan trọng 19/142 (13,4 %) 2 Em đánh giá việc TL VBTM nhƣ thế nào? Khó 114/142 (80,3 %) Bình thƣờng 8/142 (5,6 %) Dễ 20/142 (14,1 %) 3 Em có nắm đƣợc tiến trình để TL đƣợc một VBTM hoàn chỉnh không? Có, nắm đầy đủ 7/142 (4,9 %) Có, nhƣng mơ hồ 18/142 (12,7 %) Không nắm rõ 117/142 (82,4 %) 4 Em có nắm đƣợc cách TL VBTM ở từng kiểu/loại bài cụ thể không?

Có, nắm đầy đủ 19/142 (13,4 %) Có, nhƣng mơ hồ 34/142 (23,9 %) Không nắm rõ 89/142 (62,7 %)

TT Câu hỏi Trả lời Kết quả

5

Em có thƣờng xuyên TL VBTM theo các bƣớc sau đây không?

Tìm hiểu đề - Tìm ý - Lập dàn ý - Viết - Chỉnh sửa. Thƣờng xuyên 15/142 (10,6 %) Đôi khi 35/142 (24,6 %) Không bao giờ 92/142

(64,8 %)

6

Khi TL VBTM, em có tham khảo các bài văn mẫu không? Nếu có thì tham khảo nhƣ thế nào? Chép toàn bộ 53/142 (37,3 %) Tham khảo, chỉnh sửa 63/142 (44,4 %) Không sử dụng 26/142 (18,3 %)

7 Em có thấy hứng thú với các bài tập TL VBTM mà thầy, cô đƣa ra không?

Rất hứng thú 19/142 (13,4 %) Bình thƣờng 41/142 (28,9 %) Không hứng thú 82/142 (57,7 %) 8

Các bài tập của thầy, cô đƣa ra đã giúp em tiến bộ nhƣ thế nào trong việc TL VBTM? Tiến bộ nhanh, rõ rệt 16/142 (11,3 %) Tiến bộ chậm 91/142 (64,1 %) Không có tác dụng 35/142 (24,6 %)

9 Sau mỗi lần TL, em thƣờng quan tâm tới: Sự tiến bộ 8/142 (5,6 %) Điểm số 65/142 (45,8 %) Cả hai 32/142 (22,5 %) Không quan tâm 37/142

(26,1 %) Từ những số liệu trên, ta thấy đa phần các em HS đều cho rằng việc TL VBTM có vai trò đặc biệt quan trọng, phục vụ trực tiếp cho công việc và cuộc sống (có 64,8% số lƣợng HS tham gia phỏng vấn đã nhận định nhƣ vậy). Tuy nhiên cũng có tới 35,2% HS cho rằng hoạt động này không quan trọng và ít quan trọng. Những số liệu này cho thấy một lát cắt về thực trạng học đối phó với việc thi, kiểm tra, đánh giá của cả thầy và trò ở trƣờng phổ thông hiện nay. Chính điều này đã khiến các em HS đang dần cảm thấy nhàm chán, không còn hứng thú, mặn mà với môn học nhƣ đúng với vai trò và ý nghĩa của bộ môn NV.

Thừa nhận về vai trò và tầm quan trọng của việc TL VBTM, nhƣng phần lớn HS (80,3%) nhận thấy đây là hoạt động khó và phức tạp. Bản thân GV đứng lớp còn hời hợt, chƣa đầu tƣ nhiều cho việc dạy viết cũng nhƣ DH TL VBTM, do vậy nhiều HS không nắm rõ hoặc nắm rõ một cách mơ hồ các tiêu chí, yêu cầu để TL một VBTM hoàn chỉnh; không biết cách TL VBTM ở từng kiểu/loại bài, không tuân thủ quá trình phức hợp gồm nhiều giai đoạn của TL VB mà chỉ để tâm tới sản phẩm cuối cùng cũng nhƣ điểm số mà bản thân mình đạt đƣợc sau mỗi bài viết. Hệ lụy của thực trạng trên là nhiều HS chƣa biết TL VB, sao chép các bài văn mẫu một cách thụ động để “đối phó” với kiểm tra, thi cử. Và đây cũng là thực trạng chung của môn NV ở trƣờng phổ thông trong những năm gần đây.

Trong phiếu bài tập (Phiếu khảo sát số 3, phần Phụ lục), tác giả đƣa ra 3 bài tập cơ bản, bao gồm: nhận diện phƣơng thức biểu đạt, lập dàn ý (ở kiều bài dàn ý bất hợp lí) và TL VB. Hoạt động này đƣợc tác giả thực hiện cùng các thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các trƣờng có HS tham gia khảo sát, đồng thời bằng thực tiễn giảng dạy của chính bản thân tác giả thì chúng tôi nhận thấy NL TL VBTM của HS trên thực tế còn nhiều vấn đề đáng lƣu tâm.

Thứ nhất, về kĩ năng nhận diện phƣơng thức thuyết minh khi TL VBTM. Chọn một phƣơng thức biểu đạt là việc làm không dễ, chọn sao cho với mục đích, ý đồ phản ánh là yêu cầu đầu tiên khi bắt tay vào TL VB. Bài tập 1 trong phiếu khảo sát sẽ đánh giá kĩ năng lựa chọn phƣơng thức biểu đạt cho từng đối tƣợng cụ thể. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì có tới 73,5% HS lựa chọn sai và chƣa đầy đủ các nội dung phù hợp cho VBTM, đồng nghĩa với việc chƣa nắm rõ thế nào là thuyết minh và phƣơng thức thuyết minh. Yêu cầu này còn gắn bó trực tiếp với hoạt động đọc hiểu VB thông tin ở nhà trƣờng hiện nay.

Thứ hai, về NL lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. “Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục các phần của VB”. Yêu cầu của công việc này là phải lựa chọn đƣợc các ý cơ bản cần có, có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh; đồng thời sắp xếp những tri thức đó một cách hợp lí, chặt chẽ. Yêu cầu chính của Bài tập 2 trong phiếu khảo sát đƣa ra là phát hiện và chữa lỗi trong việc chọn ý và sắp xếp chúng ở một dàn

ý thuyết minh về món Phở nổi tiếng (đây là dạng bài dàn ý bất hợp lí). Tuy nhiên, có tới 86,5% HS thực hiện sai và chƣa đầy đủ các yêu cầu từ đề bài. Điều này cho thấy thực trạng lập dàn ý của HS còn tồn tại nhiều hạn chế.

Thứ ba, về NL TL đoạn/bài văn thuyết minh. Nội dung bài 3 trong phiếu khảo sát yêu cầu HS phát triển tiếp mở bài để giới thiệu về một ngôi trƣờng THPT từ một câu văn cho trƣớc. Kết quả cho thấy nhiều HS chƣa xác định đƣợc vai trò và nhiệm vụ của phần mở bài trong một bài văn, viết còn lan man, dài dòng, chƣa đúng trọng tâm, chƣa làm rõ đƣợc chủ đề sắp giới thiệu tiếp theo là gì.

Cuối cùng, để tạo sự khách quan và trung thực, chúng tôi thu thập các sản phẩm viết của HS ở các bài số 4, 5, 6 thuyết minh về một sự vật, hiện tƣợng trong đời sống và về một tác phẩm văn học. Cụ thể, tại trƣờng THPT Yên Phong 1, cô giáo Nguyễn Thị Hạnh đã đƣa ra yêu cầu trong bài viết số 6 nhƣ sau: “Hãy giới thiệu về Đại thi hào Nguyễn Du”. Về cơ bản, hầu hết HS trong hai lớp 10A1, 10A2 đều đã nắm rõ yêu cầu cơ bản của đề bài, thuyết minh đúng hƣớng và đã bƣớc đầu cung cấp đƣợc các thông tin cơ bản về Đại thi hào Nguyễn Du. Tuy nhiên, ở đa số các bài viết vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ:

- Lỗi thuyết minh sai kiến thức

“Cùng với Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục thì Truyện Kiều (hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du được sáng tác bằng chữ Nôm, bao gồm 3254 câu được chia thành các cặp lục bát.” [NHH, 10A1]

Ở đoạn văn này, HS đã nhầm lẫn giữa các tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Truyện Kiều là tác phẩm đƣợc viết bằng chữ Nôm, còn ba tác phẩm: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục đƣợc viết bằng chữ Hán chứ không phải chữ Nôm nhƣ HS đã thuyết minh.

“Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Du đã mồ côi cha (khi ông 10 tuổi), mồ côi mẹ (khi ông 13 tuổi). Lớn lên, ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn và được cử đi sứ Trung Quốc ba lần, ba lần đi này, ông đã sáng tác ra ba tác phẩm chữ Hán nổi tiếng như: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.” [NTTN, 10A2].

Trong bài làm của HS NTTN, lớp 10A2 thì HS này đã có sự nhầm lẫn ở thông tin Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc. Thực tế, Nguyễn Du đƣợc cử đi sứ hai lần, lần đầu

đi vào năm 1813 và lần thứ hai vào năm 1820, nhƣng lần đi này, ông chƣa kịp đi thì mất. Do vậy thông tin đi sứ ba lần của Nguyễn Du trong bài viết này chƣa đảm bảo tính chuẩn xác.

- Lỗi chính tả, dùng từ, trình bày

“Nguyễn du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc bao dung đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ sắc bén Những sáng tác của nguyễn du là sự kết tinh những thành tựu chữ hán và chữ nôm của dân tộc tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện kiều. Nguyễn du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt nên trình độ điêu luyện, cổ điển ông đáng được suy tôn danh hiệu đại thi hào dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.”

[NGB, 10A2]

Đây là các lỗi cơ bản thƣờng gặp của HS. Các em mắc lỗi diễn đạt, chính tả, cách dùng từ, đặt câu ngay cả với những từ quen thuộc. Đoạn văn dài nhƣng tuyệt nhiên không có các dấu câu phân cách, ngắt câu.

- Lỗi diễn đạt

“Thơ chữ Hán Nguyễn Du chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài. Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn”.

“Giai đoạn Mười năm gió bụi từ năm 1786, năm Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh, khoảng cuối những năm 1795 đầu năm 1796. Giai đoạn Dưới chân núi Hồng, từ năm 1796 đến năm 1802. Giai đoạn 3 Ra làm quan ở Bắc Hà, từ năm 1802 đến cuối năm 1804 (trong giai đoạn này có lần nhà thơ được cử đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang phong sắc cho Gia Long). Đoạn Trường Tân Thanh là áng văn chương tuyệt tác, viết theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu, dài nhất trong các tác phẩm xưa nay.” [NKĐ, 10A1]

Khi đọc đoạn văn trên, ngƣời đọc rất dễ hiểu nhầm về đối tƣợng thuyết minh bởi đang thuyết minh về thân thế của Nguyễn Du lại chuyển sang thuyết minh về các tác phẩm chữ Hán, đây là lỗi nhiều HS mắc phải do quá tham kiến thức, việc lập dàn

ý chƣa đƣợc triển khai chặt chẽ khiến cho đoạn văn dài dòng, khó hiểu, mất trọng tâm và không sáng rõ nội dung.

Qua hoạt động khảo sát thực trạng học TL VBTM của HS lớp 10, chúng tôi nhận thấy bản thân các em đã có nhiều sự cố gắng, tiến bộ song chất lƣợng học TL VBTM vẫn có nhiều hạn chế. Điều này cũng chính là một trong số các nguyên nhân khiến các em dần chán, thậm chí không thích học môn NV trong nhà trƣờng hiện nay. Các kết quả khảo sát nêu trên sẽ là căn cứ để chúng tôi tiếp tục triển khai những hƣớng nghiên cứu của đề tài.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu về NL, có thể thấy NL TL VB nói chung và NL TL VBTM nói riêng có cấu trúc phức tạp với các thành tố NL cụ thể. Nếu chỉ ra đƣợc các thành tố ấy sẽ không chỉ có ý nghĩa đối với GV giảng dạy mà còn có nghĩa đối với HS và những ngƣời biên soạn CT học. Và nó sẽ là căn cứ để phát triển NL TL VBTM một cách bền vững.

VBTM là loại VB có tính ứng dụng cao trong đời sống cũng nhƣ học tập của con ngƣời. Qua nghiên cứu thực tế CT và thực trạng DH VBTM vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhƣ: CT học còn chƣa chú trọng việc phát triển NL HS, nội dung một số đơn vị bài học còn thiếu khoa học; GV chƣa nắm rõ NL để có thể tổ chức đƣợc các hoạt động nhằm phát triển NL của HS; HS thiếu sự tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, đặc biệt là đối với VBTM trong CT.

Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn ở Chƣơng 1 sẽ là căn cứ xác đáng, có cơ sở khoa học để chúng tôi tiến hành đề xuất các biện pháp, tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển NL TL VBTM cho HS lớp 10 ở Chƣơng 2 của luận văn.

Chƣơng 2

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TẠO LẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH Ở LỚP 10 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc đối với việc phát triển năng lực tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh lớp 10

2.1.1. Dạy học tạo lập văn bản thuyết minh là một tiến trình thực hành bao gồm nhiều giai đoạn nhiều giai đoạn

DH TL VB là một quá trình giúp HS phát triển tƣ duy logic trong việc phân tích đề văn, hình thành ý tƣởng, tìm ý, sắp xếp ý, việc sử dụng các thao tác lập luận trong bài viết, rà soát và đánh giá bài viết, do vậy, mỗi giai đoạn đòi hỏi ngƣời học phải sử dụng các chiến lƣợc viết phù hợp. Đối với hoạt động TL VBTM, GV cần hình thành cho HS sử dụng các chiến lƣợc viết phù hợp qua các giai đoạn viết sau đây:

Bảng 2.1. Chiến lƣợc trong mỗi giai đoạn tạo lập văn bản Giai đoạn Chiến lƣợc đƣợc sử dụng

1. Trƣớc khi viết - Tìm hiểu đề;

- Xác định mục đích thuyết minh;

- Thu thập thông tin về đối tƣợng cần thuyết minh; - Sắp xếp các thông tin thu thập đƣợc;

- Viết câu chủ đề thể hiện ý tƣởng thuyết minh; - Lập dàn ý.

2. Trong khi viết - Viết nháp phần mở bài; - Cung cấp thông tin khái quát; - Triển khai bài viết theo dàn ý đã có; - Viết phần kết bài.

3. Sau khi viết - Đọc lại và hoàn thiện nội dung, cấu trúc, phong cách và hình thức bài viết;

- Tự đánh giá bài viết của mình;

- Tìm và sửa lỗi chính tả, dấu câu, ngữ pháp; - Công bố bài viết;

- Suy ngẫm để rút kinh nghiệm viết.

Thực tế trong quá trình DH, hầu hết GV chỉ chú trọng đến giai đoạn viết (là giai đoạn số 2) mà chƣa quan tâm đúng mức đến cả quá trình DH TL VB (bao gồm cả

ba giai đoạn: trƣớc - trong và sau khi viết), đặc biệt là quá trình DH TL VBTM. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: phần làm văn nói chung và phần văn thuyết minh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; nội dung và thời lƣợng dành cho phần làm văn trong CT còn hạn chế, chƣa đủ để GV có thể cung cấp lí thuyết và hƣớng dẫn HS thực hành; nhiều GV còn nhiều lúng túng, chƣa đi đúng bản chất của việc DH TL VB… Do vậy, để DH TL VBTM đạt hiệu quả cao, GV cần tuân thủ các giai đoạn của quá trình viết, dành nhiều thời gian để HS tìm hiểu đề, thu thập thông tin cho bài viết, lập dàn ý, triển khai viết đoạn, viết bài, khuyến khích HS tự đánh giá bài làm và chia sẻ bài làm. Từ quá trình rèn luyện và định hƣớng đó, các em mới có thể tích lũy đƣợc vốn sống và có kĩ năng viết tốt.

2.1.2. Đảm bảo việc tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh theo định hướng giao tiếp

Cùng với quá trình lĩnh hội VB thì TL VB là hai quá trình quan trọng trong hoạt động giao tiếp của con ngƣời. Dù ở kiểu VB nào, miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh hay nghị luận thì ngƣời TL VB cũng đều sử dụng ngôn ngữ là phƣơng tiện chính để giao tiếp. Theo các lí thuyết về giao tiếp, VB vừa là sản phẩm nhƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tạo lập văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 36)