Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 26 - 29)

rừng tại KVNC.

- Sử dụng phương pháp kế thừa: Các số liệu, tài liệu báo cáo liên quan đến việc đánh giá các tác động tiêu cực đến vùng nghiên cứu như: Các báo cáo của các chương trình, dự án GIZ, Birdlife, Vietnature … kế thừa các số liệu tình hình vi phạm lâm luật, sử dụng kết quả điều tra và đặt bẫy ảnh của trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (VietNature). Trong thời gian từ năm 2011, Trung tâm đã đặt 500 bẫy ảnh tại khu vực nghiên cứu

Hình 2.1: Sử bẫy ảnh để giám sát rừng Hình 2.2: Vị trí đặt bẫy ảnh để giám sát

- Phương pháp khảo sát, đánh giá ngoài hiện trường: Tiến hành khảo sát tại một số tuyến, điểm được xác định có nguy cao về: Khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng, cháy rừng, săn bắn, bẫy bắt động vật rừng …

Đề tài cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn các bên liên quan để thu thập thông tin và đánh giá các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra Nhóm điều tra gồm 2 thành viên đã thực hiện hai đợt trong năm 2019. Đợt 1 điều tra ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình từ 20/1 đến 9/2 và đợt 2 điều tra ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị từ 19/7/ đến 31/7.

Phạm vi và số liệu thu thập được trong quá trình điều tra ở các thôn/ bản của 8 xã, Lâm trường Khe Giữa, thị trấn Lệ Ninh thuộc huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và 3 xã, thị trấn Bến Quan, thị Trấn Hồ Xá thuộc huyệnVĩnh Linh (Quảng Trị). Tổng số 134 đối tượng được phỏng vấn từ một đến nhiều lần, trong số đó có 66 người dân, 18 thợ săn, 12 người buôn bán gỗ, 12 người buôn bán động vật hoang dã, 2 người nấu cao, 6 nhà hàng ăn, 8 lãnh đạo thôn xã và 10 người bảo vệ rừng.

Đối tượng phỏng vấn là nhân viên nhà nước

Đối tượng này là những người bảo vệ rừng, bộ đội biên phòng, cán bộ xã, trưởng thôn bản thì phỏng vấn trực tiếp với tư cách là cán bộ điều tra đa dạng sinh học do cơ quan chủ quản cử đi. Khi gặp những người này đề nghị họ cho biết tên và giới thiệu để gặp những người hay đi rừng, hiểu biết nhiều về động và thực vật ở các thôn/bản.

Đối tượng là những người khai thác, buôn bán

Điều tra khai thác và buôn bán động vật hoang dã và gỗ bất hợp pháp là vấn đề nhạy cảm, vì vậy phải sử dụng nhiều phương pháp và kịch bản khác nhau để tiếp cận đối tượng nhằm thu được các thông tin có độ tin cậy cao.

Đối với những người buôn bán động vật hoang dã thì đóng vai chủ cơ sở nuôi hoặc cán bộ vườn thú đi mua động vật hoang dã cho cơ sở nuôi, hoặc cho vườn thú.

Đối với những người khai thác và buôn bán gỗ thì thường đóng vai người mua gỗ để xây dựng công trình, khách sạn, làm nhà.

Đóng vai chủ buôn động vật hoang dã, buôn gỗ hoặc khách du lịch để tiếp cận với các nhà hàng ăn có bán những món ăn có nguồn gốc là động vật hoang dã.

Việc sử dụng sự giới thiệu của những người quen biết, bạn b sống trong địa bàn điều tra cũng rất hiệu quả trong việc tìm hiểu đường dây buôn bán của các chủ buôn và các cơ sở chế biến gỗ.

Điều tra ở các thôn bản

Các thôn/ bản được lựa chọn để điều tra dựa trên các tiêu trí sau:

- Các thôn/ bản gần các khu rừng còn tốt giáp ranh với Vùng dự án KNT dựa theo kết quả điều tra đa dạng sinh học trước đây đã ghi nhận.

- Các thôn/ bản có thể có các hoạt động khai thác, buôn bán.

- Lựa chọn các thôn/ bản điều tra trọng điểm dựa trên tham khảo bản đồ thảm thực vật của Vùng dự án KNT kết hợp với việc tìm hiểu thông tin từ người dân địa phương hay đi rừng, nhân viên bảo vệ rừng để tìm hiểu địa điểm các loài động vật bị khai thác, mùa khai thác và đường dây buôn bán bất hợp pháp.

- Dựa vào việc lựa chọn các thôn bản cần điều tra, Nhóm điều tra đến các thôn bản giới thiệu mình với trưởng thôn/bản sau đó hỏi trưởng thôn bản tên những người thường khai thác hoặc buôn bán các loài động vật hoang dã và gỗ.

- Thu thập thông tin theo nội dung Phiếu điều tra tập chung vào: Loài, số lượng, giá, chiều hướng và mùa vụ săn bắt động vật, khai thác gỗ, phương tiện khai thác, bẫy bắt,hương tiện vận chuyển, và mục đích khai thác.

Điều tra ở các thị trấn, trung tâm xã

Gặp gỡ các nhà hàng ăn đặc sản, nhà khách, quán nước, nhà người thu mua, buôn bán động vật rừng, buôn bán gỗ, lái xe... để thu thập các thông tin về loài, sản phẩm, nguồn gốc, giá cả, thị trường tiêu thụ, phương thức vận chuyển, xu hướng buôn bán lâm sản và các hoạt động thi hành pháp luật có liên quan.

Phỏng vấn một nhóm người cũng được tiến hành vào buổi tối ở nơi khai thác và buôn bán lâm sản là nguồn thu nhập quan trọng. Khi phỏng vấn sử dụng các câu chuyện xã giao để khuyến khích những người được phỏng vấn cung cấp các thông tin.

Ghi chép số liệu

Để các đối tượng phỏng vấn trả lời cởi mở và trung thực, khi phỏng vấn sử dụng máy ghi âm để ghi cuộc phỏng vấn, sau đó thông tin sẽ được điền vào phiều điều tra ở địa điểm khác. Chụp ảnh các động vật bị săn bắt còn bị nuôi, các di vật, sản phẩm từ động vật bị săn bắt, buôn bán và các hoạt động khai thác, vận chuyển

gỗ... Sau mỗi ngày điều tra nhóm điều tra trao đổi, phân tích sơ bộ các thông tin thu được trong ngày.

Ngoài ra, đề tài áp dụng công cụ SWOT để phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác QLBV rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)