Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý, bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 56)

phát triển rừng

Những hó h n tồn tại

- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng của BQLRPH Động Châu còn bộc lộ một số hạn chế; mới chỉ dừng lại ở công tác sắp xếp, bố trí. Phần lớn lực lượng BVR còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. (Nghiệp vụ kỹ thuật và Năng lực pháp lý). Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tổng diện tích rừng được giao khá lớn và là khu vực rừng đầu nguồn quan trọng, so với tình hình thực tế thì lực lượng được biên chế quá mỏng để bảo vệ một diện tích khá lớn, nằm cách xa, địa hình hiểm trở nên khó khăn cho công tác tổ chức lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị trong lúc phải bố trí con người cho 07 trạm, 01 tổ cơ động và các tổ chốt hoạt động trực 24/24 giờ. Hiện tại số lượng lực bảo vệ rừng chuyên trách mới đáp ứng được 60% số lượng theo định mức biên chế. Nhìn chung, có khoảng 70% được đào tào cơ bản về chuyên ngành lâm nghiệp, tuy nhiên phần lớn chưa được đào tạo chính thức về các kỹ năng cơ bản trong thực thi pháp luật. Trang thiết bị phục vụ cho công tác thực thi pháp luật và công cụ hỗ trợ còn thiếu

rất nhiều. Bên cạnh đó, có rất ít hoặc không có kinh phí cho hoạt động tuần tra dài ngày hoặc tuần tra định kỳ.

- Hầu như cán bộ Ban hoàn toàn thiếu các kỹ năng hoặc liên quan đến bảo tồn, chẳng hạn như kỹ năng xác định các loài có giá trị bảo tồn, kỹ năng thực thi pháp luật đối với các loài hoang dã và kỹ năng xây dựng và áp dụng các chương trình giám sát và nghiên cứu. Đa số cán bộ Ban đều thiếu kỹ năng cơ bản cần thiết để thực hiện hiệu quả công việc của họ, ví dụ như kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch và viết báo cáo. Lỗ hỏng về năng lực cho thấy thiếu kinh phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn cán bộ và thiếu kế hoạch xây dựng năng lực trong kế hoach đầu tư cho Ban giai đoạn 2007 - 2018. Những hạn chế này dẫn đến công tác bảo vệ và bảo tồn kém hiệu quả.

Ngoài ra, năng lực của đội ngũ cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu để thực hiện công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Công tác giao khoán rừng chất lượng còn thấp, do chưa đánh giá giá trị rừng, cũng như lượng giá rừng. Trách nhiệm của hộ nhận khoán chưa cao do mức khoán bảo vệ rừng thấp.

- Chính sách hưởng lợi từ rừng chưa tạo động lực cho những người tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.

- Công tác khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, trồng mới rừng chưa có phương án cụ thể, chính sách đầu tư còn thấp, giống cây đưa vào trồng rừng chủ yếu các loài nhập nội, chưa phát huy thế mạnh cây bản địa

- Chưa khai thác tiềm năng thế mạnh dịch vụ sinh thái rừng như: Dịch vụ hấp thu Cacbon của rừng, Du lịch sinh thái, Nghiên cứu khoa học

- Cơ chế chính sách và các chế độ ưu đãi lâm nghiệp đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách (bảo vệ rừng tại gốc) còn thấp nên đời sống của cán bộ nhân viên còn vất vả, chưa phát huy năng lực làm việc.

- Các bên liên quan chủ chốt đến công tác bảo vệ và quản lý ở khu vực xung quanh Ban Quản lý rừng phòng hộ Động Châu gồm UBND huyện Lệ Thủy, UBND xã Kim Thủy, Lâm Thủy và Chi nhánh Lâm trường Khe Giữa, Kiến Giang. Trong

những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng nhận được sự hỗ trợ từ Đồn Công an, Đồn Biên phòng 661, Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy. Tuy nhiên sự phối hợp này chỉ được thiết lập và thực hiện sau khi xảy ra các hoạt động khai thác trái phép lớn, đáng chú ý là các hoạt động khai thác gỗ trái phép. Các hoạt động phối hợp liên quan đến thực thi pháp luật về bảo vệ rừng cần phải được tăng cường và thể chế hóa thông qua xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa Ban và các bên liên quan, sau đó nâng cao nhận thức cho các bên liên quan

Nguyên nhân của những hó h n tồn tại

Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực chỉ đạo, điều hành lãnh đạo trong BQLRPH còn hạn chế; công tác tổ chức bố trí lực lượng bảo vệ rừng chưa hợp lý; chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ rừng trong lâm phận được giao; công tác nắm bắt, báo cáo tình hình và đề xuất, kiến nghị với cơ quan chủ quản còn thiếu kịp thời; công tác kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu chất lượng rừng sau giao khoán chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ.

- Công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị tư tưởng, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác tuyên truyền pháp luật để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng chưa được chú trọng đúng mức.

Nguyên nhân khách quan

- Đời sống nhân dân vùng gần rừng, liền rừng còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, dân số gia tăng, đa phần lực lượng lao động không có việc làm chủ yếu dựa vào rừng để mưu sinh. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ của xã hội đối với gỗ và một số loại đặc sản rừng ngày càng cao, làm gia tăng sức ép đối với rừng.

- Địa hình núi rừng hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, lâm tặc ngày càng tinh vi, một số bộ phận chưa có ý thức tham gia bảo vệ rừng, nhất là người dân sống gần rừng.

- Cơ chế, chính sách trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở các BQLRPH nói chung và BQLRPH Động Châu còn nhiều bất cập; thẩm quyền đối với các BQLRPH

còn hạn chế; chế độ đãi ngộ cho lực lượng làm công tác BVR chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng còn ít; công cụ hỗ trợ, phương tiện phục vụ tuần tra kiểm soát lâm sản không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, chưa có các cơ chế để khuyến khích người dân, cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia.

- Biên chế lực lượng của các BQLRPH chưa đủ theo yêu cầu nhiệm vụ được giao; các khu rừng phòng hộ, giàu tài nguyên tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở giáp ranh giới tỉnh Quảng Trị và giáp biên giới Việt - Lào.

- Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực Lâm nghiệp còn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chỉ đáp ứng 30% kế hoạch hàng năm; ngân sách tỉnh chưa được bố trí cho bảo vệ và phát triển rừng. Các đơn vị chủ rừng, đặc biệt là các BQL RPH, đặc dụng đang gặp nhiều khó khăn trong kinh phí quản lý, bảo vệ rừng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất lâm nghiệp nói chung, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng.

4.2. Các tác động ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng

4.2.1. Đánh giá tác động tích cực ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng

4.2.1.1. Tác động tích cực từ cơ chế và chính sách:

Các cơ chế và chính sách quản lý, bảo vệ rừng được nhà nước ban hành chung cho cả nước khi áp dụng phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Luật và các Văn bản dưới Luật ngày càng hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng như:

- Luật Lâm nghiệp qui định rõ ràng hơn về trách nhiệm chủ rừng để giải quyết mất rừng, đặc biệt chú trọng đến chủ thể tham gia vào bảo vệ rừng của các cộng đồng địa phương

- Chỉ thị 13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị Quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó nhấn mạnh tăng cường quản lý, theo dõi chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/11/2016 về sửa đổi một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Nghị định này quy định việc chi trả cho các dịch vụ môi trường, trong đó có dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon trong lâm nghiệp.

- Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, chống người thi hành công vụ.

- Pháp luật về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản ngày càng nghiêm.

- Chế độ chính sách lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hóa thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và quyền hưởng lợi từ rừng được ban hành và đi vào cuộc sống. Nhà nước đã tăng cường đầu tư thông qua nhiều chương trình dự án đã tác động tích cực đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của các ngành và chính quyền địa phương các cấp được nâng cao hơn, các tổ chức xã hội có những nỗ lực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

4.2.1.2. Vai trò của các bên liên quan đối với công tác QLBVR - Chi cục kiểm lâm

Chi cục Kiểm lâm thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về BV&PTR, bảo đảm chấp hành pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Thời gian qua đã tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý bảo vệ rừng của BQLRPH Động Châu.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy, Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR số 1 phối hợp với BQLRH Động Châu trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- UBND huyện Lệ Thủy

- Là đơn vị chỉ đạo trực tiếp BQLRPH Động Châu trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn

- Huy động và chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để xử lý; đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phương, lồng ghép với các dự án xoá đói giảm ngh o, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn;

- Kiểm tra, đôn đốc các xã và phối hợp với các ngành trong việc tổ chức phát triển rừng, tổ chức truy quét chống chặt phá rừng trái phép;

Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy

- Tổ chức, thực hiện theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; vận động các cơ quan, tổ chức và nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng.

- Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn chủ động tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp.

- Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và tổ chức tổ, đội quần chúng phòng chống chặt phá rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan: Công an, Quân đội cùng cấp huy động lực lượng truy quét các cá nhân, tổ chức phá rừng, khai thác rừng trái phép và các hành vi vi phạm xâm hại rừng; xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm và chống người thi hành công vụ.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, kiểm soát việc khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trên địa bàn.

UBND xã Kim Thủy

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Tổ chức quản lý diện tích rừng chưa được giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý;

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng

Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Việt

Triển khai thuê môi trường rừng để thực hiện Dự án: Tăng cường dịch vụ sinh thái Động Châu - Khe Nước Trong

Thời gian qua, đã hỗ trợ BQL thực hiện giám sát rừng bằng công cụ SMART, ngoài ra, Trung tâm còn có 03 cán bộ hiện trường thường xuyên thực hiện các hoạt động NCKH trên hiện trường bằng bẫy ảnh và công cụ SMART.

- Các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thôn bản ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng

Hàng năm căn cứ vào nguồn vốn bảo vệ rừng được giao, Ban quản lý tiến hành ký hợp đồng giao khoán diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng thôn để bảo vệ rừng.

- Sự phối hợp các lực lượng chức năng khác

+ Đồn Biên phòng 661, Công an Lệ Thủy là những đơn vị phối hợp trong quy chế phối hợp liên ngành.

4.2.2. Đánh giá các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng

Căn cứ số liệu về kết quả bẫy ảnh, giám sát đa dạng sinh học bằng công cụ SMART, số liệu về các đợt tuần tra bảo vệ rừng của BQLRPH Động Châu, phân tích tình hình kinh tế - xã hội và kết quả khảo sát phỏng vấn thực tế, đề tài xác định có cho thấy có 03 mối đe dọa chính tới tài nguyên rừng, cũng như ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực nghiên cứu gồm có: Khai thác, buôn bán động vật rừng; Khai thác gỗ trái phép và buôn bán gỗ; khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Ngoài ra, một số yếu tố khác được xác định là mối đe dọa đến tài nguyên rừng, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ rừng như: Lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng, đánh bắt cá, làm đường Hồ Chí Minh nhánh tây … Thông tin chi tiết về các mối đe dọa đến tài nguyên rừng tại khu vực rừng phòng hộ Động Châu được tổng hợp trong phụ lục 01.

Các hoạt động thực thi pháp luật đối với hoạt động khai thác và buôn bán bất hợp pháp ở Vùng Động Châu trên thực tế mới chỉ đáp ứng được một phần. Một số hạn chế liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật về khai thác và buôn bán bất hợp pháp tại khu vực nghiên cứu gồm:

- Công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng, động vật rừng và phổ biến các pháp lệnh, nghị định của nhà nước về quản lý bảo vệ động vật rừng chưa được thường xuyên và sâu rộng đến nhân dân trong vùng, đặc biệt cho đồng bào Vân Kiều ở các thôn/bản gần rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)