Xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 29)

rừng cho KVNC

Trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý tài nguyên rừng tại BQLRPH Động Châu, huyện Lệ Thủy. Quá trình phân tích có sự dụng tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu vực Động Châu nằm ở phía Tây-Nam tỉnh Quảng Bình thuộc địa giới hành chính xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Có toạ độ địa lý: Từ 16° 55' 19'' đến 17° 4' 55'' vĩ độ bắc; Từ 106° 32' 50'' đến 106° 48' 26'' kinh độ đông.

Phía Bắc giáp xã Kim Thủy và một phần xã Lâm Thủy, phía Đông và phía Nam giáp khu BTTN Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, còn phía Tây giáp nước CHDCND Lào.

Hình 3.1: Sơ đồ vị của BQLRPH Động Châu

3.1.2. Địa hình

Địa hình khu vực này nằm trong vùng núi thấp với địa hình tương đối dốc. Độ cao trung bình trong khu vực khoảng 500 - 600 m so với mực nước biển. Điểm thấp nhất là 120 m nằm tại khu vực Khe Bang. Đỉnh cao nhất là đỉnh 1220 m giữa ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị và Lào. Còn lại là hầu hết các đỉnh núi cao dưới 1000 m so với mực nước biển.

Vùng núi có độ cao trên 700 m chiếm một phần nhỏ (khoảng 10%) diện tích khu vực. Còn lại 90% diện tích là vùng đồi núi có độ cao dưới 700 m. Theo Thái Văn Trừng (1978) thì đây là rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất thấp. Trên toàn quốc, rừng ở dạng địa hình này đang bị suy thoái và trở nên rất hiếm do rừng dễ tiếp cận nên bị tác động mạnh. Do có nguy cơ đe dọa cao nên các tổ chức bảo tồn thiên nhiên xếp loại rừng này là rừng có giá trị bảo tồn cao (WWF 2008). Trong khi đó ở khu vực Động Châu- Khe Nước Trong có kiểu rừng trên vùng núi đất thấp còn chiếm một tỷ lệ rất cao. Đây chính là đối tượng cần phải bảo tồn trong khu vực và là mục tiêu bảo tồn trong toàn Quốc.

3.1.3. Địa chất, đất đai

Địa chất vùng điều tra thuộc miền vòng trống Paleozoi rộng lớn thuộc đới Trường Sơn Bắc, có cấu tạo đặc thù với nhiều mặt cắt Paleozoi khá đầy đủ và dày. Bao gồm các trầm tích Odovic thượng và Silua. Thành phần bồi lắng gồm có sắt, cát, Conglonurat, cuội, sỏi, dăm. Song song với quá trình bồi lắng là quá trình xâm nhập các khối Magma acid như Granit, Daxit, Rhefonit. Trong vùng điều tra xuất hiện diện tích đáng kể của kiểu thung lũng kiến tạo và xâm thực nằm dọc theo các con sông, suối. Nham thạch chủ yếu bao gồm các khối được tạo thành từ Magma, Granit, Rhyonit, đặc điểm đá rất mỏng, có kết cấu hạt thô, tỷ lệ thạch anh lớn khó phong hóa. Các vùng thạch tạo từ trầm tích hạt thô như sa thạch, cuội kết, dăm kết, conglomerat có kết cấu hạt thô, bở, rời, phong hóa nhanh, dễ rửa trôi và xói mòn.

Đất được hình thành trên các loại phiến thạch sét, sa thạch và magma acid kết tính chua, chúng phân bố đan xen vào nhau khá phức tạp, tạo nên nhiều loại đất có độ phì khác nhau, tùy thuộc vào các kiểu địa hình, thảm thực bì, độ cao và độ dốc của địa hình.

3.1.4. Khí h u thủy v n

a. Khí hậu

Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông tương đối lạnh. Hằng năm mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến đầu tháng 9 (khô hạn găy gắt nhất trong tháng 6 và tháng 7), mùa mưa từ cuối 9 đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào thời kỳ cuối mùa thu (tháng 10 và tháng 11), Trong khu vực không có trạm quan trắc khí

tượng, chỉ có trạm Khe Sanh là gần với khu vực nhất và có điều kiện tương đối phù hợp để tham khảo. Theo số liệu quan trắc khí tượng 20 năm tại Khe Sanh, các chỉ tiêu khí tượng trung bình như sau:

- Nhiệt độ bình quân năm 24,50c.

- Nhiệt độ bình quân tối cao 29,40c vào tháng 6.

- Nhiệt độ bình quân tối thấp 19,10c vào tháng 1.

- Lượng mưa bình quân năm 2.079 mm.

- Lượng mưa bình quân tháng thấp nhất 18,8 mm vào tháng 2.

- Lượng mưa bình quân tháng cao nhất nhất 416,2 mm vào tháng 10.

Có 3 loại gió mùa chính thịnh hành trong khu vực. Gió mùa đông- nam mang theo hơi ẩm và mưa lớn, thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 11. Gió mùa đông- bắc mang theo hơi lạnh và mưa phùn, thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa tây- nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, thường khô và nóng nên mùa khô bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.

b. Thủy v n

Toàn bộ khu vực khảo sát để thành lập khu rừng đặc dụng là vùng đầu nguồn của sông Long Đại và sông Kiến Giang (hai nhánh của sông Nhật Lệ) là một trong những sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Trong nội vi khu vực rất nhiều khe suối chằng chịt tạo thành 2 hệ sông suối chính là hệ sông Sa Ram (khe Nước Trong) và Rào Chân. Hệ Sa Ram gồm nhiều suối lớn đổ về như Suối Vàng, Khe Bung, suối Sa Ram. Hệ Rào Chân cũng gồm nhiều suối lớn hợp thành.

Các sông suối trong khu vực thường ngắn, có độ dốc lớn, xâm thực sâu, vì thế thường gây lũ và làm sạt lở đất, ảnh hưởng tới giao thông đi lại trong vùng.

3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng

Căn cứ kết quả kiểm kê rừng năm 2016 và kết quả theo dõi diễn biến rừng 2017, 208 khu rừng phòng hộ Động Châu có diện tích 18.445,19 ha thuộc 21 tiểu

khu rừng tập trung với diện tích 18.445,19 ha; Khu vực này có hiện trạng rừng còn rất phong phú, chi tiết tại biểu 3.1.

Biểu 3.1. Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu TT Hiện trạng rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Rừng giàu 7.914,41 2 Rừng trung bình 3.210,08 3 Rừng ngh o 5.658,05 4 Rừng phục hồi núi đá 470,97 5 Rừng ngh o kiệt 136,19 6 Rừng phục hồi 408,6 7 Rừng trồng 358,18 8 Đất trống và đất khác 167,02 Tổng 18.445,19 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng Rừng phòng hộ Động Châu

Khu vực nghiên cứu có rất nhiều suối lớn, nhỏ thuộc 2 hệ sông suối chính là hệ sông Sa Ram (khe Nước Trong) và Rào Chân. Theo kiểm kê rừng năm 2016 và điều tra thực địa năm 2018, hệ sinh thái đất ngập nước thường thay đổi giữa các mùa. Mùa mưa các sông suối đầy nước, trong mùa khô thì rất nhiều suối không có nước hoặc chỉ có những vũng nước nhỏ. Suối có nước thường xuyên quanh năm chỉ có diện tích 4,35 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hệ sinh thái tự nhiên. Khu vực này có rất nhiều loại tôm, cá và các loại động, thực vật sinh sinh sống ở các khe, suối. Tuy nhiên chưa tiến hành khảo sát cụ thể hệ sinh thái ngập nước nên không có cơ sở đánh giá chi tiết.

Hệ sinh thái trên cạn gồm các kiểu thảm thực vật rừng, đặc biệt là thảm thực vật ở vùng núi thấp (có độ cao dưới 700 m so với mực nước biển). Ở các địa phương khác, kiểu rừng này do gần dân cư và dễ tiếp cận, đã bị phá hủy và còn lại rất ít. Tuy nhiên, ở khu vực Động Châu thì các kiểu thảm thực vật này còn khá nhiều, khoảng gần 18.000 ha. Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh và điều tra ngoài thực địa cho thấy tỷ lệ độ che phủ của rừng trong khu vực lên tới 99%.

Kết quả điều tra khu hệ thực vật do nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện trong các năm 2009 - 2011 và các chuyên gia của dự án do VietNature triển khai thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2015 đã thống kê được 1.030 loài, trong 599 chi thuộc 144 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Kết quả điều tra trong các năm 2014-2017 đã thống kê sơ bộ được 357 loài động vật có xương sồng trên cạn; trong đó: 76 loài thú, 214 loài chim và 67 bò sát ếch nhái có phân bố tại khu vực nghiên cứu.

Khu hệ chim Động Châu-Khe Nước Trong đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ. Đã điều tra được 214 loài chim ở khu vực. Ghi nhận 4 trong số 7 loài là những loài phân bố hẹp ở vùng chim đặc hữu, bao gồm các loài: Trĩ sao, Khướu mỏ dài, Chích chạch má xám và Khướu má xám. Có 06 loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải bảo vệ theo quy định Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 02 loài đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu là Gà lôi lam mào trắng (CR) và Đuôi cụt bụng đỏ VU.

Đã ghi nhận tổng số 67 loài (38 loài bò sát và 29 loài ếch nhái) ở Khu RPH Động Châu (khu vực dự kiến thành lập khu rừng đặc dụng Động Châu-Khe Nước Trong). Trong đó có thêm 3 loài mới trong danh sách các loài bò sát và ếch nhái của tỉnh Quảng Bình gồm: Thạch sùng ngón giả bốn vạch Cyrtodactylus cf.

pseudoquadrivirgatus, Rắn ráo k-ra-pelin Boiga kraepelini và Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa.

3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

3.2.1. Đ c điểm dân số và dân tộc a. Dân số và lao động a. Dân số và lao động

Hai xã vùng đệm thuộc khu vực miền núi rẻo cao, giáp biên giới nên có mật độ dân số rất thưa. Theo số liệu năm 2017 do Cục Thống kê Quảng Bình cung cấp, mật độ dân số trung bình của xã Kim Thủy là 7,6 người/km2

và xã Lâm Thủy chỉ có 6,18 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số cơ học của xã Kim Thủy là 0,9% thấp hơn nhiều so với xã Lâm Thủy 3,6%.

Biểu 3.2. Diện tích, dân số và lao động năm 2017 T T Diện tích (ha) Số thôn, bản

Số hộ Số khẩu Lao động Tỉ tăng lệ dân số Mật độ (ng/km2) 1 Kim Thủy 48.730,81 13 1.139 3.705 2.190 0,9 7,6 2 Lâm Thủy 22.793,15 6 384 1.409 833 3,6 6,18 Tổng 71.523,96 19 1.523 5.114 3.023 1,6 7,15

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình

b. Thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc tại 02 xã chỉ gồm người Kinh và Vân Kiều, trong đó chủ yếu là người Vân Kiều chiếm tới 73,6% tổng số hộ với 78,9% dân số của hai xã, người Kinh chiếm 26,4% số hộ và 21,1% dân số. Trong đó, xã Lâm thủy có tới 94,1% là người Vân Kiều, xã Kim Thủy chiếm 72,6% là người Vân Kiều.

3.2.2. Đ c điểm inh tế

Kim Thủy và Lâm Thủy là 2 xã miền núi giáp biên giới Viêt-Lào nên có diện tích thuộc loại lớn của Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 2 xã là 71.524 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tới 94,5%.

Biểu 3.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017

Đơn vị tính: ha

TT

Hạng mục Kim Thủy Lâm Thủy Tổng %

1 Đất sản xuất Nông nghiệp 1.449,8 404,8 1.854,6 2,6 2 Đất Lâm Nghiệp 45.636,0 21.928,7 67.564,6 94,5 3 Đất phi nông nghiệp 1.177,2 272,3 1.449,5 2,0

- Trong đó: Đất ở 25,6 9,8 35,4 0,05

4 Đất chưa sử dụng 467,8 187,4 655,2 0,9

Tổng 48.730,8 22.793,2 71.524,0 100,00

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (2,6%), do vậy cùng với sản xuất nông nghiệp thì sản suất lâm nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính. Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất ít chỉ chiếm 0,97%, còn lại chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Nông nghiệp của 02 xã vùng đệm với 02 ngành chính, đó là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên diện tích đất trồng trọt chiếm tỷ lệ rất ít. Chăn nuôi được trú trọng phát triển hơn và là một trong những nguồn thu chính của người dân.

Trồng trọt

Do đặc thù địa hình miền núi nên diện tích đất trồng lúa của 02 xã ít nhất so với các xã trong huyện. xã kim thủy có 110 ha chiếm 0,23% diện tích tự nhiên của xã. xã lâm thủy chỉ có 18,5 ha chiếm 0.08% diện tích tự nhiên của xã. về năng suất lúa của cả 02 xã cũng tương đối thấp, trung bình chỉ đạt 41,32 tạ/ha, do đó để đáp ứng nhu cầu lương thực, ngoài lúa người dân 02 xã đã trồng các loại nông sản khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đậu vv…(thống kê sản lượng lương thực của 02 xã tại biểu 3.4.

Biểu 3.4. Thống kê các loại cây lƣơng thực năm 2017

Lúa cả năm Ngô cả năm Diện tích các cây khác Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lượng (tấn) Khoai, sắn (ha) Rau, đậu (ha) Lạc, vừng (ha) Kim Thủy 110 41,45 456 14 28,75 40,2 180 26 9 Lâm thủy 18,5 41,19 76,2 20 31,1 62,2 35 11 8

Nguồn:Cục Thống kê Quảng Bình

Ngoài ra trong vườn nhà của các hộ gia đình còn trồng một số loại cây ăn quả như: Cam, Bưởi, Chuối, Mít, Chanh...

Ch n nuôi

Gia súc được người dân trong vùng chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò. Những khó khăn, hạn chế cơ bản của chăn nuôi là thiếu bãi chăn thả trâu bò, thiếu vốn đầu tư, chăm sóc thú y, nguồn giống và kiến thức chăn nuôi còn hạn chế nên năng suất và sản lượng vật nuôi trên địa bàn còn thấp.

Chăn thả trâu, bò chủ yếu dưới dạng thả rông trong rừng, thiếu sự chăm sóc, gia súc thường phá hoại hoa màu, rừng trồng của người dân và là một trong những mối đe dọa tới đa dạng sinh học tại khu BTTN.

Biểu 3.5. Hiện trạng gia súc năm 2017

Đơn vị tính: con

TT Trâu Lợn

1 Kim Thủy 495 1.019 361

2 Lâm Thủy 263 352 108

Tổng 758 1.371 469

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình

Ngoài các loại gia súc Trâu, Bò người dân còn nuôi các loại gia cầm như: Gà, Vịt, Ngan Ngỗng. Tuy nhiên số lượng và sản lượng rất ít và chủ yếu sử dụng phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Thủy sản

Người dân trên địa bàn 02 xã nuôi thủy sản nước ngọt không đáng kể, chủ yếu khai thác thủy sản từ tự nhiên trên các suối trong khu vực và mua thủy sản từ nơi khác để phục vụ đời sống hàng ngày.

Lâm nghiệp

- Khoán bảo vệ rừng: Năm 2017, xã Kim Thủy có 105 hộ gia đình nhận khoán 1.651,94ha tự nhiên theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ; xã Lâm Thủy có 102 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích 1.948,06 ha rừng tự nhiên do UBND xã đang tạm quản lý.

Năm 2017, xã Kim Thủy có 73 hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu với diện tích 600 ha theo các hợp đồng khoán bảo vệ rừng. Công tác khoán bảo vệ rừng đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho

người dân trên địa bàn, đồng thời gắn trách nhiệm của người dân với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tình trạng khai thác lâm sản trái phép.

- Giao đất, giao rừng: Hiện tại địa bàn xã Kim Thủy đã giao đất, giao rừng cho 780 hộ gia đình với diện tích 6.697,6 ha. Toàn bộ diện tích được giao không nằm trong khu vực xây dựng khu BTTN. Đối với xã Lâm Thủy cho đến nay vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác giao đất. Theo số liệu thống kê đến 16/3/2018 mới chỉ giao đất lâm nghiệp cho 112 hộ với diện tích là 141 ha.

Biểu 3.6. Tổng hợp kết quả giao đất Lâm nghiệp

Đơn vị tính: ha

Nguồn: UBND xã Kim Thủy và Lâm Thủy cung cấp - Sản xuất lâm nghiệp và thu nhập từ rừng: Tính đến ngày 31/12/12017 trên

địa bàn xã Kim Thủy có 6.442,25 ha rừng trồng. xã Lâm Thủy có 41,29 ha. Loài cây trồng chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng.

Rừng trồng khai thác trong năm 2017 của xã Kim Thủy là 197,61 ha, sản lượng 11.856,6 tấn; xã Lâm Thủy khai thác 14,27 ha, sản lượng 85,6 tấn. Tính bình quân giá lâm sản 1.000.000 đồng/tấn thì giá trị lâm sản khai thác từ rừng trồng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)