Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 41 - 46)

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng

4.1.1.1. Hiện trạng rừng tại hu vực nghiên cứu

Khu rừng Động Châu - Khe Nước Trong trước đây do lâm trường Kiến Giang và Lâm trường Khe Giữa quản lý. Năm 2006 đã thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu theo Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 13/11/2006 của UBND tỉnh. Đến tháng 12 năm 2006, Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu trực thuộc UBND huyện Lệ Thủy quản lý (Quyết định số 3557/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình).

Rừng Phòng hộ Động Châu nằm ở cực Nam của tỉnh Quảng Bình và chủ yếu thuộc địa phận xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Khu vực này nằm trong ranh giới địa lý từ 16º55′18′′ đến 17º03′44′′ vĩ độ bắc và từ 106º32′31′′ đến 106º48′27′′ kinh độ đông. Phía Bắc giáp xã Kim Thủy và một phần xã Lâm Thủy, phía Đông và phía Nam giáp khu BTTN Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, còn phía Tây giáp nước CHDCND Lào. Tổng diện tích quản lý là 18.445,19 ha, với 22 tiểu khu (Bảng 4.1) gồm: 490, 495, 496, 516, 517, 522, 523, 524, 525, 526, 527, 528, 529, 530, 531, 533, 534, 535, 536, 537, 538, 539.

Bảng 4.1. Hiện trạng rừng BQLRPH Động Châu

TT Hiện trạng rừng Tiểu khu Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Rừng giàu 516,517,522,528,529, 530, 531, 533, 534, 535, 536, 537, 538, 539 7.913,41 42,9 2 Rừng trung bình 490,496,522,523,527,528, 529, 531, 534, 535, 536, 537, 538, 539 3.210,08 17,4 3 Rừng ngh o 490, 496, 522, 523, 524, 525, 526, 527, 528, 529, 538, 539 5.658,05 30,7 4 Rừng phục hồi núi đá 529, 530, 537, 539 470,97 2,5 5 Rừng ngh o kiệt 525 136,19 0,7 6 Rừng phục hồi 490, 496, 523, 525, 533, 538 408,6 2,2 7 Rừng trồng 490, 496, 525 358,18 1,9 8 Đất trống và đất khác 490, 495, 496, 525, 526, 533, 534, 539 167,02 0,9 Tổng 18.445,19 100

Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy, khu rừng Động Châu có diện tích rừng giàu và trung bình chiếm 60% diện tích quản lý. Các khu rừng giàu, khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao nằm khá liền nhau và phân bố ở các vị trí xa khu dân cư và tiếp giáp với biên giới Việt Nam - Lào, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và khu rừng phòng hộ còn giàu tài nguyên của lâm trường Khe Giữa, lâm trường Kiến Giang, thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại. Mặt khác, ranh giới khu rừng nằm trọn trên địa bàn một xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy là những điều kiện thuận lợi đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo quan điểm phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng (1978), các kiểu thảm thực vật chính và phụ của khu rừng phòng hộ Động Châu như sau:

Bảng 4.2. Hiện trạng thảm thực vật tại BQLRPH Động Châu

TT Kiểu thảm thực vật Diện tích

(ha)

Tỷ lệ %

1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới 2.019,01 10,94 2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp 8.919,39 48,35 3 Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác kiệt 5.828,23 31,60 4 Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng 495,30 2,68 5 Kiểu phụ rừng phát triển trên núi đá vôi 687,06 3,72

6 Rừng trồng 404,46 2,19

7 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác, đất khác 91,74 0,52

Tổng 18.445,19 100

(Nguồn: Viện điều tra Quy hoạch rừng điều tra trong các n m 2009-2011, Chi cục Kiểm lâm và các chuyên gia rà soát bổ sung đ u n m 2018)

4.1.1.2. Diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2007 - 2018

Hiện trạng diễn biến tài nguyên rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu được thể hiện tại Bảng 03, 04, 05.

Kết quả phân tích cho thấy trong giai đoạn từ năm 2007 - 2018, diện tích có rừng tăng lên 876,47 ha (bảng 4.3), nguyên nhân tăng lên chủ yếu do khoanh nuôi

Bảng 4.3. Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2007 - 2018 T

T Năm Tổng diện tích quản lý (ha) Diện tích có rừng Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Đất trống (ha) So sánh thay đổi 2007 - 2018 1 2007 18.360,36 17.279,01 17.049,01 230,0 497,15 0 2 2014 18.360,36 18.090,07 17.920,07 170 270,29 + 811,06 3 2016 18.445,19 18.155,48 17.797,3 358,18 167,02 + 876,47 4 2017 18.445,19 18.155,48 17.797,3 358,18 167,02 + 876,47 5 2018 18.445,19 18.155,48 17.797,3 358,18 167,02 + 876,47

Biểu đồ 4.1: Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2007 - 2018 BQLRPH Động Châu

Nhìn vào cơ cấu phân theo mục đích sử dụng (Bảng 4.3) cho thấy giai đoạn 2007 -2017, cơ cấu rừng sản xuất, rừng phòng hộ tương đối ổn định. Cơ cấu 03 loại rừng chỉ có sự thay đổi đáng kể năm 2018 theo hướng rừng phòng hộ giảm - 15.613,84ha, rừng sản xuất giảm - 2.495,2 ha, rừng đặc dụng tăng 18.281,63 ha, nguyên nhân do tỉnh Quảng Bình thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất của BQLRPH Động Châu đã được điều chỉnh sang quy hoạch rừng đặc dụng.

Bảng 4.4. Diễn biến theo quy hoạch 03 loại rừng TT Phân theo chức năng 03

loại rừng

Năm So sánh tăng (+), giảm (-) giai đoạn 2007 - 2018 2007 2014 2018 1 Phòng hộ 15.627,6 15.997,8 13,76 - 15.613,84 2 Đặc dụng 0 0 18.281,63 + 18.281,63 3 Sản xuất 2.645,0 2.325,8 149,8 - 2.495,2 4 Đất khác (ngoài 03 LR) 87,8 32,8 0 - - 87.8 Tổng 18.360,4 18.360,4 18.445,19

Biểu đồ 4.2. Diễn biến chức năng quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2007 - 2018

Phân tích diễn biến rừng tự nhiên theo trữ lượng giai đoạn 2007 - 2018 (bảng

4.4) cho thấy: Diện tích rừng giàu tăng (+4.251,6ha); rừng trung bình giảm (-

4.118,2ha); rừng ngh o tăng (+144,8ha). Kết quả rừng giàu tăng chủ yếu do các khu rừng trung bình nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa ít bị tác động nên chuyển thành trạng thái rừng giàu; Rừng trung bình giảm một phần diện tích do chuyển thành rừng giàu, một phần chuyển thành rừng ngh o.

Bảng 4.5. Diễn biến rừng tự nhiên theo trữ lƣợng giai đoạn 2007 - 2018 TT

Loại đất, loại rừng Diện tích Loại đất, loại rừng Đất có rừng Diện tích năm

2007 (ha) Diện tích năm 2018 (ha) So sánhtăng (+); giảm (-) 1 Rừng giàu 3.661,8 7.913,41 + 4.251,61 2 Rừng Trung bình 7.328,3 3.210,08 - 4.118,22 3 Rừng ngh o 6.305,5 6.450,3 +144,8 4 Rừng Ngh o kiệt 441,3 223,51 -233,51 Tổng 17.736,9 17.797,3

Biểu đồ 4.3: Diễn biến diện tích rừng tự nhiên theo trữ lƣợng giai đoạn 2007 - 2018

4.1.1.3. Tình hình sử dụng rừng

Thời gian qua, công tác sử dụng rừng theo quy chế hiện hành đối với một số loài lâm sản phụ dưới tán rừng tự nhiên có ý nghĩa về kinh tế, dược liệu chưa được khai thác hiệu quả. Các nguồn lợi khác (như tham quan du lịch, nghỉ dưỡng...) chưa được chú ý.

Việc sử dụng rừng chủ yếu thực hiện đối với rừng trồng do khai thác bão gãy đỗ vào các năm 2014, 2017, với tổng diện tích 180 ha. Tuy nhiên, do hiện trường khai thác xa, việc khai thác phải theo quy chế quản lý rừng phòng hộ nên không đảm bảo lợi nhuận từ việc khai thác rừng.

Khai thác dịch vụ từ rừng: Từ năm 2014 đến nay, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt đã thuê 768 ha rừng tại tiểu khu 528 của BQLRPH Động Châu để nghiên cứu khoa học trong vòng 30 năm, giá thuê môi trường rừng 200.000đ/ha/năm. Mục

đích của việc thuê rừng là bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và tăng cường các dịch vụ sinh thái của khu vực (bao gồm dự trữ các-bon) và phát triển du lịch sinh thái

4.1.2. Hiện trạng về công tác tổ chức, quản lý bảo vệ phát triển rừng 4.1.2.1. Thực trạng về tổ chức, quản lý và c sở v t chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)