Hiện trạng về công tác tổ chức, quản lý bảo vệ phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 46 - 56)

Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu là tổ chức của Nhà nước, trực thuộc UBND huyện có chức năng, nhiệm vụ của chủ rừng, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trên diện tích rừng được giao quản lý.

Hiện trạng cơ cấu tổ chức, nhận sự của BQLRPH Động Châu được thể hiện tại các bảng biểu và sơ đồ phía dưới.

Sơ đồ minh họa về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của BQLRPH Động Châu

UBND huyện Lệ Thủy

Ban quản lý RPH Động Châu 40 ngƣời

(Ban giám đốc 03 người)

Bộ phận văn phòng (5 người) Bộ phận bảo vệ (36 người) Bộ phận kỹ thuật (2 người) 7 Trạm bảo vệ rừng (30 người) Các chốt cố định trong rừng (15 người)

Bảng 4.6: Cơ cấu tổ chức tại BQLRPH Động Châu

Bảng 4.7: Hiện trạng nhân sự Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu

Cơ cấu Tổng Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Trên đại học Đạ i học Cao đẳng Trung cấp cấp Cao cấp Trung cấp S cấp Nhân sự hiện tại 46 01 23 06 10 06 01 06 Viên chức hưởng lương 23 01 18 03 01 - 01 06 Viên chức tự trang trải 08 - 05 03 - - Hợp đồng lao động 15 - - - 09 06

Biểu đồ 4.4: Trình độ chuyên môn, chính trị của BQLRPH Động Châu

TT

Tổ chức bộ máy

Biên chế giao khi mới

thành lập (năm 2007) Biên chế hiện có(năm 2018) Tổng biên chế (người) Số trạm BVR (trạm) Ban lãnh đạo Tổng (người) Trong đó Số trạm BVR (trạm) Ban lãnh đạo GĐ PGĐ Viên chức, HĐ 68 HĐ ngắn hạn GĐ PGĐ 1 14 02 1 0 41 25 16 07 1 02

Nhìn vào thông tin trong các bảng biểu sơ đồ trên cho thấy:

Tổ chức bộ máy BQLRPH Động Châu hiện nay khá đầy đủ so với thời điểm khi mới thành lập. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BQLRPH Động Châu gồm có Ban lãnh đạo, bộ phận nghiệp vụ, các trạm, tổ bảo vệ rừng. Trong đó:

- Ban lãnh đạo có 03 người gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. - Cơ cấu tổ chức bộ máy (gồm 04 bộ phận), cụ thể:

+ Bộ phận Hành chính - Tổng hợp; + Bộ phận Kế hoạch - Kỹ thuật; + Bộ phận văn phòng

+ Bộ phận bảo vệ rừng gồm: 01 Tổ Cơ động và 05 Trạm Bảo vệ rừng trực thuộc, ngoài ra bố trí 02 tổ chốt lưu động khi cần thiết.

Hình 4.1: Tổ chốt bảo vệ trong rừng Động Châu

- Biên chế: Tổng biên chế hiện nay là 19 người, trong đó công chức là 01 người; cán bộ viên chức là 18 người. Hợp đồng dài hạn và tự trang trải 9 người; hợp đồng ngắn hạn 13 người.

- Về bố trí các Trạm BVR như sau:

+ Trạm BVR số 1 (Trạm Hà Lẹc): Có vị trí nằm ở tiểu khu 496, quản lý 07 tiểu khu rừng gồm các tiểu khu 496, 522, 523, 528, 529, 837, 538 và vùng ven như bản An Bai, bản Hà Lẹc và khu vực Ban.

+ Trạm BVR số 2 (Trạm 525): Có vị trí nằm ở Tiểu khu 525, quản lý 05 tiểu khu rừng các tiểu khu 524, 525, 526, 527, 539.

+ Trạm BVR số 3 (Trạm Cầu Khỉ): Nằm ở tiểu khu 532, quản lý 07 tiểu khu rừng các tiểu khu 515, 518, 520, 530, 531, 532, 533 và khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đi qua, khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Trị và Bản Rum - Ho.

+ Trạm BVR số 4 (Trạm Khe Cau): Vị trí ở Tiểu khu 490, quản lý 02 tiểu khu rừng gồm 490, 521 và đường 16

+ Trạm BVR số 5 (Trạm Bãi Đạn): Vị trí tiểu khu 516, quản lý 05 tiểu khu rừng gồm 516, 517, 534, 535, 536 khu vực đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây), khu vực giáp tỉnh Quảng Trị và giáp ranh biên giới Việt - Lào.

+ Trạm BVR số 6, 7: Bảo vệ các diện tích rừng tự nhiên ngh o do các Công ty bàn giao về cuối năm 2018.

Nhìn chung, phân bố số lượng Trạm BVR và biên chế còn thiếu so với diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ. Tuy có 07 trạm nhưng quân số tại mỗi trạm quá ít, chỉ bố trí 2 - 3/trạm cán bộ dẫn đến việc tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng gặp nhiều khó khăn.

Phần lớn lực lượng BVR của BQLRPH Động Châu được chuyển đổi từ các Lâm trường và luôn chuyển từ ban, ngành thuộc huyện. Đến nay, lực lượng bảo vệ rừng của BQLRPH Động Châu có trình độ đại học, trên đại học chiếm 62%, trung cấp, cao đẳng chiếm 35%, sơ cấp chiếm 12% trong tổng số biên chế (biểu đồ 4.4). Tuy nhiên, chỉ có 4-5 người có thể sử dụng máy tính; 1-2 người biết các chức năng cơ bản của GPS và phần mềm MapInfo

Về trình độ lý luận chính trị: Số lượng trình độ cao cấp chiếm 2%; trung cấp chiếm 13%; còn lại 85% chưa qua đào tạo (biểu đồ 4.5).

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị cho lực lượng bảo vệ rừng của Ban mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, trong thực thi nhiệm vụ còn hạn chế cả về chuyên môn nghiệp vụ, số lượng bảo vệ rừng chuyên trách chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ còn nhiều. Trong khi đó lực lượng hợp đồng ngắn hạn phần lớn chưa qua tuyển chọn, xét tuyển, chưa qua chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lâm nghiệp, không được trang bị quần áo đồng phục, không có biển hiệu và công cụ hỗ trợ nên hiệu quả công tác bảo vệ rừng chưa cao.

4.1.2.2. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng

Công tác giao khoán bảo vệ rừng

Bảng 4.8: Tổng hợp số liệu khoán bảo vệ rừng từ năm 2007 - 2018 TT Năm Diện tích (ha) Kinh phí (tr.đồng) Ghi chú

1 2007 3.000 300 2 2008 4.000 400 3 2009 3.500 350 4 2010 3.500 350 5 2011 2.000 200 6 2012 2.000 200 7 2013 6.000 600 8 2014 6.000 600 9 2015 6.000 1.200 10 2016 6000 1.200 11 2017 6.500 1.950 12 2018 5.500 1.650 Tổng 55.000ha 9.000

Giai đoạn từ năm 2007 đến 2018, BQLRPH Động Châu đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng 55.000 lượt ha; bình quân 4.583ha/năm; trong đó giai đoạn 2007 - 2014 định mức giao khoán là 100.000 đồng/ha/năm; giai đoạn 2015 - 2018, định mức 200.000đ/ha/năm.

Thời gian qua, việc thực hiện khoán bảo vệ rừng đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân khi tham gia nhận khoán, đồng thời hỗ trợ tích cực cho công tác bảo vệ rừng của BQLRPH Động Châu. Tuy vậy, ở những khu vực xa khu dân cư việc thực hiện giao khoán diện tích rừng tự nhiên cho các hộ đồng bào dân tộc, hộ gia đình cá nhân đang sinh sống tại các xã có rừng hiệu quả bảo vệ rừng không cao do không có đánh giá hiện trạng trước và sau khi giao khoán, vì vậy hợp đồng khoán thiếu chặt chẽ, quyền, nghĩa vụ và chính sách hưởng lợi giữa bên giao khoán và bên nhận khoán chưa được xác lập rõ ràng, nên hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng chưa cao. Mặt khác thiếu trách nhiệm trong việc đôn đốc, kiểm tra; thực hiện theo dạng khoán trắng do vậy rừng tự nhiên sau khi giao một số khu vực vẫn bị khai thác trái phép.

Về kinh phí đầu tư khoán bảo vệ rừng: BQLRPH Động Châu hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, tuy nhiên nguồn thu thông qua hưởng lợi trực tiếp từ rừng và các nguồn thu khác hầu như không có. Trong những năm qua, ngân sách đầu tư thực hiện công tác bảo vệ rừng ở BQLRPH Động Châu chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương và một phần rất ít từ ngân sách địa phương, tuy nhiên do địa phương là tỉnh ngh o nên định mức chi cho công tác giao khoán bảo vệ rừng thường thấp hơn so với quy định, tỷ trọng vốn đầu tư cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể.

Về công tác chống ch t phá rừng:

Hàng năm, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR & PCCCR từ cấp tỉnh đến huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với BQLRPH Động Châu tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép.

UBND huyện Lệ Thủy tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của các Đoàn kiểm tra liên ngành nhằm giúp BQLRPH Động Châu thực hiện việc kiểm tra, truy quét các tụ điểm phá rừng, khai thác lâm sản trái phép xảy ra trên lâm phận của Ban quản lý.

BQLRPH Động Châu đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tuần tra, bảo vệ rừng, báo cáo UBND huyện, thành phố và phối hợp với lực lượng Kiểm lâm truy quét tại các khu vực thường xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại các địa bàn trọng điểm như: Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị thuộc lâm phận quản lý của BQLRPH Động Châu.

Các Trạm bảo vệ rừng tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra trong khu vực được giao quản lý. Ngoài việc thường xuyên tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng tại gốc, các Trạm, tổ chốt, bộ phận văn phòng, tổ cơ động thực hiện tuần tra bình quân mỗi tháng thực hiện 06 đợt, trung bình thời gian 05 ngày/đợt. Quá trình tuần tra, kiểm tra sử dụng máy định vị GPS, sau các đợt kiểm tra gửi dữ liệu về bộ phận kỹ thuật kiểm tra, xử lý. Tại các Trạm bảo vệ rừng, tổ cơ động có sổ ghi nhật ký, phân công kiểm tra rừng và trực PCCCR được ghi chép hằng ngày.

Thực trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trên lâm phận BQLRPH Động Châu giai đoạn 2007 - 2018

Tình hình vi phạm pháp luật trong lâm phần quản lý của BQL RPH Động Châu được tổng hợp chi tiết tại bảng 4.9:

Bảng 4.9:Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu TT Năm Số vụ vi phạm (vụ) Lâmsản bắt giữ (m3) Ghi chú

1 2007 14 48,05 2 2008 17 50,93 3 2009 27 54,38 4 2010 20 40,96 5 2011 20 42,14 6 2012 19 43,14 7 2013 12 19,14 8 2014 10 22,67 9 2015 8 18,34 10 2016 8 7,13 11 2017 2 5,00 12 2018 4 4,50 Tổng 161 356,38

Biểu đồ 4.5: Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại BQLRPH Động Châu giai đoạn 2007 - 2018

Từ kết quả ở bảng 4.9và phân tích biểu đồ cho thấy, trong vòng 12 năm (2007 - 2018), BQL RPH Động Châu đã phát hiện, lập biên bản và chuyển giao cơ quan chức năng xử lý 161 vụ vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ trên những lâm

phần được giao quản lý, tịch thu 356,38 m3 gỗ các loại, bình quân 13,4 vụ vi phạm/năm và tịch thu 26,7 m3

gỗ các loại. So với giai đoạn 2007 - 2012, giai đoạn 2013 - 2018 giảm 62,4% số vụ và giảm 72,8% về khối lượng gỗ bắt giữ. Một điểm rõ ràng trong biểu đồ này là một điểm trũng đáng kể trong giá trị tách biệt trong năm 2017. Điều này là do năm 2017, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 03 - CT/TW ngày 12/01/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng đã huy động sự vào cuộc và sự chuyển biến tích cực của cả hệ thống chính trị đối với công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và BQLRPH Động Châu nói riêng.

Công tác phát triển rừng

Tình hình công tác phát triển rừng (trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên) tại BQLRPH Động Châu được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10: Hiện trạng công tác phát triển rừng phòng hộ giai đọan 2007 - 2018 TT Năm Diện tích trồng rừng

(ha)

Khoanh nuôi tái sinh (ha)

KN có tác động KN đơn giản 1 2007 0 1000 100 2 2008 50 1.422 100 3 2009 50 1.422 100 4 2010 80 1.422 100 5 2011 0 1.422 100 6 2012 0 422 100 7 2013 130 0 0 8 2014 40 0 0 9 2015 85 0 0 10 2016 160 0 0 11 2017 6 0 0 12 2018 0 0 0 Tổng 912 7.110 600 Công tác trồng rừng mới và ch m sóc rừng trồng

Từ năm 2007 đến năm 2018, BQLRPH Động Châu đã trồng mới được 912ha rừng (bảng 4.10), bình quân trồng 76ha/năm, việc trồng rừng chủ yếu thực hiện ở đối tượng rừng sản xuất. Định mức cho người nhận khoán trồng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ trung bình khoảng 6 - 7 triệu/ha/năm, 3 năm chăm sóc và bảo vệ tiếp theo khoảng 1 - 2 triệu đồng/ha/năm. Rừng sau khi trồng được chăm sóc, bảo vệ tốt, tỷ lệ thành rừng cao.

Công tác trồng rừng phòng hộ chủ yếu được tập trung cho vùng đầu nguồn. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là Keo lá tràm, Keo tai tượng.

Công tác khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng:

Khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ là giải pháp lâm sinh lợi dụng triệt để quy luật phát triển theo diễn thế tái sinh tự nhiên của rừng, đồng thời tác động bằng giải pháp kỹ thuật lâm sinh để thúc đẩy quá trình phục hồi rừng.

Kết quả ở Biểu 11 cho thấy: Công tác khoanh nuôi chủ yếu thực hiện từ năm 2007 - 2012, các năm sau không thực hiện khoanh nuôi. Kết quả giai đoạn 2007 - 2012, BQLRPH Động Châu đã khoanh nuôi 7.710 lượt ha; trong đó khoanh nuôi đơn giản với 600 lượt ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp 7.110 lượt ha. Nhìn chung, công tác khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên trong thời gian qua được quản lý bảo vệ tốt, sau 5 - 6 năm, nhiều diện tích được khoanh nuôi đã phát triển thành rừng, diễn thế rừng đi lên góp phần nâng cao độ che phủ của rừng. Tuy vậy, vẫn còn một số diện tích rừng khả năng phục hồi không cao do điều kiện đất đai xấu, khí hậu khắc nghiệt, rừng tự nhiên được khoanh nuôi phát triển chậm, chất lượng thấp. Mặt khác, do thiếu đầu tư kỹ thuật như quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia, phân chia đất rõ ràng trong rừng và giao đất lâm nghiệp, lập bản đồ vị trí và kết hợp các loài, chất lượng cây giống và quản lý sau trồng. Do vậy, cần xây dựng một phương pháp thống nhất để xác định các khu vực phục hồi và chính sách nhất quán cho việc thực hiện công tác phục hồi rừng.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Kết quả phân tích hồ sơ PCCCR tại BQLRPH Động Châu cho thấy: Hằng năm đơn vị đã chủ động triển khai công tác PCCCR như tổ chức hội nghị bảo vệ rừng, PCCCR; kiện toàn Ban chỉ huy, các tổ, đội PCCCR theo phương châm 04 tại chỗ;

bố trí, sắp xếp lực lượng bảo vệ rừng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; đến nay các BQLRPH đã thành lập duy trì hoạt động thường xuyên đối với 01 Ban chỉ huy, 7 tổ, đội PCCCR với 40 người tham gia.

Trước mùa khô, BQLRPH Động Châu lập phương án PCCCR; ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và cơ quan chức năng; chú trọng đầu tư kinh phí, nhân lực, phương tiện và thực hiện các biện pháp PCCCR như: Xây mới, tu sửa các bảng, biểu niêm yết, tuyên truyền về PCCCR; đầu tư mua sắm một số dụng cụ phục vụ cho công tác PCCCR.

Do làm tốt công tác tuyên truyền, phòng ngừa, mặt khác các khu rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu là rừng tự nhiên, trạng thái rừng lá rộng thường xanh có độ ẩm cao, cách xa khu dân cư nên từ năm 2007 đến nay trên lâm phận BQLRPH Động Châu không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

4.1.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực

Giai đoạn 2007 - 2013, công tác đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của ban rất hạn chế, kết quả khảo sát đánh giá cho thấy chỉ có 4-5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)