Hiện trạng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 32 - 35)

Căn cứ kết quả kiểm kê rừng năm 2016 và kết quả theo dõi diễn biến rừng 2017, 208 khu rừng phòng hộ Động Châu có diện tích 18.445,19 ha thuộc 21 tiểu

khu rừng tập trung với diện tích 18.445,19 ha; Khu vực này có hiện trạng rừng còn rất phong phú, chi tiết tại biểu 3.1.

Biểu 3.1. Hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu TT Hiện trạng rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Rừng giàu 7.914,41 2 Rừng trung bình 3.210,08 3 Rừng ngh o 5.658,05 4 Rừng phục hồi núi đá 470,97 5 Rừng ngh o kiệt 136,19 6 Rừng phục hồi 408,6 7 Rừng trồng 358,18 8 Đất trống và đất khác 167,02 Tổng 18.445,19 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng Rừng phòng hộ Động Châu

Khu vực nghiên cứu có rất nhiều suối lớn, nhỏ thuộc 2 hệ sông suối chính là hệ sông Sa Ram (khe Nước Trong) và Rào Chân. Theo kiểm kê rừng năm 2016 và điều tra thực địa năm 2018, hệ sinh thái đất ngập nước thường thay đổi giữa các mùa. Mùa mưa các sông suối đầy nước, trong mùa khô thì rất nhiều suối không có nước hoặc chỉ có những vũng nước nhỏ. Suối có nước thường xuyên quanh năm chỉ có diện tích 4,35 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hệ sinh thái tự nhiên. Khu vực này có rất nhiều loại tôm, cá và các loại động, thực vật sinh sinh sống ở các khe, suối. Tuy nhiên chưa tiến hành khảo sát cụ thể hệ sinh thái ngập nước nên không có cơ sở đánh giá chi tiết.

Hệ sinh thái trên cạn gồm các kiểu thảm thực vật rừng, đặc biệt là thảm thực vật ở vùng núi thấp (có độ cao dưới 700 m so với mực nước biển). Ở các địa phương khác, kiểu rừng này do gần dân cư và dễ tiếp cận, đã bị phá hủy và còn lại rất ít. Tuy nhiên, ở khu vực Động Châu thì các kiểu thảm thực vật này còn khá nhiều, khoảng gần 18.000 ha. Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh và điều tra ngoài thực địa cho thấy tỷ lệ độ che phủ của rừng trong khu vực lên tới 99%.

Kết quả điều tra khu hệ thực vật do nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện trong các năm 2009 - 2011 và các chuyên gia của dự án do VietNature triển khai thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2015 đã thống kê được 1.030 loài, trong 599 chi thuộc 144 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Kết quả điều tra trong các năm 2014-2017 đã thống kê sơ bộ được 357 loài động vật có xương sồng trên cạn; trong đó: 76 loài thú, 214 loài chim và 67 bò sát ếch nhái có phân bố tại khu vực nghiên cứu.

Khu hệ chim Động Châu-Khe Nước Trong đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ. Đã điều tra được 214 loài chim ở khu vực. Ghi nhận 4 trong số 7 loài là những loài phân bố hẹp ở vùng chim đặc hữu, bao gồm các loài: Trĩ sao, Khướu mỏ dài, Chích chạch má xám và Khướu má xám. Có 06 loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải bảo vệ theo quy định Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 02 loài đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu là Gà lôi lam mào trắng (CR) và Đuôi cụt bụng đỏ VU.

Đã ghi nhận tổng số 67 loài (38 loài bò sát và 29 loài ếch nhái) ở Khu RPH Động Châu (khu vực dự kiến thành lập khu rừng đặc dụng Động Châu-Khe Nước Trong). Trong đó có thêm 3 loài mới trong danh sách các loài bò sát và ếch nhái của tỉnh Quảng Bình gồm: Thạch sùng ngón giả bốn vạch Cyrtodactylus cf.

pseudoquadrivirgatus, Rắn ráo k-ra-pelin Boiga kraepelini và Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)