Đc điểm dân số và dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 35)

a. Dân số và lao động

Hai xã vùng đệm thuộc khu vực miền núi rẻo cao, giáp biên giới nên có mật độ dân số rất thưa. Theo số liệu năm 2017 do Cục Thống kê Quảng Bình cung cấp, mật độ dân số trung bình của xã Kim Thủy là 7,6 người/km2

và xã Lâm Thủy chỉ có 6,18 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số cơ học của xã Kim Thủy là 0,9% thấp hơn nhiều so với xã Lâm Thủy 3,6%.

Biểu 3.2. Diện tích, dân số và lao động năm 2017 T T Diện tích (ha) Số thôn, bản

Số hộ Số khẩu Lao động Tỉ tăng lệ dân số Mật độ (ng/km2) 1 Kim Thủy 48.730,81 13 1.139 3.705 2.190 0,9 7,6 2 Lâm Thủy 22.793,15 6 384 1.409 833 3,6 6,18 Tổng 71.523,96 19 1.523 5.114 3.023 1,6 7,15

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình

b. Thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc tại 02 xã chỉ gồm người Kinh và Vân Kiều, trong đó chủ yếu là người Vân Kiều chiếm tới 73,6% tổng số hộ với 78,9% dân số của hai xã, người Kinh chiếm 26,4% số hộ và 21,1% dân số. Trong đó, xã Lâm thủy có tới 94,1% là người Vân Kiều, xã Kim Thủy chiếm 72,6% là người Vân Kiều.

3.2.2. Đ c điểm inh tế

Kim Thủy và Lâm Thủy là 2 xã miền núi giáp biên giới Viêt-Lào nên có diện tích thuộc loại lớn của Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 2 xã là 71.524 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tới 94,5%.

Biểu 3.3. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017

Đơn vị tính: ha

TT

Hạng mục Kim Thủy Lâm Thủy Tổng %

1 Đất sản xuất Nông nghiệp 1.449,8 404,8 1.854,6 2,6 2 Đất Lâm Nghiệp 45.636,0 21.928,7 67.564,6 94,5 3 Đất phi nông nghiệp 1.177,2 272,3 1.449,5 2,0

- Trong đó: Đất ở 25,6 9,8 35,4 0,05

4 Đất chưa sử dụng 467,8 187,4 655,2 0,9

Tổng 48.730,8 22.793,2 71.524,0 100,00

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (2,6%), do vậy cùng với sản xuất nông nghiệp thì sản suất lâm nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính. Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất ít chỉ chiếm 0,97%, còn lại chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Nông nghiệp của 02 xã vùng đệm với 02 ngành chính, đó là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên diện tích đất trồng trọt chiếm tỷ lệ rất ít. Chăn nuôi được trú trọng phát triển hơn và là một trong những nguồn thu chính của người dân.

Trồng trọt

Do đặc thù địa hình miền núi nên diện tích đất trồng lúa của 02 xã ít nhất so với các xã trong huyện. xã kim thủy có 110 ha chiếm 0,23% diện tích tự nhiên của xã. xã lâm thủy chỉ có 18,5 ha chiếm 0.08% diện tích tự nhiên của xã. về năng suất lúa của cả 02 xã cũng tương đối thấp, trung bình chỉ đạt 41,32 tạ/ha, do đó để đáp ứng nhu cầu lương thực, ngoài lúa người dân 02 xã đã trồng các loại nông sản khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đậu vv…(thống kê sản lượng lương thực của 02 xã tại biểu 3.4.

Biểu 3.4. Thống kê các loại cây lƣơng thực năm 2017

Lúa cả năm Ngô cả năm Diện tích các cây khác Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) sản lượng (tấn) Khoai, sắn (ha) Rau, đậu (ha) Lạc, vừng (ha) Kim Thủy 110 41,45 456 14 28,75 40,2 180 26 9 Lâm thủy 18,5 41,19 76,2 20 31,1 62,2 35 11 8

Nguồn:Cục Thống kê Quảng Bình

Ngoài ra trong vườn nhà của các hộ gia đình còn trồng một số loại cây ăn quả như: Cam, Bưởi, Chuối, Mít, Chanh...

Ch n nuôi

Gia súc được người dân trong vùng chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò. Những khó khăn, hạn chế cơ bản của chăn nuôi là thiếu bãi chăn thả trâu bò, thiếu vốn đầu tư, chăm sóc thú y, nguồn giống và kiến thức chăn nuôi còn hạn chế nên năng suất và sản lượng vật nuôi trên địa bàn còn thấp.

Chăn thả trâu, bò chủ yếu dưới dạng thả rông trong rừng, thiếu sự chăm sóc, gia súc thường phá hoại hoa màu, rừng trồng của người dân và là một trong những mối đe dọa tới đa dạng sinh học tại khu BTTN.

Biểu 3.5. Hiện trạng gia súc năm 2017

Đơn vị tính: con

TT Trâu Lợn

1 Kim Thủy 495 1.019 361

2 Lâm Thủy 263 352 108

Tổng 758 1.371 469

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình

Ngoài các loại gia súc Trâu, Bò người dân còn nuôi các loại gia cầm như: Gà, Vịt, Ngan Ngỗng. Tuy nhiên số lượng và sản lượng rất ít và chủ yếu sử dụng phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Thủy sản

Người dân trên địa bàn 02 xã nuôi thủy sản nước ngọt không đáng kể, chủ yếu khai thác thủy sản từ tự nhiên trên các suối trong khu vực và mua thủy sản từ nơi khác để phục vụ đời sống hàng ngày.

Lâm nghiệp

- Khoán bảo vệ rừng: Năm 2017, xã Kim Thủy có 105 hộ gia đình nhận khoán 1.651,94ha tự nhiên theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ; xã Lâm Thủy có 102 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích 1.948,06 ha rừng tự nhiên do UBND xã đang tạm quản lý.

Năm 2017, xã Kim Thủy có 73 hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu với diện tích 600 ha theo các hợp đồng khoán bảo vệ rừng. Công tác khoán bảo vệ rừng đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho

người dân trên địa bàn, đồng thời gắn trách nhiệm của người dân với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tình trạng khai thác lâm sản trái phép.

- Giao đất, giao rừng: Hiện tại địa bàn xã Kim Thủy đã giao đất, giao rừng cho 780 hộ gia đình với diện tích 6.697,6 ha. Toàn bộ diện tích được giao không nằm trong khu vực xây dựng khu BTTN. Đối với xã Lâm Thủy cho đến nay vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác giao đất. Theo số liệu thống kê đến 16/3/2018 mới chỉ giao đất lâm nghiệp cho 112 hộ với diện tích là 141 ha.

Biểu 3.6. Tổng hợp kết quả giao đất Lâm nghiệp

Đơn vị tính: ha

Nguồn: UBND xã Kim Thủy và Lâm Thủy cung cấp - Sản xuất lâm nghiệp và thu nhập từ rừng: Tính đến ngày 31/12/12017 trên

địa bàn xã Kim Thủy có 6.442,25 ha rừng trồng. xã Lâm Thủy có 41,29 ha. Loài cây trồng chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng.

Rừng trồng khai thác trong năm 2017 của xã Kim Thủy là 197,61 ha, sản lượng 11.856,6 tấn; xã Lâm Thủy khai thác 14,27 ha, sản lượng 85,6 tấn. Tính bình quân giá lâm sản 1.000.000 đồng/tấn thì giá trị lâm sản khai thác từ rừng trồng của 2 xã là 11.942.220.000 đồng. Ngoài nguồn thu từ rừng trồng, người dân còn có nguồn thu từ khai thác lâm sản ngoài gỗ như song mây, măng rừng, các loại rau và các loại tôm, cá tự nhiên dánh bắt từ suối vv...

3.2.3. Đ c điểm x hội và c sở hạ tầng a. iáo dục

Điều kiện cơ sở hạ tầng cho giáo dục đã được cải thiện rất nhiều. Hầu hết các cụm thôn, bản đều có điểm trường mầm non. Hiện tại, địa phương có nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên hầu hết trẻ em

T T Diện tích đất LN xã đang quản lý Diện tích đất LN đã giao cho hộ gđ Số hộ đƣợc giao Loại rừng giao hộ gđ 1. Xã Kim Thủy 4.531,85 6.697,60 780 Rừng trồng và đất trống 2. Xã Lâm Thủy 2.588,0 141 112 Rừng trồng và đất trống Tổng 7.119,85 6.838,60 892

ở độ tuổi 5-6 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ mù chữ thấp, chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi.

Biểu 3.7. Tổng hợp hiện trạng giáo dục năm học 2016, 2017

Bậc học Xã Số trƣờng Số phòng Số lớp Số giáo viên Số học sinh

Mầm non Kim Thủy 1 16 16 35 359

Lâm Thủy 1 10 10 16 161

Tiểu học Kim Thủy 1 22 32 45 404

Lâm Thủy 1 16 14 19 207

THCS Kim Thủy 2 9 9 19 203

Lâm thủy 1 2 4 9 91

Nguồn:Cục Thống kê Quảng Bình

b. Y tế

Các xã đều đã có trạm y tế, thường nằm ở trung tâm xã được xây dựng kiên cố. Mỗi trạm được thiết kế với 10 phòng khép kín, được đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh tương đối đầy đủ. Trạm Kim Thủy đạt chuẩn quốc gia. Lực lượng cán bộ y tế mỗi trạm gồm 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 03 y tá và điều dưỡng. Ngoài ra, các thôn bản đều có y tá thôn bản.

Tuy nhiên đối với chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do trình độ nghiệp vụ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng khám chữa bệnh trong vùng.

c. Giao thông

Trong những năm qua, các tuyến đường chính đã được làm mới và nâng cấp, đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Kim Thủy, xã Lâm Thủy và đường tỉnh lộ 16 (nay là đường quốc lộ 9B) chạy dọc xã Kim Thủy được hoàn thành nên việc giao dịch buôn bán, giao lưu với bên ngoài được mở rộng và phát triển, diện mạo các xã cũng thay đổi, đời sống người dân được nâng cao.

d. Điện, nư c sinh hoạt

Xã Kim Thủy và xã Lâm Thủy đã cơ bản có điện lưới về tận các bản. Các thôn bản đều đã có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt. Điều kiện sinh hoạt, trang thiết bị trong các hộ gia đình đang từng bước được cải thiện. Tất cả các hộ tại các bản có điện lưới cơ bản đã có ti vi, một số hộ đã có tủ lạnh vv...

3.3. Giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái khu vực nghiên cứu

3.3.1. iá trị lịch sử, v n hóa

Khu vực Động châu - Khe Nước trong (đặc biệt là khu vực khe Nước trong) nằm ở vị trí giáp vĩ tuyến 17, gắn liền với chiến trường của các trận đánh ác liệt ở đường Hồ Chí Minh nhánh tây (đường Trường sơn huyền thoại), khu vực phân chia ranh giới giữa hai miền Bắc - Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Các địa danh như Bãi Đạn, bản Trung Đoàn có giá trị lịch sử và tiềm năng lớn đối với du lịch thăm quan chiến trường xưa, tìm về cội nguồn. Người dân sinh sống gần khu vực dự định thành lập khu rừng đặc dụng là đồng bào Bru-Vân Kiều có phong tục, tập quán rất đặc trưng, khác biệt với văn hóa của các dân tộc khác nên có tiềm năng về du lịch văn hóa, cộng đồng.

3.3.2. iá trị về cảnh quan, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí

Khu vực Khe Nước trong có cảnh quan đẹp, rừng tự nhiên đại ngàn, trùng điệp với đường Trường sơn và các khe suối uốn lượn tạo lên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và hiếm có ở Việt Nam. Bãi đạn nằm trên đường Hồ Chí Minh gần đỉnh núi phân chia ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, có độ cao trên 1000 m nên khí hậu mát mẻ có thể kinh doanh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

3.3.3. iá trị hoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường

Như đã trình bày ở trên Khu vực Động Châu - Khe Nước trong có giá trị đa dạng sinh học rất cao, nguồn gen sinh vật phong phú, trong đó có rất nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có giá trị về khoa học, thực nghiệm và giáo dục môi trường. Rừng tự nhiên bao phủ gần như toàn bộ diện tích nên có giá trị về cung ứng dịch vụ môi trường về tín chỉ các -bon rừng trong tương lai.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng

4.1.1.1. Hiện trạng rừng tại hu vực nghiên cứu

Khu rừng Động Châu - Khe Nước Trong trước đây do lâm trường Kiến Giang và Lâm trường Khe Giữa quản lý. Năm 2006 đã thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu theo Quyết định số 3136/QĐ-UBND ngày 13/11/2006 của UBND tỉnh. Đến tháng 12 năm 2006, Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu trực thuộc UBND huyện Lệ Thủy quản lý (Quyết định số 3557/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Quảng Bình).

Rừng Phòng hộ Động Châu nằm ở cực Nam của tỉnh Quảng Bình và chủ yếu thuộc địa phận xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Khu vực này nằm trong ranh giới địa lý từ 16º55′18′′ đến 17º03′44′′ vĩ độ bắc và từ 106º32′31′′ đến 106º48′27′′ kinh độ đông. Phía Bắc giáp xã Kim Thủy và một phần xã Lâm Thủy, phía Đông và phía Nam giáp khu BTTN Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, còn phía Tây giáp nước CHDCND Lào. Tổng diện tích quản lý là 18.445,19 ha, với 22 tiểu khu (Bảng 4.1) gồm: 490, 495, 496, 516, 517, 522, 523, 524, 525, 526, 527, 528, 529, 530, 531, 533, 534, 535, 536, 537, 538, 539.

Bảng 4.1. Hiện trạng rừng BQLRPH Động Châu

TT Hiện trạng rừng Tiểu khu Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Rừng giàu 516,517,522,528,529, 530, 531, 533, 534, 535, 536, 537, 538, 539 7.913,41 42,9 2 Rừng trung bình 490,496,522,523,527,528, 529, 531, 534, 535, 536, 537, 538, 539 3.210,08 17,4 3 Rừng ngh o 490, 496, 522, 523, 524, 525, 526, 527, 528, 529, 538, 539 5.658,05 30,7 4 Rừng phục hồi núi đá 529, 530, 537, 539 470,97 2,5 5 Rừng ngh o kiệt 525 136,19 0,7 6 Rừng phục hồi 490, 496, 523, 525, 533, 538 408,6 2,2 7 Rừng trồng 490, 496, 525 358,18 1,9 8 Đất trống và đất khác 490, 495, 496, 525, 526, 533, 534, 539 167,02 0,9 Tổng 18.445,19 100

Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy, khu rừng Động Châu có diện tích rừng giàu và trung bình chiếm 60% diện tích quản lý. Các khu rừng giàu, khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao nằm khá liền nhau và phân bố ở các vị trí xa khu dân cư và tiếp giáp với biên giới Việt Nam - Lào, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và khu rừng phòng hộ còn giàu tài nguyên của lâm trường Khe Giữa, lâm trường Kiến Giang, thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại. Mặt khác, ranh giới khu rừng nằm trọn trên địa bàn một xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy là những điều kiện thuận lợi đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo quan điểm phân loại thảm thực vật rừng của Thái Văn Trừng (1978), các kiểu thảm thực vật chính và phụ của khu rừng phòng hộ Động Châu như sau:

Bảng 4.2. Hiện trạng thảm thực vật tại BQLRPH Động Châu

TT Kiểu thảm thực vật Diện tích

(ha)

Tỷ lệ %

1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới 2.019,01 10,94 2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp 8.919,39 48,35 3 Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác kiệt 5.828,23 31,60 4 Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi trên đất mất rừng 495,30 2,68 5 Kiểu phụ rừng phát triển trên núi đá vôi 687,06 3,72

6 Rừng trồng 404,46 2,19

7 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác, đất khác 91,74 0,52

Tổng 18.445,19 100

(Nguồn: Viện điều tra Quy hoạch rừng điều tra trong các n m 2009-2011, Chi cục Kiểm lâm và các chuyên gia rà soát bổ sung đ u n m 2018)

4.1.1.2. Diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2007 - 2018

Hiện trạng diễn biến tài nguyên rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu được thể hiện tại Bảng 03, 04, 05.

Kết quả phân tích cho thấy trong giai đoạn từ năm 2007 - 2018, diện tích có rừng tăng lên 876,47 ha (bảng 4.3), nguyên nhân tăng lên chủ yếu do khoanh nuôi

Bảng 4.3. Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2007 - 2018 T

T Năm Tổng diện tích quản lý (ha) Diện tích có rừng Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Đất trống (ha) So sánh thay đổi 2007 - 2018 1 2007 18.360,36 17.279,01 17.049,01 230,0 497,15 0 2 2014 18.360,36 18.090,07 17.920,07 170 270,29 + 811,06 3 2016 18.445,19 18.155,48 17.797,3 358,18 167,02 + 876,47 4 2017 18.445,19 18.155,48 17.797,3 358,18 167,02 + 876,47 5 2018 18.445,19 18.155,48 17.797,3 358,18 167,02 + 876,47

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ động châu, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)