Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 26)

2.4.2.1. Thu thập và kế thừa các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu đã có

Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trên thế giới.

Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông, lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp...

- Những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu rừng huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

- Những tài liệu, kết quả nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên động thực vật tại khu rừng huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

+ Đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với 4 nhóm người đại diện cho 4 dân tộc chủ yếu trên địa bàn có liên quan đến quản lý rừng là Hơ Mông, Khơ Mú, Lào và Kinh. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, người thực hiện đề tài giữ vai trò là người thúc đẩy và định hướng cuộc trao đổi mà không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên tham gia thảo luận.

+ Lựa chọn đối tượng: Nhóm đối tượng phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin đa dạng, phong phú về địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cư trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng.

+ Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung vào:

Lịch sử thôn bản: Lịch sử thôn bản được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành, định cư của các thôn bản, quá trình chuyển đổi các phương thức tổ chức sản xuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về nhận thức, kiến thức của người dân và những nguyên nhân thay đổi trong quản lý rừng của cư dân địa phương.

Biểu đồ thời gian: Biểu đồ thời gian được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng.

Lịch thời vụ: Lịch thời vụ được sử dụng để thu thập thông tin về bố trí cơ cấu cây trồng, biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây hiện có ở địa phương để xem xét đánh giá các kiến thức bản địa tương ứng.

+ Ngoài đối tượng là các hộ dân và cán bộ địa phương, đề tài còn tiến hành phỏng vấn các đồng chí Công an huyện phụ trách các xã - những người đã trực tiếp tham gia phối hợp cùng Kiểm lâm địa bàn quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Chi tiết mẫu phiếu phỏng vấn xem phần phụ biểu.

+ Công cụ được lựa chọn cho phương pháp này là bảng câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hướng và được sắp xếp theo chủ đề phỏng vấn (chi tiết xem phần phụ biểu).

2.4.2.2. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để hiệu chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này, kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài được gửi đến một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng của địa phương đóng góp ý kiến. Những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các thông tin đã thu thập ở địa phương.

2.4.2.3. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu

Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ được thống kê, sắp xếp theo thư tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp SWOT, khung logic và bằng các phần mềm thông dụng Excel, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau:

Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế liên quan đến quản lý bảo vệ phát triển rừng;

Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý bảo vệ phát triển rừng trong vùng nghiên cứu;

Phân tích, đánh giá các thông tin về xã hội liên quan đến quản lý bảo vệ phát triển rừng;

Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý bảo vệ phát triển rừng.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Điện Biên Đông

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Điện Biên Đông nằm ở phía đông nam của tỉnh Điện Biên, có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

- Phía bắc giáp huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng;

- Phía đông giáp huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; - Phía nam giáp huyện Điện Biên và huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La; - Phía tây giáp huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ;

3.1.1.2. Địa chất, thổ nhưỡng

Địa chất, thổ nhưỡnghầu hết đất đai có độ dốc lớn, tuy nhiên lại có tầng canh tác tương đối dày. Theo các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên đất của tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên Đônglớp phủ thổ nhưỡng có 3 nhóm đất chính với 14 loại đất.

* Nhóm đất phù sa với 1 loại đất đó là phù sa sông suối (Py), diện tích 87,64 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Luân Giói, Chiềng Sơ và Mường Luân.

* Nhóm đất đỏ vàng: tổng diện tích 52.796,94 ha, chiếm 43,67% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có 7 đơn vị phân loại như sau:

- Đất đỏ trên đá Macma bazo (Fk): diện tích 1.546,63 ha, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở xã Chiềng Sơ.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): diện tích 43,59 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Na Son.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): diện tích 13.153,73 ha, chiếm 10,88% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các xã: Xa Dung, Keo Lôm, Háng Lìa và Phình Giàng.

- Đất đỏ trên đá phiến sét (Fs): diện tích 8.313,80 ha, chiếm 6,88% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã: Na Son, Noong U, Tìa Dình và Pú Hồng.

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axit (Fa): diện tích 13.601,95 ha, chiếm 11,25% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Luân Giói, Mường Luân, Chiềng Sơ và Phì Nhừ.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 16.027,32 ha, chiếm 13,26% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Phình Giàng, Pú Hồng, Tìa Dình, Keo Lôm, Noong U và Na Son.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): diện tích 109,92 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Phân bố dải dác trên các khu vực trồng lúa nước trong địa bàn huyện.

* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: tổng diện tích 64.758,70 ha, chiếm 53,57% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này bao gồm 6 đơn vị phân loại: Hk, Hv, Hj, Hs, Ha và Hq phân bố trên địa hình đồi núi cao trong địa bàn huyện.

* Đánh giá khả năng thích nghi của đất cho các loại cây trồng:

- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chiếm khoảng 2,5% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 3000 ha), bao gồm các loại đất ở độ dốc dưới 80; tầng dày lớn hơn 30cm, chủ yếu là nhóm đất phù sa.

- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây ngắn ngày khác (lúa nương, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày) chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên (khoảng 24.000 ha). Bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc từ 15-200, tầng dày đất trên 50cm. Chủ yếu là nhóm đất mùn vàng và vàng đỏ trên núi.

- Quỹ đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, đồng cỏ chăn thả chiếm khoảng 72% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 90.000 ha). Bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250

và một phần đất ở độ dốc dưới 250 nhưng có tầng dày <50cm.

Như vậy, phần lớn quỹ đất của Điện Biên Đông thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, đồng cỏ chăn thả. Quỹ đất này cần phải được sử dụng triệt để, hiệu

quả thông qua việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển chăn nuôi để sớm đưa ngành lâm nghiệp, chăn nuôi trở thành những ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn. Quỹ đất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, đưa các giống cây con có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Phát huy tối đa khả năng thích hợp của đất để phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết hợp, đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.1.3. Địa hình

Huyện Điện Biên Đông tương đối phức tạp, được cấu thành bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, Địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi, độ dốc tương đối cao, chia cắt bởi nhiều khe suối sâu, có 2 dạng địa hình chính sau:

Địa hình đồi núi cao trên 900 m đây là kiểu địa hình đặc trưng của Điện Biên Đông, chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên.

- Huyện Điện Biên Đông có địa hình tương đối phức tạp với diện tích đồi núi chiếm tới 85% diện tích tự nhiên của huyện, còn lại là đất trồng lúa ở các thung lũng. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn và chia cắt, các thung lũng có diện tích không lớn.

+ Địa hình đồi núi đất được phân bố rộng khắp các thôn bản, có độ dốc từ 150 - 250, ở dạng địa hình này phân lớn là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, xen lẫn là rừng tái sinh khác và rừng trồng, phần còn lại là lùm cây bụi và đất trống. + Địa hình đất thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao, ở dạng địa hình này chủ yếu là diện tích ruộng bậc thang có diện tích là khoảng 2.123,27 ha có độ dốc 30 - 150.

3.1.1.4. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu, thời tiết

Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn: Không khí phía Bắc khô, lạnh và không

khí phía Nam (các tháng3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân) khí hậu nóng ẩm, vì vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ và lượng nước bốc hơi thấp, lượng mưa không đáng kể;

Nhiệt độ bình quân năm 220C, bình quân tháng nóng nhất 35,50C, nhiệt độ cao nhất lên tới 380C; bình quân tháng thấp nhất 15,10C, nhiệt độ thấp nhất là âm 0,40C; biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm từ 100C đến 150

C. - Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa bình quân từ 1600-1700 mm/năm, cao nhất đạt 4.960 mm, thấp nhất ở mức 856 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung trong các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa của cả năm.

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.

- Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

b. Thủy văn

Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã, hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống sông suối rất dốc và lắm thác ghềnh.Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn: Sông Mã chảy qua các xã Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ; suối Nậm Ngám chảy qua các xã Noong U và Pú Nhi. Với hệ thống sông suối dày đặc, độ dốc lớn Điện Biên Đông có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện và thủy lợi: thủy điện Na Phát (Na Son – đã xây dựng) với công suất 200 KW, thủy điện Sông mã 3 (Mường Luân – mới xây dựng), thủy lợi Nậm Ngám (Pú Nhi – đã xây dựng)… diện tích tưới thiết kế 1.200 ha cho diện tích đất sản xuất của huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Về dân số, dân tộc

Theo kết quả thống kê, tổng điều tra hiện nay dân số của huyện Điện Biên Đông có: 67.080 người. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố dân cư không đều trên địa bàn các xã, thị trấn; dân cư tập trung tương đối nhiều ở thị trấn Điện Biên Đông. Về dân tộc:Dân tộc H.Mông chiếm 53,77%; dân tộc Thái chiếm 30,96%; dân tộc Kinh chiếm 4,12%, dân tộc Lào chiếm 2,49%; dân tộc Khơ Mú chiếm 5,22%; dân tộc Xinh Mun chiếm 3,17%; dân tộc khác chiếm 0,27%.

3.1.2.2. Phân bố dân cư, phong tục tập quán

- Sự phân bố dân cư rải rác quần cư tập trung theo thôn, bản sống xung quanh ven rừng, ven suối, trên sườn đồi núi cao, trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành pháp luật nhận thức của người dân về QLBVR, PCCCR chưa được đồng đều.

- Tập quán canh tác phần lớn dựa vào nương rãy sản xuất lương thực tự cung tự cấp là chính, ruộng nước ít đời sống khó khăn. Mô hình sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trồng cây gây rừng, thu nhập từ sản phẩm vườn rừng để xóa đói giảm nghèo chưa phát triển.

- Một số xã chính quyền địa phương chưa phát huy và nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm còn để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng.

- Sự phân bố dân cư rải rác quần cư tập trung theo thôn, bản sống xung quanh ven rừng, ven suối, trên sườn đồi núi cao, trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành pháp luật nhận thức của người dân về QLBVR, PCCCR chưa được đồng đều.

- Tập quán canh tác phần lớn dựa vào nương rãy sản xuất lương thực tự cung tự cấp là chính, ruộng nước ít đời sống khó khăn. Mô hình sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trồng cây gây rừng, thu nhập từ sản phẩm vườn rừng để xóa đói giảm nghèo chưa phát triển.

- Một số xã chính quyền địa phương chưa phát huy và nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm còn để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng.

3.1.2.3. Tình hình kinh tế và đời sống

a. Sản xuất nông - lâm nghiệp

* Lâm nghiệp:

Tổ chức công bố Quyết định phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 đến các xã, thị trấn và các bản, tổ dân cư trên địa bàn;

Tổ chức nghiệm thu diện tích rừng trồng phòng hộ, rừng trồng thay thế, rừng sản xuất đã thực hiện qua các năm 2016, 2018 và 2019; tổ chức xây dựng hồ sơ chuyển tiếp, trình phê duyệt.

Khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp và khoanh nuôi mới năm 2019 là 739,71 ha;

Giao khoán bảo vệ rừng mới được 3.801,74 ha, nâng tổng số diện tích rừng đã giao khoán bảo vệ lên 23.435,65 ha trên tổng diện tích rừng hiện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)