KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 48)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là nhiệm vụ thường xuyên và hàng năm. Hiện trạng tài nguyên rừng của khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019 được thể hiện như sau:

Hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2017-2019. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp năm 2017-2019 tổng diện tích tự nhiên: 120.686,25 ha cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Diễn biến tài nguyên rừng của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Loại đất, loại rừng Đơn vị tính Năm 2017 2018 2019 Tổng diện tích đất tự nhiên ha 120.686,25 120.686,25 120.686,25 1.Đất có rừng ha ha 30.280,87 30.791,97 31.025,63 - Rừng tự nhiên ha 30.092,80 30.594,89 30.840,8 - Rừng trồng ha 188,07 197,07 184,83

Phân theo 3 loại rừng (Rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất)

- Rừng phòng hộ: ha 73.383,39 73.383,6 62.323,43 + Có rừng: 19.968,76 20.616,5 23.708,53 + Không có rừng: 53.414,63 52.767,1 38.614.90 - Rừng sản xuất: 18.086,39 18.086,34 13.418,41 + Có rừng: 6.035,02 6.140,74 7.119,43 + Không có rừng: 12.051,37 11.945,6 6.298,98

* Năm 2017 diện tích đất có rừng (bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng): 30.280,87 ha trong đó rừng tự nhiên: 30.092,80 ha, rừng trồng: 188,07 ha; năm 2018 diện tích đất có rừng (bao gồm diện tích rừng trồng chưa thành rừng): 30.791,97 ha trong đó: rừng tự nhiên: 30.594,89 ha, rừng trồng: 197,07 ha, tăng 511,10 ha so với cùng kỳ năm 2017; năm 2019 diện tích đất có rừng: 31.025,63 ha trong đó: rừng tự nhiên: 30.840,8 ha, rừng trồng: 184,83 ha tăng 233,66 ha so với cùng kỳ năm 2018.

* Năm 2017 đất Quy hoạch phát triển rừng: 65.466,00 ha trong đó: đất có cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chí thành rừng: 5.957,72 ha, đất có cây bụi, thảm cỏ: 14.060,69 ha, núi đá: 110,13 ha, đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: 44.568,02 ha, đất khác trong lâm nghiệp: 769,44 ha; năm 2018 đất Quy hoạch phát triển rừng: 65.964,11 ha trong đó: đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng: 9,00 ha, đất có cây gỗ tái sinh chưa đạt tiêu chí thành rừng: 5.612,45 ha, đất có cây bụi, thảm cỏ: 13.925,5 ha, núi đá: 110,13 ha, đất có cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản: 44.536,85 ha, đất khác trong lâm nghiệp: 770,18 ha; năm 2019 đất quy hoạch phát triển rừng: 72.157,07 ha trong đó: đất đã trồng rừng chưa đạt tiêu chí thành rừng:9 ha, diện tích khác: 72.148,07 ha.

* Năm 2017 phân theo 3 loại rừng (Rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất): rừng phòng hộ: 73.383,39 ha (có rừng: 19.968,76 ha, không có rừng: 53.414,63 ha), rừng sản xuất: 18.086,39 ha (có rừng: 6.035,02 ha, không có rừng: 12.051,37 ha; năm 2018 phân theo 3 loại rừng (Rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) rừng phòng hộ: 73.383,6 ha (có rừng: 20.616,5ha; không có rừng:52.767,1 ha), rừng sản xuất: 18.086,34 ha (có rừng:6.140,74 ha, không có rừng: 11.945,6 ha); năm 2019 phân theo 3 loại rừng (Rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất): rừng phòng hộ: 62.323,43 ha (có rừng: 23.708,53 ha, không có rừng: 38.614.90 ha), rừng sản xuất: 13.418,41 ha (có rừng: 7.119,43 ha, không có rừng: 6.298,98 ha).

Bảng 4.2: Diễn biến tăng/giảm diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2017-2019

STT Hạng mục Diện tích (ha) Ghi chú 2017 2018 2019 Diện tích tự nhiên 120.686,25 120.686,25 120.686,25 1 Đất có rừng (Bao gồm đất trồng rừng chưa thành rừng) 30.792,71 31.026,6 31.448,48 1.1 Rừng tự nhiên : 30.595,64 30.832,7 31.266,04 Rừng nguyên sinh 0.00 0.00 0.00 Rừng thứ sinh 30.595,64 30.832,7 31.266,04 1.2 Rừng trồng 188,07 184,8 182,44 1.3 Rừng tre nứa 48,78 28.276,5 28.589,02 1.4 Rừng tre nứa 59,3 99,17 1.5 Rừng hỗn giao 2.507,01 2.496,9 2.577,85 2 Đất không có rừng 64.963,16 64.732,1 44.913,88 2.1 Mới trồng chưa thành rừng 9 9 16,39

2.2 Có cây gỗ tái sinh 5.612,45 5.435,8

2.3 Không có cây gỗ tái sinh 13.925,50 13.950,9

2.4 Núi đá 110,13 110,13

2.5 Đất có cây nông nghiệp 44.536,64 44.461,1

2.6 Đất khác trong lâm nghiệp 769,44 763,3 44.897,55

3 Đất khác 24.112,38 24.927,55 72.627,89

(Nguồn Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông cung cấp)

4.2. Thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng huyện Điện Biên Đông

4.2.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ và các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ rừng và phát triển rừng của huyện trong công tác quản lý và bảo vệ rừng và phát triển rừng của huyện

1. Hạt Kiểm lâm huyện

Cơ cấu tổ chức của đơn vị Hạt Kiểm lâm có tổng số 18 cán bộ, công chức, trong đó: nam: 17 người, Nữ 01 người.

Trình độ chuyên môn: Đại học 06 người, trung cấp 12 người,

Về văn phòng Hạt gồm 05 người, trong đó: 01 Hạt trưởng; 01 Phó Hạt trưởng; 01 công chức làm công tác pháp chế giúp Hạt trưởng soạn thảo các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công và tham mưu xử lý các vụ vi phạm

lâm luật hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; 01 công chức phụ trách công tác kỹ thuật của Hạt làm công tác chuyên môn theo dõi diễn biến rừng, các điểm tăng, giảm rừng; 01 công chức Kế toán; Còn lại xuống cơ sở tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương cấp xã theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ Kiểm lâm địa bàn trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phối hợp với các cơ quan, phòng, ban, đoàn thể, LLVT, UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức nhân dân về vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

- Thường xuyên theo dõi cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ Website: Kiemlam.org.vn của Cục Kiểm lâm để kịp thời cập nhật thông tin, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng; Tổ chức thường trực 24/24 giờ trong thời gian mùa khô hanh; tăng cường tuần tra, kiểm tra địa bàn, đặc biệt tại các khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ để tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; kiểm tra, xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng khai thác, vận chuyển, mua bán, kinh doanh lâm sản, phá rừng trái pháp luật, tập trung các điểm nóng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật. Khẩn trương hoàn thành việc xác định các

điểm biến động tăng rừng để làm cơ sở giao cho người dân quản lý bảo vệ rừng và hưởng lợi chính sách từ quản lý bảo vệ rừng theo quy định.

- Tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công chức Kiểm lâm địa bàn thực hiện nghiêm túc Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Quyết định số 83/2007/BNN ngày 04/7/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; Chỉ thị 3714/CT-BNN- TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để kiểm tra, kiểm soát, nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn những hành vi đốt, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc các chủ rừng thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra cháy rừng, phá rừng không ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ độ che phủ rừng đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, để đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện tăng 1% /năm.

- Tiếp tục rà soát, hướng dẫn UBND các xã xây dựng phương án giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cho UBND các xã đối với diện tích rừng hiện có chưa giao và chưa cho thuê.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND huyện để nắm và chỉ đạo.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyệnphối hợp với Hạt Kiểm lâm và UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan tằng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Chủ động phối hợp với Kiểm lâm, Công an, Quân đội, xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác QLBVR và PCCCR ở các xã, thị trấn, phối hợp với phòng Tài chính Kế hoạch xây dựng kinh phí cho công tác PCCCR.

- Phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, UBND các xã, thị trấn và các lực lượng chức năng tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.

- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ tiêu khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao.

- Chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện giao đất lâm nghiệp chưa có rừng gắn liền với lập hồ sơ thiết kế công trình lâm sinh theo Hướng dẫn số 1304/HDLN-SNN-STNMT ngày 23/7/2018 của Liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Ban Chỉ huy Quân sự huyện: Là đơn vị Chỉ đạo toàn bộ các lực lượng tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; huy động lực lượng, phương tiện tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng khi có lệnh của cấp có thẩm quyền. Phối hợp với Hạt kiểm lâm, lực lượng Công an, điều tra xác minh làm rõ những vụ phá rừng, cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

4. Công an huyện: Phối hợp hỗ trợ tích cực với lực lượng Kiểm lâm tham mưu, đề xuất UBND huyện truy quét, trấn áp các đối tượng chặt phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn huyện. Phối hợp điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm để có biện pháp đấu tranh và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Tham mưu cho UBND huyện xây dựng kinh phí phục vụ cho công tác tham gia chữa cháy, đề xuất mua

dụng cụ chữa cháy cho các xã, thị trấn như dao phát, giầy cao cổ, cuốc, xẻng, đèn pin...Thẩm định dự toán kinh phí do Hạt kiểm lâm hoặc UBND các xã, thị trấn lập để thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động, tự nguyện tham gia chữa cháy rừng theo Công văn số 2478/SNN-KHTC ngày 31/12/2016 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Điện Biên về việc thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi bồi dưỡng, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công văn số 131/STC-QLNS, ngày 13/02/2017 của Sở Tài chính tỉnh Điện Biên về việc hỗ trợ kinh phí để chi trả cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện giao đất lâm nghiệp chưa có rừng gắn liền với lập hồ sơ thiết kế công trình lâm sinh theo Hướng dẫn số 1304/HDLN-SNN-STNMT ngày 23/7/2018 của Liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chủ trì phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và các đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh Điện Biên về rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn năm 2019-2023 trên địa bàn tỉnh.

7. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, kêu gọi đoàn viên, hội viên, thanh, thiếu niên tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng, phối hợp cùng các đơn vị, các lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về Luật Lâm nghiệp.

8. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; kịp thời đưa tin biểu dương các nhân tố tích cực trong công tác bảo vệ rừng và phóng cháy chữa cháy rừng, nhằm nhân rộng và lan toả gương người tốt, việc tốt trong cộng đồng dân cư cũng như phê phán các hành vi, vi phạm Luật Lâm nghiệp.

9. Các cơ quan, phòng, ban, đơn vị liên quan: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

4.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng cấp xã vệ rừng cấp xã

- Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn xã: Cán bộ nông lâm nghiệp xã; Lực lượng BCHQS xã; Ban Công an xã; Các tổ chức đoàn thể quần chúng; Kiểm lâm phụ trách địa bàn; Hộ gia đình; Trưởng thôn.

- Nhiệm vụ của các thành viên:

+ Nhiệm vụ của cán bộ nông lâm nghiệp xã: Phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn, các ban, ngành đoàn thể các thôn, bản tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ phát triển rừng, PCCCR tại các thôn, bản. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, lập kế hoạch đề nghị cấp trên tu sửa các bảng nội quy, biển báo bảo vệ rừng, tu sửa các đường băng cản lửa. Kiểm tra, phát hiện các vi phạm pháp Luật Lâm nghiệp. Phối hợp với các cơ quan chức năng, Kiểm lâm xác định mức độ, nguyên nhân cháy rừng và thiệt hại để xử lý kịp thời.

+ Nhiệm vụ của BCHQS xã: Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể thôn, tổ, đội bảo vệ rừng làm tốt công tác PCCCR. Sẵn sang huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Hàng năm phối hợp với Kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch bổ xung BVR & PCCCR trên địa bàn xã.

+ Nhiệm vụ của ban Công an xã: Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ, đội bảo vệ rừng thôn ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật Lâm nghiệp, sẵn sàng tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng, phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)