Đánh giá thuận lợi, khó khăn của Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 38 - 48)

Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Điện Biên Đông

3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

của khu vực nghiện cứu tới công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng

3.1.3.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sự phối hợp trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và một số ban ngành liên quan của tỉnh; có sự phối hợp và đồng thuận thực hiện nhiệm vụ của các ban ngành, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR.

Được sự quan tâm các cấp ủy, chính quyền 6 xã, các ban ngành đoàn thể, các lực lượng vũ trang, trường học đóng trên địa bàn huyện nhiệt tình tham gia trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Có sự tham gia nhiệt tình lực lượng nhân dân các dân tộc sinh sống trong rừng, ven rừng nhận thức, thực hiện, chấp hành tốt các điều kiện quy định trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đã được tổ chức triển khai thường xuyên đến cơ sở, chủ rừng, đến các cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn. Vì vậy nhận thức của nhân dân đã có nhiều thay đổi chuyển biến tích cực, có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

3.1.3.2. Khó khăn

Trong quá trình tổ chức thực hiện triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng còn gặp nhiều khó khăn là:

Mật độ dân cư phân bố không đều, trình độ dân cư thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, đời sống nhân dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập kinh tế từ nghề rừng không đáng kể, nên việc phát đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép trong năm qua vẫn còn xảy ra.

Cấp ủy, chính quyền một số xã có chương trình đầu tư chưa thực sự nhiệt tình và quyết liệt trong vận động, chỉ đạo nhân dân địa bàn triển khai chương trình đầu tư, ảnh hưởng tới chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng của huyện và chất lượng trồng rừng sau nghiệm thu.

Cơ chế, chính sách cho bảo vệ và phát triển rừng chưa đủ để khuyến khích được người dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện của cấp trên khi triển khai áp dụng vào địa bàn cơ sở còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc chỉ đạo triển khai dự án.

Diện tích đất có rừng không tập trung, địa hình phức tạp, lực lượng chuyên trách mỏng không đủ đáp ứng theo yêu cầu hiện nay.

Thiếu dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy rừng không đủ để đáp ứng cứu chữa kịp thời so với thực tế diện tích rừng hiện nay.

Công tác quy hoạch nương rãy của xã, bản chưa rõ ràng, các vụ xảy ra cháy rừng chưa phát hiện và dập tắt kịp thời vì địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp.

Ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa cao, còn ỷ lại cho lực lượng chuyên môn; thiếu kiểm tra giám sát, nhắc nhở các tổ đội, cụm dân cư chấp hành thực hiện các điều kiện theo quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng & PCCCR; đồng thời một số bộ phận trong nhân dân còn bao che, không tố giác tội phạm để đưa ra xử lý trước pháp luật.

Qua quá trình nghiên cứu chung tôi thấy được nhiệm vụ chính của công tác quản lý bảo vệ rừng chính là quản lý về diện tích và chất lượng (bao gồm: chất lượng rừng, độ che phủ rừng, tính đa dạng sinh học, tình hình khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp...). nhưng ở đây vấn đề quản lý khó khăn và phức tạp nhất là vấn đề quản lý về chất lượng. Chính vì vậy, nên đề tài đi sâu vào vấn đề quản lý chất lượng. Sau đây là kết quả nghiên cứu:

3.1.3.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý rừng tại khu rừng của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

a. Ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình:

Huyện Điện Biện Đông nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, có tọa độ địa lý từ 20059’ - 21030’ vĩ độ Bắc và 1030

- 103032’ kinh độ Đông.

Huyện có diện tích tự nhiên là 120.686,25ha. Độ cao trung bình 900- 1000(m). Địa hình hiểm trở; bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu; đồi núi chiếm 90% diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự nhiên; có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng nối tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La vì vậy Điện Biên Đông có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, rất thuận lợi cho công tác đi lại, tuần tra bảo vệ rừng và an ninh chính trị

nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn xâm phạm trái phép tài nguyên rừng. Địa bàn khu rừng của các xã rộng lớn với tổng diện tích 31.448,48 ha, gây khó khăn rất lớn trong việc ngăn chặn xâm phạm rừng trái phép. Chính vì vậy ngày 21/12/2019 UBND tỉnh Điện Biên đã ra Quyết định số: 1208/QĐ-UBND về việc Phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Đất đai:

Đất đai trong khu vực khá đa dạng bao gồm nhiều chủng loại, trong đó diện tích đất giàu mùn nâu chiếm diện tích khá lớn khoảng 2.623 ha, đặc điểm của loại đất này là có khả năng giữ nước tốt, tầng đất dày, độ mùn cao phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và hoa màu. Vì vậy, để đáp ứng việc cung cấp lượng thực thiếu hụt thì người dân vẫn canh tác nương rẫy, vẫn thường xuyên vào rừng để khai thác, săn bắt nhằm cải thiện thêm thu nhập. Điều này đã gây khó khăn lớn trong công tác quản lý bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Về khí hậu thời tiết

Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn: Không khí phía Bắc khô, lạnh và không khí phía Nam (các tháng 3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân) khí hậu nóng ẩm, vì vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt.

- Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ và lượng nước bốc hơi thấp, lượng mưa không đáng kể; Nhiệt độ bình quân năm 220

C, bình quân tháng nóng nhất 35,50C, nhiệt độ cao nhất lên tới 380

C; bình quân tháng thấp nhất 15,10C, nhiệt độ thấp nhất là âm 0,40C; biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm từ 100C đến 150

C.

- Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Do vậy tình trạng hạn hán kéo dài gây khó khăn rất lớn cho hoạt động sản xuất, đồng thời công tác phòng chữa cháy rừng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

b. Ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế

* Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội:

- Công tác chuyển giao kỹ thuật nông lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm. - Giao thông vận tải: Cùng với chương trình 135 của chính phủ về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi cho các xã vùng sâu, các xã đặc biệt khó khăn đã được đầu tư phát triển đáng kể. Nhìn chung, hiện nay các xã đều đã có đường liên thôn, liên bản được xây dựng đều khắp, chất lượng đạt yêu cầu đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ đi lại, tuần tra bảo vệ trật tự an ninh đồng thời cũng là tuyến đường thuận tiện cho người dân vùng cao giao lưu kinh tế với nhau và với các địa phương khác.

* Ảnh hưởng của đầu tư và thu nhập:

- Cơ sở hạ tầng trong vùng kém phát triển, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn ít. Trong những năm qua, khu vực quản lý bảo vệ rừng của huyện ngoài tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được hưởng 400.000đ/năm, tiền hỗ trợ theo chương trình 30A còn lại không có một chương trình hỗ trợ nào khác cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho người dân nên cuộc sống của người dân vẫn chủ yếu phụ thuộc vào rừng.

Mức sống người dân vẫn còn thấp và chưa đồng đều giữa các thành phần dân tộc, trong đó dân tộc kinh thường phát triển ở những vị trí có điều kiện canh tác thuận lợi, mặt khác với trình độ dân trí và áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại hơn, do đó đa số người kinh đều có mức kinh tế hộ từ trung bình đến khá, nhóm hộ nghèo chủ yếu tập trung vào các đối tượng là người dân tộc thiểu số ít người. Tỷ lệ hộ nghèo biến động theo từng xã trong vùng. Do vậy,

để đảm bảo cuộc sống người dân không còn con đường nào khác là phải xâm chiếm, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép,… xâm phạm vào diện tích rừng thuộc phạm vi do cộng đồng bản quản lý, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo vệ phát triển rừng.

* Ảnh hưởng của thị trường:

Hoạt động kinh tế của người dân trong vùng còn theo kiểu tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, lưu thông hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn và chi phí cao ảnh hưởng đến mức sống và sinh hoạt của người dân trong vùng.

Do thị trường tiêu thụ không phát triển, sản phẩm sản xuất ra chỉ có con đường tiêu thụ duy nhất là bán trực tiếp cho tư thương nên tình trạng ép giá thường xuyên diễn ra dẫn tới mặc dù sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng thu nhập lại không lớn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở khu vực chủ yếu diễn ra ở hoạt động trao đổi, buôn bán nhỏ lẻ ở các chợ trong xã, chưa thiết lập được kênh thị trường giữa người nông dân với các cơ sở chế biến nông sản.

Dịch vụ thương nghiệp chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu nhưng mới tập trung ở thị trấn và vùng thấp, còn vùng cao xa thì những mặt hàng thiết yếu vẫn còn khan hiếm chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

* Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội

Ảnh hƣởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cƣ:

Toàn khu vực có trên 6 dân tộc cùng sinh sống, sản xuất thuộc các xã thị trấn, trong đó dân tộc Hơ Mông là dân tộc tại chỗ còn giữ nhiều phong tục tập quán truyền thông lâu đời đặc trưng của vùng Tây Bắc, có ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của cộng đồng trong vùng. Dân tộc kinh trong vùng, phân bố hầu hết các xã, là dân tộc có trình độ canh tác, sản xuất và giao lưu hàng hóa phát triển cao nhất trong khu vực. Các dân tộc khác như: Dân tộc Thái chiếm 30,96%; dân tộc Kinh chiếm 4,12%, dân tộc Khơ Mú chiếm 5,22%; dân tộc Xinh Mun chiếm 3,17%; dân tộc khác 0,27 %,… từ các tỉnh

khác chuyển vào theo con đường di dân tự do, việc di dân ồ ạt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an ninh, trật tự trong vùng và công tác quản lý bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

- Sự phân bố dân cư rải rác quần cư tập trung theo thôn, bản sống xung quanh ven rừng, ven suối, trên sườn đồi núi cao, trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành pháp luật nhận thức của người dân về QLBVR, PCCCR chưa được đồng đều.

- Tập quán canh tác phần lớn dựa vào nương rãy sản xuất lương thực tự cung tự cấp là chính, ruộng nước ít đời sống khó khăn. Mô hình sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trồng cây gây rừng, thu nhập từ sản phẩm vườn rừng để xóa đói giảm nghèo chưa phát triển.

- Một số xã chính quyền địa phương chưa phát huy và nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về rừng. Hàng năm còn để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng. Một số nơi đã bị dân vào khai phá, đốt rừng làm nương rẫy, xâm canh trái phép, một số hộ dân còn làm nhà tạm ở trong rừng, tập trung chủ yếu tại các xã: Háng Lìa, Phì Nhừ,…

Ảnh hƣởng của phong tục tập quán:

Tập quán canh tác lạc hậu nên việc sản xuất, trồng trọt của người dân còn nhiều khó khăn, việc đầu tư về giống, phân bón còn chưa được chú trọng, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất do đó năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, dẫn tới cuộc sống của người dân còn phụ thuộc nhiều vào rừng tình trạng xâm lấn, vi phạm rừng trái phép vẫn thường xuyên diễn ra, gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý tài nguyên rừng.

Hoạt động đốt nương làm rẫy vẫn thường xuyên diễn ra với mức độ vi phạm tương đối nghiêm trọng. Tính tới nay diện tích đất canh tác nương rẫy trong khu vực. Hình thức canh tác nương rẫy chủ yếu của người dân là xây dựng chòi canh tạm thời và sản xuất theo thời vụ, không sinh sống cố định mà

theo hình thức du canh, du cư dẫn tới rất khó kiểm soát tình hình vi phạm đốt nương làm rẫy, xâm canh trái phép của người dân.

Bên cạnh đó, vào thời kỳ nông nhàn người dân thường vào rừng thu hái các lâm sản ngoài gỗ như rau rừng, dược liệu,... và săn bắn động vật hoang dã trái phép gây tổn hại nghiêm trọng tới tính đa dạng sinh học và tăng nguy cơ cháy rừng,...

Tập tục di dân tự do của một số đồng bào dân tộc thiểu số như người Kơ Mú, Hơ mông,... gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác an ninh, trật tự và công tác quản lý bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn.

Ảnh hƣởng của chính sách:

Toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được giao khoán cho các cộng đồng và cá nhân trong bản quản lý bảo vệ và phát triển rừng, người dân có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng của khu vực xong tình trạng người dân vẫn thường xuyên có các hoạt động vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng. Mặt khác, rừng sau khi được giao, một số nơi do quản lý lỏng lẻo nên hiện tượng lâm tặc hoạt động tăng lên, dẫn tới tình trạng vi phạm trong chặt phá rừng có xu hướng gia tăng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên Đông đã có nhiều văn bản chỉ đạo trong công tác Quản lý bảo vệ rừng, trong đó có quy định rõ việc nghiêm cấm các hành vi có ảnh hưởng tới tài nguyên rừng như: phá nương làm rẫy, khai thác gỗ, đốt than, khai thác lâm sản khác, săn bắt, đặt bẫy các loài chim thú,... Như vậy, cũng góp phần tăng tính pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng thuộc vùng rừng. Tuy nhiên, việc tách biệt hoàn toàn vai trò của người dân trong quản lý rừng, người dân bị cấm đoán toàn bộ các hoạt động mưu sinh mà được coi là có ảnh hưởng tới rừng, ngay cả hoạt động khai thác các lâm sản ngoài gỗ cũng không được phép trong khi đời sống của người dân đang gặp nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc rất lớn vào rừng thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)