Những khó khăn thuận lợi, những tồn tại hạn chế trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 70 - 75)

Quản lý bảo vệ rừng - Phát triển rừng tại huyện Điện Biên Đông

Từ những kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác QLBVR & PCCCR của 3 năm 2017; 2018; 2019 có những thuận lợi và khó khăn như sau:

4.2.4.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sự phối hợp trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và một số ban ngành liên quan của tỉnh; có sự phối hợp và đồng thuận thực hiện nhiệm vụ của các ban ngành, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR.

Được sự quan tâm các cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn, các ban ngành đoàn thể, các lực lượng vũ trang, trường học đóng trên địa bàn huyện nhiệt tình tham gia trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Có sự tham gia nhiệt tình lực lượng nhân dân các dân tộc sinh sống trong rừng, ven rừng nhận thức, thực hiện, chấp hành tốt các điều kiện quy định trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đã được tổ chức triển khai thường xuyên đến cơ sở, chủ rừng, đến các cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn. Vì vậy nhận thức của nhân dân đã có nhiều thay đổi chuyển biến tích cực, có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

4.2.4.2. Khó khăn

Trong quá trình tổ chức thực hiện triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.còn gặp nhiều khó khăn là:

Mật độ dân cư phân bố không đều, trình độ dân cư thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, đời sống nhân dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập kinh tế từ nghề rừng không đáng kể, nên việc phát đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ cháy

rừng, khai thác lâm sản trái phép trong năm qua vẫn còn xảy ra.

Cấp ủy, chính quyền một số xã có chương trình đầu tư chưa thực sự nhiệt tình và quyết liệt trong vận động, chỉ đạo nhân dân địa bàn triển khai chương trình đầu tư, ảnh hưởng tới chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng của huyện và chất lượng trồng rừng sau nghiệm thu.

Cơ chế, chính sách cho bảo vệ và phát triển rừng chưa đủ để khuyến khích được người dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện của cấp trên khi triển khai áp dụng vào địa bàn cơ sở còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc chỉ đạo triển khai dự án.

Diện tích đất có rừng không tập trung, địa hình phức tạp, lực lượng chuyên trách mỏng không đủ đáp ứng theo yêu cầu hiện nay.

Thiếu dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy rừng không đủ để đáp ứng cứu chữa kịp thời so với thực tế diện tích rừng hiện nay.

Công tác quy hoạch nương rãy của xã, bản chưa rõ ràng, các vụ xảy ra cháy rừng chưa phát hiện và dập tắt kịp thời vì địa hình đồi núi cao, chia cắt phức tạp.

Ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn chưa cao, còn ỷ lại cho lực lượng chuyên môn; thiếu kiểm tra giám sát, nhắc nhở các tổ đội, cụm dân cư chấp hành thực hiện các điều kiện theo quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng & PCCCR; đồng thời một số bộ phận trong nhân dân còn bao che, không tố giác tội phạm để đưa ra xử lý trước pháp luật.

Khó khăn là huyện miền núi đường đi lại khó khăn địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi hiểm trở nên việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn gặp nhiều khó khăn. Áp lực từ phía người dân vào rừng còn tiếp diễn do đời sống một số hộ gia đình còn khó khăn nhưng nguồn nhân khẩu nhiều. Những diện tích rừng và đất rừng ở xa khu dân cư, nên việc khai thác lâm sản trái

phép vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã.Nguồn vốn để thực hiện trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu. Phương tiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu không đáp ứng cho nhu cầu hiện tại. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, thu nhập của người dân còn thấp, nhiều hộ thiếu lương thực. Lực lượng quản lý bảo vệ còn mỏng, chưa đủ mạnh cả phương diện tổ chức cũng như các năng lực để tổ chức xã hội hoá nghề rừng; hệ thống theo dõi giám sát hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn còn hạn chế do thiếu phương tiện xử lý bảo vệ và phát triển rừng. Những mô hình sản xuất có thu nhập cao từ rừng và đất rừng còn hạn chế. Thiếu kinh phí trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức xây dựng thành lập các tổ đội tự quản trong công tác bảo vệ rừng. Xử lý vi phạm còn chồng chéo, không thống nhất vẫn còn để lọt tội, cá biệt còn có cán bộ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tiếp tay cho các hành vi xâm hại đến rừng.

+ Từ phía người dân: Một số hộ gia đình vùng sâu, địa hình khó khăn rừng xa nhà đi lại hạn chế nên việc quản lý chưa được tốt vẫn để xảy ra phá hại bởi người. Tốn công lao động trong trồng và chăm sóc những năm đầu. Vốn, giống vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Việc chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn vẫn còn cây bị sâu, chết khô. Ngoài việc trông nom, chăm sóc rừng thì người dân còn phải chăm lo cho vụ mùa để cải thiện đời sống nên không có nhiều thời gian tập trung quản lý, bảo vệ rừng.

+ Từ phía cán bộ trong việc phối hợp với người dân: Trình độ nhận thức của một bộ phận dân cư còn hạn chế, để tham gia tốt các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng rất khó vì đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc đồng tình ủng hộ của một số bộ phận còn hạn chế. Một số diện tích đất rừng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình.

4.2.4.3. Tồn tại, hạn chế

- Tình trạng vi phạm pháp luật có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn phức tạp, nhất là phá rừng, khai thác, tàng trữ, buôn bán lâm sản của huyện Điện Biên Đông; có tình hình an ninh chính trị phức tạp.

- Vi phạm quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác do các chương trình, dự án trên địa bàn huyện có chiều hướng tăng.

- Một số lãnh đạo cấp xã, Hạt Kiểm lâm chưa thực sự chủ động, tích cực. Một bộ phận công chức kiểm lâm địa bàn ý thức, đạo đức công vụ, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được ỵêu câu, còn vi phạm kỷ luật, công tác tham mưu cho cấp xã còn hạn chế, một số nhiệm vụ còn chậm.

- Một số Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, còn coi nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR...là nhiệm vụ của kiểm lâm và các ngành liên quan.

- Công tác phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn với lực lượng chức năng một số xã chưa chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả.

4.2.4.4. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan:

- Là năm đầu thực hiện Luật Lâm nghiệp và các Nghị định, thông tư hướng dẫn còn lúng túng (do có sự thay đổi lớn).

- Tổ chức bộ máy của đơn vị chưa được kiến toàn theo qui định của Luật Lâm nghiệp và các hướng dẫn hiện hành. Biên chế lực lượng Kiểm lâm địa bàn hiện tại còn mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ thực tế (kiểm lâm địa bàn có nơi phụ trách 2 xã như xã Mường Luân, Luân Giói; kiểm lâm địa bàn kiểm cả công tác Kỹ thuật như cắm xã Phì Nhừ kiêm Kỹ thuật, xã Háng Lìa kiêm Kỹ thuật; năm 2020 tiếp tục tinh giản biên chế), cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu (trụ sở việc, ô tô, máy tính...).

- Khí hậu thời tiết năm 2019 - 2020 có nhiều diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài gây khô hạn và cháy rừng.

- Địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn (nhất là đường liên thôn bản và vào mùa mưa). Đời sống của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng cao còn nghèo, sống dựa vào rừng.

- Một số cấp, ngành, UBND các cấp chưa thực hiện nghiêm túc qui định Luật Lâm nghiệp trong thực hiện các chương trình, dự án có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp, dẫn đến vi phạm. Chưa quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 30-CT/TƯ của Ban Thường vụ tỉnh ủy Điện Biên và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Các đối tượng khai thác, vận chuyển, kinh doanh, cất trữ lâm sản...hoạt động ngày càng tinh vi, manh động, chống đối lại lực lượng chức năng gây khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Các đối tượng vi phạm về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư thôn bản chưa thực hiện đúng, đủ chức trách, thẩm quyền được giao theo qui định của Luật Lâm nghiệp và các qui định hiện hành khác; chưa phối hợp tốt với các cơ quan chức năng và vào cuộc quyết liệt; chưa thực hiện việc tuần tra rừng thường xuyên.

- Một số vùng còn phức tạp về an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, QLLS và thực thi pháp luật như: (xã Tìa Dình, xã Pú Hồng, xã Xa Dung, xã Phình Giàng, xã Noong U…).

- Kinh phí phục vụ cho các hoạt động bảo vệ rừng, PCCCR, xử lý vi phạm còn ít.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ở địa phương, Hạt Kiểm lâm còn hạn chế, chưa khoa học, chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát cơ sở, công chức kiểm lâm địa bàn chưa thường xuyên.

- Do lịch sử để lại, một bộ phận lớn công chức kiểm lâm của đơn vị được đào tạo trình độ trung cấp sau đó học liên thông hoặc vừa học vừa làm nên không đồng đều. Mặc dù trong thời gian qua công tác bồi dưỡng, tập huấn

đã được thực hiện thường xuyên song năng lực công tác còn hạn chê, bất cập. - Một số kiểm lâm địa bàn ý thức, đạo đức công vụ chưa cao, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tham mưu giúp chính quyền địa phương, chưa bám sát địa bàn để kiểm tra phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để tham mưu xử lý được kịp thời; chưa thực hiện đúng, đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Công tác phối hợp giữa kiểm lâm với một số đơn vị chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện điện biên đông, tỉnh điện biên​ (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)