4.2.3.1. Công tác chỉ đạo chung
Triển khai quán triệt thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 02/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên;Chỉ thị số 01/CT- UBND ngày 28/2/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng; Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Triển khai quán triệt thực hiện văn bản số 3029/UBND-KTN ngày 17/10/2019 của UBND tỉnh Điện Biên V/v tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2019-2020
UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc kiện toàn ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng huyện Điện Biên Đông; ban hành Kế hoạch số 333/KH-BCH ngày 14/12/2018 về việc triển khai công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2018-2019 và Chỉ thị số 979/UBND-KL ngày 14/12/2018 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019; Phương án số 1016/PA-UBND-KL ngày 31/12/2018 về phương án quản lý bảo vệ rừng mùa khô năm 2018 - 2019 của huyện Điện Biên Đông; Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2019 về việc thành lập tổ công tác triển khai thực hiện việc trồng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng và trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Điện Biên Đông; Công văn số 95/UBND- NN ngày 15 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông về việc đôn đốc công tác trồng rừng Khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng và trồng rừng năm 2019; Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 09/5/2019 về việc tổ chức công bố Quyết định 1208/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Điện Biên Đông; Kế hoạch số: 557/UBND-NN ngày 17 tháng 7 năm 2019. V/v: Triển khai các nhiệm vụ Bảo vệ và phát triển rừng năm 2019.
4.2.3.2. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về PCCCR
Hàng năm UBND huyện Điện Biên Đông đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với UBND các xã, thị trấn phổ biến, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR như Luật Lâm nghiệp và các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư…đến các Ban ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang, các cụm dân cư sinh sống trong rừng, ven rừng để thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Đồng thời xây dựng ký cam kết gắn trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, PCCCR giữa hộ gia đình với trưởng bản; trưởng bản gắn trách nhiệm ký cam kết với Chủ tịch UBND xã; Chủ tịch UBND xã gắn trách nhiệm ký cam kết với Chủ tịch UBND huyện để nâng cao tinh thần trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản.
Lãnh đạo Hạt chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn các xã, thị trấn ở cơ sở nắm tình hình, tham mưu giúp Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các văn bản, Nghị định, Luật Lâm nghiệp, xây dựng lịch trực, phân công lịch trực PCCCR ở các xã, thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm hay xảy ra phá rừng, cháy rừng, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn.
Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo công chức kiểm lâm địa bàn các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và PCCCR của đợt 1, đợt 2 năm 2017-2019.
Thành lập và củng cố lại các tổ, đội PCCCR năm 2019, chủ yếu lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của tổ dân cư, bản.
Bảng 4.3. Kết quả tuyên truyền công tác QLBVR & PCCCR huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2017 - 2019
TT Hoạt động Đơn vị
tính
Kết quả
2017 2018 2019
1 Mở hội nghị cấp huyện Lượt 01 01 01
2 Mở hội nghị cấp xã, thị trấn Lượt 14 14 14 3 Phổ biến, tuyên truyền vận động
nhân dân tham gia bảo vệ rừng Thôn/bản 243 243 198 4 Lượt người tham gia tuyên
truyền Người 10.292 10.326 7.260
5 Tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR tại các phố bản. Tổ 243 243 198
4.2.3.3. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành đoàn thể chính trị xã hội quản lý bảo vệ rừng, PCCCR
Thực hiện quy chế phối hợp số 636/KHLN-CA-QS-KL ngày 17 tháng 7 năm 2017 Hạt kiểm lâm Điện Biên Đông thường xuyên phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ triển khai công tác tuyên truyền PCCCR trên địa bàn toàn huyện nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cơ sở; bảo vệ phòng cháy chữa cháy rừng; Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện và UBND xã Háng Lìa, tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2019. Theo kế hoạch số: 361/KH-BCĐ của huyện Điện Biên Đông ngày 28 tháng 8 năm 2019, của UBND huyện Điện Biên Đông kết quả đạt loại giỏi.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Xây dựng, ký cam kết quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm huyện; Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố giữa Viện Kiểm sát - Công an - Hạt Kiểm lâm - Thanh tra - Chi cục thuế. Chỉ đạo cán bộ phối hợp với Phòng tài nguyên môi trường tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai đo vẽ diện tích nương rẫy và đất lâm
nghiệp khu vực tranh chấp với tỉnh Sơn La để ổn định tình hình trên địa bàn gồm các xã (Xa Dung, Chiềng Sơ, Luân Giói, Tìa Dình); Phối hợp với Quỹ BVR tỉnh triển khai kiểm tra nghiệm thu và chi trả DVMTR trên địa bàn huyện.
Phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện triển khai giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn toàn huyện cụ thể đã giải quyết các điểm tranh chấp với các huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Thuận Châu tỉnh sơn La.
4.2.3.4. Tình hình cháy rừng và thảm thực vật rừng
Trong năm 2018- 2019, Ủy ban Nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và các ban, ngành đóng trên địa bàn huyện tăng cường tổ chức thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Công tác tuyên truyền được quan tâm cả về nội dung và hình thức đa dạng phong phú, ý thức về phòng cháy chữa cháy rừng của nhân dân được nâng cao nên trong những năm 2018- 2019 trên địa bàn huyện Điện Biên Đông trên địa bàn huyện xảy ra 07 vụ cháy tại các xã Háng Lìa, Tìa Dình, Mường Luân, Thị trấn, Keo lôm nguyên nhân do người dân đốt bãi cỏ thả da súc cháy lan vào rừng đã xử lý theo quy định của pháp luật và do một số nguyên nhân cháy khác. Tổng diện tích bị cháy 20,0513 ha, chủ yếu là rừng hỗn giao tre nứa, khả năng phục hồi lại 100%.
Lãnh chỉ đạo đơn vị hạt Kiểm lâm xây dựng lịch trực 24/24 giờ trong những tháng cao điểm để chỉ đạo công tác PCCCR và nắm bắt chuyển tải thông tin hai chiều về các vụ cháy mùa khô 2019-2020.
4.2.3.5. Công tác quản lý và xử lý vi phạm
a. Thống kê số vụ vi phạm hành chính và diện tích phá rừng đốt nương làm rẫy
Số vụ vi phạm và diện tích xâm lấn, đốt nương làm rẫy diễn biến trong 4 năm từ 2017 đến đầu năm 2020 là 54 vụ đang diễn biến theo chiều hướng gia tăng cả về số vụ vi phạm lẫn diện tích rừng bị xâm lấn, điều này cho thấy tính chưa hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng rừng của cộng đồng và cá nhân trong những năm qua.
Chăn thả gia súc không theo quy hoạch
Tình hình chăn thả gia súc trong các khu rừng một cách không theo quy hoạch nào cả vốn là một đặc điểm rất chung đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng trên mọi miền tổ quốc của nước ta nói chung và khu rừng của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nói riêng. Tuy nhiên, chính tập tục chăn thả này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua. Tại khu vực nghiên cứu đồng bào dân tộc ở đây thường có tập quán thả rông các loài gia súc lớn như trâu, bò,… cho chúng tự do đi lại ăn uống trong rừng, cứ khoảng 10 - 15 ngày họ mới vào kiểm tra gia súc của họ một lần. Với hình thức chăn thả như vậy không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế thấp, bấp bênh trong chăn nuôi mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ trong vấn đề tái sinh, phục hồi rừng, gây ô nhiễm môi trường và tác động tới môi trường đất. Tuy nhiên, cho tới nay người dân vẫn giữ thói quen chăn thả như vậy một phần lỗi không nhỏ là do chính quyền địa phương đã không chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, thiếu quy hoạch vùng đồng cỏ chăn nuôi, tạo điều kiện về vốn và khoa học kỹ thuật cho người dân chuyển dần từ hình thức chăn thả truyền thống sang chăn nuôi theo quy mô tập trung.
Săn bắn động vật hoang dã:
Săn bắn động vật hoang dã vốn là một tập tục lâu đời của cộng đồng các dân tộc sống gần rừng và phụ thuộc vào nghề rừng. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, giá trị thu được từ việc săn bắn các loài động vật hoang dã ngày càng tăng thì cộng đồng người dân sống gần rừng cũng chuyển từ hình thức săn bắn phục vụ nhu cầu thiết yếu cuộc sống của gia đình sang xem việc săn bắn như một nghề để mưu sinh.
Bên cạnh những loại bẫy đơn giản vẫn hay được sử dụng thì hiện nay việc đi săn còn sử dụng thịnh hành các loại súng tự chế, súng thể thao, súng hơi,... trong săn bắn. Đối tượng thợ săn bắn cũng trở nên phong phú, đa dạng
hơn từ chỗ chỉ là cộng đồng dân tộc sở tại thì nay là các tay thợ săn chuyên nghiệp đến cả từ nơi khác, thợ săn bao gồm cả người dân tộc thiểu số lẫn người kinh. Các tụ điểm buôn bán thú rừng mà phần lớn là do các đối tượng thuộc dân tộc kinh làm chủ, sau đó sản phẩm được cung cấp đi các nơi tiêu thụ càng làm tăng nạn săn bắn trái phép trong khu vực và gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
Khai thác gỗ trái phép:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về gỗ dùng để đóng đồ gia dụng, phục vụ trong xây dựng ngày càng lớn dẫn theo số vụ vi phạm trái phép trong khai thác gỗ ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng và thủ thuật ngày càng tinh vi hơn. Hiện nay, hầu hết các xã thuộc khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên còn tồn tại việc mua, bán, vận chuyển lâm sản đi tiêu thụ tại các tỉnh giáp danh như TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Sơn La,…
Theo kết quả thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên Đông thì tình hình vi phạm trái phép trong khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản rừng được thể hiện như sau:
Năm 2017 xảy ra 29 vụ vi phạm về hành vi khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Năm 2018 xảy ra 10 vụ vi phạm về hành vi khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Năm 2019 xảy ra 12 vụ vi phạm về hành vi khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Đầu năm 2020 xảy ra 03 vụ vi phạm về hành vi khai thác, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những con số nhỏ thống kê và bắt giữ được, trên thực tế số vụ vi phạm trong khai thác vận chuyển lâm sản còn lớn hơn rất nhiều so với những con số công bố này. Sự tiếp tay của một số cán bộ thoái
hóa biến chất cho lâm tặc bằng cách lơ là công tác kiểm tra, kiểm soát,… làm cho vi phạm trong phá rừng ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn và khó kiểm soát hơn.
Tình hình vi phạm trong khai thác lâm sản ngoài gỗ:
Nhìn chung, mức độ vi phạm trong khai thác lâm sản ngoài gỗ thuộc khu vực huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là không đáng kể, tuy nhiên cũng ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học và gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng. Hiện nay, nguồn lâm sản ngoài gỗ thuộc khu rừng phòng hộ đã cạn kiệt nên người dân cũng chỉ lấy một số loại lâm sản như tre nứa, khúc khắc, dây máu chó và một số cây thuốc với số lượng hạn chế phục vụ cho sinh hoạt gia đình là chủ yếu, ít sử dụng để buôn bán.
Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại rất lớn đối với tài nguyên rừng cả trên quy mô số lượng, chất lượng rừng lẫn tính đa dạng sinh học. Nhìn chung tình hình diễn biến cháy rừng tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hiện nay nói chung còn chưa phức tạp. Từ năm 2017 tới nay trên địa bàn toàn huyện mới chỉ xảy ra 6 vụ cháy rừng vào năm 2019 và 2020 nhưng đã được ngăn chặn kịp thời, mới chỉ cháy dưới tán rừng chưa ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Tuy mức độ tác hại do cháy rừng gây ra trên địa bàn chưa lớn, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy rừng như tình hình đốt nương làm rẫy trái phép, tình hình sử dụng lửa rừng do khai thác lâm sản, săn bắn, lấy mật ong trong rừng, nguy cơ cháy lan từ diện tích đồi trọc. Do vậy, nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời thì rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Công tác xử lý vi phạm:
Năm 2019, Hạt kiểm lâm phối hợp với các ban ngành, cấp ủy chính quyền địa phương trên địa bàn đã phát hiện và xử lý 12 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; trong đó:
- Vi phạm thủ tục hành chính 01 vụ; - Phá rừng trái pháp luật 05 vụ;
- Khai thác trái phép 01 vụ
- Cất giữ lâm sản trái các quy định của nhà nước 05 vụ trong đó: Khối lượng gỗ tịch thu 30,561 m3 trong đó phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đội Kiểm lâm cơ động, Phòng PC 05 Công an tỉnh xử lý 09 đối tượng cư trú tại bản Phì Cao xã Phình Giàng khai thác gỗ trái phép, tịch thu chuyển Công an huyện 22,139 m3 gỗ Phay.Tổng thu nộp ngân sách nhà nước: 64.125.000 đồng.