Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Điện Biên Đông
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Về dân số, dân tộc
Theo kết quả thống kê, tổng điều tra hiện nay dân số của huyện Điện Biên Đông có: 67.080 người. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố dân cư không đều trên địa bàn các xã, thị trấn; dân cư tập trung tương đối nhiều ở thị trấn Điện Biên Đông. Về dân tộc:Dân tộc H.Mông chiếm 53,77%; dân tộc Thái chiếm 30,96%; dân tộc Kinh chiếm 4,12%, dân tộc Lào chiếm 2,49%; dân tộc Khơ Mú chiếm 5,22%; dân tộc Xinh Mun chiếm 3,17%; dân tộc khác chiếm 0,27%.
3.1.2.2. Phân bố dân cư, phong tục tập quán
- Sự phân bố dân cư rải rác quần cư tập trung theo thôn, bản sống xung quanh ven rừng, ven suối, trên sườn đồi núi cao, trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành pháp luật nhận thức của người dân về QLBVR, PCCCR chưa được đồng đều.
- Tập quán canh tác phần lớn dựa vào nương rãy sản xuất lương thực tự cung tự cấp là chính, ruộng nước ít đời sống khó khăn. Mô hình sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trồng cây gây rừng, thu nhập từ sản phẩm vườn rừng để xóa đói giảm nghèo chưa phát triển.
- Một số xã chính quyền địa phương chưa phát huy và nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm còn để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng.
- Sự phân bố dân cư rải rác quần cư tập trung theo thôn, bản sống xung quanh ven rừng, ven suối, trên sườn đồi núi cao, trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành pháp luật nhận thức của người dân về QLBVR, PCCCR chưa được đồng đều.
- Tập quán canh tác phần lớn dựa vào nương rãy sản xuất lương thực tự cung tự cấp là chính, ruộng nước ít đời sống khó khăn. Mô hình sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trồng cây gây rừng, thu nhập từ sản phẩm vườn rừng để xóa đói giảm nghèo chưa phát triển.
- Một số xã chính quyền địa phương chưa phát huy và nâng cao vai trò trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm còn để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng trái pháp luật để làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng.
3.1.2.3. Tình hình kinh tế và đời sống
a. Sản xuất nông - lâm nghiệp
* Lâm nghiệp:
Tổ chức công bố Quyết định phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 đến các xã, thị trấn và các bản, tổ dân cư trên địa bàn;
Tổ chức nghiệm thu diện tích rừng trồng phòng hộ, rừng trồng thay thế, rừng sản xuất đã thực hiện qua các năm 2016, 2018 và 2019; tổ chức xây dựng hồ sơ chuyển tiếp, trình phê duyệt.
Khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp và khoanh nuôi mới năm 2019 là 739,71 ha;
Giao khoán bảo vệ rừng mới được 3.801,74 ha, nâng tổng số diện tích rừng đã giao khoán bảo vệ lên 23.435,65 ha trên tổng diện tích rừng hiện có
(31.448,48 ha);
Trong năm 2019 xử lý 12 vụ vi phạm về lĩnh vưc lâm nghiệp; Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 327 chủ rừng, với tổng diện tích 15.469,9 ha, tổng số tiền chi trả là 6,641 tỷ đồng. Đầu năm 2020 xử lý 03 vụ vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp trong đó mang dụng cụ cơ giới vào rừng 01 vụ, phá rừng trái pháp luật 02 vụ.
Công tác quản lý bảo vệ giai đoạn 2017 - 2019 trên địa bàn huyện Điện Biên Đông tập trung bảo vệ rừng hiện còn của toàn huyện là 31.448,48 ha rừng hiện có xong tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn xảy ra không ít. Tuy nhiên, qua số liệu tổng hợp từ các năm, tình hình vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2018.
* Chăn nuôi - Thú y:
Các xã đang thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 10/02/2017 của BCH Đảng bộ huyện khóa V và Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 08/3/2017 của UBND huyện về phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020;
Tổng đàn gia súc phát triển đến tháng 02/2020 là 106.394 con, trong đó: Đàn trâu 17.134 con, Đàn bò 28.675 con, Đàn dê 15.541 con, Đàn lợn 45.044 con; Tổng đàn gia cầm là217.845 con; Dự ước đến 31/12/2020 tổng đàn gia súc phát triển là 112.150 con (gồm gia súc tăng tự nhiên và tăng cơ học do các dự án 30a, 135 hỗ trợ), tăng 9.852 con so với năm 2019.
* Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2020 toàn huyện là 154 ha, tăng 2 ha so với năm trước.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Điện Biên Đông là một huyện vùng cao nằm phía Đông của tỉnh, địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, dân cư đa phần là hộ nghèo và sống rải rác. Mạng lưới đường giao thông còn thiếu và lạc hậu, quy mô kỹ thuật nhiều tuyến đường chưa đạt tiêu chuẩn, đã quá chu kỳ cải tạo, chất lượng các tuyến đường còn thấp, chủ yếu là đường đất, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn.
Nhiều năm qua, huyện đã lồng ghép nhiều dự án, chương trình để xây dựng hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế hạ tầng giao thông của huyện Điện Biên Đông còn gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn kinh phí lại eo hẹp, gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, nâng cấp các tuyến đường. Hạ tầng giao thông kém phát triển đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hiện nay, huyện Ðiện Biên Ðông có 12 tuyến đường nội thị, liên xã với tổng chiều dài 226km; trong đó chỉ gần 100km rải nhựa, đạt 32%, hơn 21km
đường bê tông xi măng đạt 6,9%, 128km đường rải cấp phối chiếm hơn 41% và còn 59km đường đất chiếm 19%. Số xã có đường ô tô đi được 2 mùa đến trung tâm xã là 9/14 xã, thị trấn trong đó có 5 xã được hưởng lợi bởi Quốc lộ 12 kéo dài, 5 xã vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, trong mùa mưa hầu như các tuyến đường này bị sạt lở kéo dài không thể đi lại được.
Đường giao thông đi lại liên xã, liên bản chủ yếu ô tô đến trung tâm xã và đi được mùa khô còn mùa mưa thường bị sạt, lở gây ách tắc giao thông nên rất khó khăn cho việc đi lại trong việc quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b. Công tác đảm bảo thủy lợi - phòng chống thiên tai.
- Công tác đảm bảo thuỷ lợi: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phôi hợp với UBND các xã làm tốt công tác vận động nhân dân thường xuyên nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới cho sản xuất, thực hiện duy tu, sửa chữa, nâng cấp 12 công trình thủy lợi bị hư hỏng.
- Công tác phòng chống thiên tai: Ban chỉ đạo các cấp đã làm tốt công tác thường trực phòng chống thiên tai; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc công tác trực ban PCTT của các thành viên Ban chỉ đạo huyện và Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai các xã để có các phương án kịp thời ứng phó các tình huống sấu nhất có thể sảy ra thiên tai trên địa bàn huyện; tổ chức rà soát các hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại;Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động, phòng trách thiên tai, kịp thời ứng phó khi có thiên tai xẩy ra.
3.1.2.5. Y tế và giáo dục
Hiện nay, toàn huyện có 57 trường học, trong đó 19 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 15 trường trung học cơ sở. Năm học 2018- 2019, tỷ lệ học sinh chuyển lớp gần 100%. Trong năm học 2019 - 2020, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt trên 95%. Để có được kết quả đó, các trường học trên địa bàn huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, tập trung đổi mới nội dung; tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với từng học sinh; xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn nhà trường. Bên cạnh đó, Phòng cũng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã đẩy mạnh tuyên truyền, huy đông tối đa học sinh ra lớp.
+ Y tế: Ngành y tế của huyện trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, được chú ý đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Mạng lưới cơ sở y tế không ngừng được củng cố và mở rộng, bao gồm 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực, và 14 trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh là 80 giường, bình quân đạt 15,57 giường bệnh trên 1 vạn dân. Đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; bình quân số cán bộ y tế trên 1 vạn dân là 20 người, trong đó số bác sỹ đạt gần 2 người/1 vạn dân.
Lĩnh vực khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao về chất lượng điều trị, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi giảm; tỷ lệ các cháu trong độ tuổi được tiêm chủng đủ 8 loại văc-xin cho trẻ em dưới 1 tuổi phòng tránh các bệnh truyền nhiễm với tổng số 1.600 cháu, đạt 100% kế hoạch cả năm, khám và chữa bệnh cho 69.089 lượt người, đạt 97% kế hoạch cả năm.
3.1.2.6. Chương trình xây dựng nông thôn mới
UBND huyện ban hành Quyết định thành lập tổ công tác giúp đỡ xã Luân Giói và các xã còn lại thực hiện các tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019-2020; chỉ đạo tổ công tác tập trung hướng dẫn xã Mường Luân hoàn thiện hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; tổ chức rà soát các tiêu chí tại các xã, để định hướng giúp đỡ, phấn đấu đến hết năm 2019 duy trì các tiêu chí đã đạt tại xã Mường Luân, xã Luân Giói cơ bản đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt thêm ít nhất 02 tiêu chí NTM trở lên; Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới vào ngày 02/8/2019, tham gia triển lãm các sản phẩm đặc trưng của địa phương tại hội
nghị tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới tỉnh. Chỉ đạo tổ công tác tập trung hướng dẫn các xã rà soát đánh giá các tiêu chí, tập trung đẩy nhanh hoàn thiện tiến độ các tiêu chí NTM; tập trung hướng dẫn giúp đỡ xã Luân giói đánh giá các tiêu chí đạt được, hoàn thiện hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tập trung rà soát đánh các tiêu chí nông thôn mới của 2 xã (Nong U và Pu Nhi) xem xét chọn 1 xã (Pu Nhi) trình đăng ký với tỉnh thực hiện xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Kết quả thực hiện đến tháng 10/2019 có: 01 xã Mường Luân duy trì đạt 15 tiêu chí, 02 xã đạt 11 tiêu chí (Nong U, Luân Giói); 01 xã đạt 10 tiêu chí
(Na Son), 02 xã đạt 8 tiêu chí (Phình Giàng, Sa Dung); 04 xã đạt 07 tiêu chí
(Pu Nhi, Háng Lìa, Chiềng Sơ, Phì Nhì); 03 xã đạt 6 tiêu chí (Tìa Dình, Pú Hồng, Keo Lôm).
Dự ước đến hết năm 2019: xã Mường Luân duy trì đạt 15 tiêu chí; 1 xã cơ bản đạt 16 tiêu chí (Luân Giói); 1 xã đạt 11 tiêu chí (Nong U); 2 xã đạt 10 tiêu chí (Na Son; Pu Nhi); 5 xã đạt 8 tiêu chí (Phình Giàng; Sa Dung; Keo Lôm; Phì Nhừ ; Háng Lìa); 2 xã đạt 7 tiêu chí (Chiềng Sơ; Pú Hồng); 01 xã đạt 6 tiêu chí (Tìa Dình).