Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Điện Biên Đông
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Điện Biên Đông nằm ở phía đông nam của tỉnh Điện Biên, có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía bắc giáp huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng;
- Phía đông giáp huyện Sông Mã và huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; - Phía nam giáp huyện Điện Biên và huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La; - Phía tây giáp huyện Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ;
3.1.1.2. Địa chất, thổ nhưỡng
Địa chất, thổ nhưỡnghầu hết đất đai có độ dốc lớn, tuy nhiên lại có tầng canh tác tương đối dày. Theo các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên đất của tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên Đônglớp phủ thổ nhưỡng có 3 nhóm đất chính với 14 loại đất.
* Nhóm đất phù sa với 1 loại đất đó là phù sa sông suối (Py), diện tích 87,64 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã Luân Giói, Chiềng Sơ và Mường Luân.
* Nhóm đất đỏ vàng: tổng diện tích 52.796,94 ha, chiếm 43,67% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có 7 đơn vị phân loại như sau:
- Đất đỏ trên đá Macma bazo (Fk): diện tích 1.546,63 ha, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở xã Chiềng Sơ.
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): diện tích 43,59 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Na Son.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): diện tích 13.153,73 ha, chiếm 10,88% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các xã: Xa Dung, Keo Lôm, Háng Lìa và Phình Giàng.
- Đất đỏ trên đá phiến sét (Fs): diện tích 8.313,80 ha, chiếm 6,88% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã: Na Son, Noong U, Tìa Dình và Pú Hồng.
- Đất đỏ vàng trên đá Macma axit (Fa): diện tích 13.601,95 ha, chiếm 11,25% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Luân Giói, Mường Luân, Chiềng Sơ và Phì Nhừ.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích 16.027,32 ha, chiếm 13,26% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã Phình Giàng, Pú Hồng, Tìa Dình, Keo Lôm, Noong U và Na Son.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): diện tích 109,92 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Phân bố dải dác trên các khu vực trồng lúa nước trong địa bàn huyện.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: tổng diện tích 64.758,70 ha, chiếm 53,57% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này bao gồm 6 đơn vị phân loại: Hk, Hv, Hj, Hs, Ha và Hq phân bố trên địa hình đồi núi cao trong địa bàn huyện.
* Đánh giá khả năng thích nghi của đất cho các loại cây trồng:
- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chiếm khoảng 2,5% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 3000 ha), bao gồm các loại đất ở độ dốc dưới 80; tầng dày lớn hơn 30cm, chủ yếu là nhóm đất phù sa.
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây ngắn ngày khác (lúa nương, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày) chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên (khoảng 24.000 ha). Bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc từ 15-200, tầng dày đất trên 50cm. Chủ yếu là nhóm đất mùn vàng và vàng đỏ trên núi.
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, đồng cỏ chăn thả chiếm khoảng 72% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 90.000 ha). Bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250
và một phần đất ở độ dốc dưới 250 nhưng có tầng dày <50cm.
Như vậy, phần lớn quỹ đất của Điện Biên Đông thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, đồng cỏ chăn thả. Quỹ đất này cần phải được sử dụng triệt để, hiệu
quả thông qua việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển chăn nuôi để sớm đưa ngành lâm nghiệp, chăn nuôi trở thành những ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của huyện, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn. Quỹ đất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, đưa các giống cây con có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Phát huy tối đa khả năng thích hợp của đất để phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết hợp, đảm bảo phát triển bền vững.
3.1.1.3. Địa hình
Huyện Điện Biên Đông tương đối phức tạp, được cấu thành bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, Địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi, độ dốc tương đối cao, chia cắt bởi nhiều khe suối sâu, có 2 dạng địa hình chính sau:
Địa hình đồi núi cao trên 900 m đây là kiểu địa hình đặc trưng của Điện Biên Đông, chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên.
- Huyện Điện Biên Đông có địa hình tương đối phức tạp với diện tích đồi núi chiếm tới 85% diện tích tự nhiên của huyện, còn lại là đất trồng lúa ở các thung lũng. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn và chia cắt, các thung lũng có diện tích không lớn.
+ Địa hình đồi núi đất được phân bố rộng khắp các thôn bản, có độ dốc từ 150 - 250, ở dạng địa hình này phân lớn là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, xen lẫn là rừng tái sinh khác và rừng trồng, phần còn lại là lùm cây bụi và đất trống. + Địa hình đất thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao, ở dạng địa hình này chủ yếu là diện tích ruộng bậc thang có diện tích là khoảng 2.123,27 ha có độ dốc 30 - 150.
3.1.1.4. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu, thời tiết
Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn: Không khí phía Bắc khô, lạnh và không
khí phía Nam (các tháng3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân) khí hậu nóng ẩm, vì vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ và lượng nước bốc hơi thấp, lượng mưa không đáng kể;
Nhiệt độ bình quân năm 220C, bình quân tháng nóng nhất 35,50C, nhiệt độ cao nhất lên tới 380C; bình quân tháng thấp nhất 15,10C, nhiệt độ thấp nhất là âm 0,40C; biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm từ 100C đến 150
C. - Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa bình quân từ 1600-1700 mm/năm, cao nhất đạt 4.960 mm, thấp nhất ở mức 856 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung trong các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa của cả năm.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
- Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
b. Thủy văn
Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã, hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống sông suối rất dốc và lắm thác ghềnh.Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn: Sông Mã chảy qua các xã Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ; suối Nậm Ngám chảy qua các xã Noong U và Pú Nhi. Với hệ thống sông suối dày đặc, độ dốc lớn Điện Biên Đông có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện và thủy lợi: thủy điện Na Phát (Na Son – đã xây dựng) với công suất 200 KW, thủy điện Sông mã 3 (Mường Luân – mới xây dựng), thủy lợi Nậm Ngám (Pú Nhi – đã xây dựng)… diện tích tưới thiết kế 1.200 ha cho diện tích đất sản xuất của huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên.