Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số VN-Index

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index thông qua mô hình ARDL (Trang 72 - 74)

Từ mô hình trên cho thấy lạm phát có tác động tương đối mạnh tới CSGCK VN- Index. Điều này phản ánh đúng thực trạng TTCK VN trong thời gian qua, có thể giải thích hiện tượng này như sau:

Một là, khi lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền giảm giá dẫn đến giá trị lợi nhuận thực của việc kinh doanh chứng khoán giảm. Do đó nhà đầu tư chuyển dòng

63

vốn sang những kênh đầu tư khác an toàn hơn, ít rủi ro. Một số lượng lớn dòng vốn bằng tiền mặt được chuyển sang vàng hoặc ngoại tệ mạnh USD, EURO… của nhiều nhà đầu tư nhằm bảo toàn vốn khi lạm phát tăng cao. Chính những hành động trên làm cho cung của TTCK nhiều hơn cầu dẫn đến giá chứng khoán giảm.

Hai là, khi lạm phát tăng cao nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị trường vốn bởi lợi nhuận thu được đôi khi không bù đắp được sự trượt giá của đồng tiền do lạm phát gây ra dẫn đến thiếu hụt vốn trầm trọng trong nền kinh tế. Do đó, điều này ảnh lớn đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nghĩa là lợi nhuận đạt được không cao dẫn đến dòng cổ tức giảm. Vấn đề này làm cho cổ phiếu kém sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nghĩa là cổ phiếu đã giảm nay lại bị tác động kép giảm thêm nữa.

Ba là, khi lạm phát tăng cao trong giai đoạn dài dẫn đến thị trường huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chi phí hoạt động của các doanh nghiệp tăng cao, giá thành sản phẩm tăng nên sức mua của sản phẩm yếu (kém tính cạnh tranh). Như vậy, doanh nghiệp đã giảm lợi nhuận do chi phí tăng nay lại giảm thêm do tiêu thụ sản phẩm giảm. Nghĩa là lợi nhuận giảm còn giảm thêm hay nói khác đi khả năng thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản là rất lớn. Chính điều này làm cho TTCK rủi ro tăng cao nhưng lợi nhuận lại giảm đây là nguyên nhân làm cho chỉ số VN-Index giảm nhiều nhất.

Như vậy, trong dài hạn nếu chính phủ không có biện pháp rõ rệt để chống lạm phát thì nhà đầu tư càng lung lay và mất tính kiên nhẫn, niềm tin vào TTCK. Khi đó, nhà đầu tư sẽ tháo chạy hàng loạt khỏi thị trường làm cho nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, khi chính phủ quyết tâm giảm lạm phát bằng việc thắt chặt tiền tệ, khi đó dòng tiền lưu thông giảm đi, các tổ chức tín dụng giảm cho vay đầu tư. Điều này làm cho nhà đầu tư không có nguồn tài trợ dẫn đến hạn chế đầu tư, do vậy cũng làm giảm hoạt động trên TTCK nghĩa là giá chứng khoán cũng chưa tăng.

Tóm lại, trong dài hạn lạm phát tác động ngược chiều với chỉ số VN-index trên TTCK TP.HCM. Chiều và mức độ tác động là phù hợp với lý thuyết và tình hình thực tế của TTCK TP.HCM trong thời gian nghiên cứu. Tất cả các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ như thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công …. đều có hiệu quả

64

nhất định. Tuy nhiên, TTCK trong thời gian gần đây chưa có dấu hiệu phục hồi và còn nhiều diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index thông qua mô hình ARDL (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)