Bài nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ nghiên cứu sau đây:
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Căn cứ vào định hướng nội dung nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu trước đó có liên quan đối với nội dung đề tài. Dựa vào cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu này, tác giả cho bạn đọc có được thông tin về nguyên nhân tác giả đưa các biến vào mô hình nghiên cứu.
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu: thông qua các tài liệu nghiên cứu và các cơ sở lý thuyết đã được đưa vào bài, tác giả xây dựng một mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến độc lập (các nhân tố kinh tế vĩ mô) với biến phụ thuộc
Vấn đề nghiên cứu
Đánh giá sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index thông qua mô hình ARDL
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu định lượng (Mô hình tự hồi quy trễ ARDL)
Mô hình
và giả thuyết nghiên cứu
Kiểm tra đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan
Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu
Kiểm định nghiệm đơn vị
Kiểm định tính đồng liên kết
38
(CSGCK VN-Index). Đồng thời, giả thuyết nghiên cứu được tác giả đặt ra nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa các biến theo hướng nào.
Nghiên cứu định lượng: mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) là mô hình thích hợp nhất được lựa chọn cho nội dung nghiên cứu. Đối với việc sử dụng mô hình này thì việc phân tích định lượng là vấn đề bắt buộc để áp dụng cho định hướng nghiên cứu của tác giả.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận: sau khi tiến hành phân tích số liệu nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì tác giả thực hiện việc thảo luận kết quả vừa nghiên cứu và rút ra hàm ý.