3 .Ý nghĩa của đề tài
3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ
3.1.3.1. Tình hình qu1.3.1. s1.3.1. Tình hình và sử dụng đất trê
* Tình hình quản lý đất đai trước năm 2003: Huyện Đại Từ đã tổ chức chỉ đạo việc thực hiện 7 nội dung về công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai năm 1993:
- Đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng ổn định lâu dài theo tinh thần Nghị định số 64/CP. Đất lâm nghiệp cũng được giao đất khoanh nuôi rừng theo nghị định số 02/CP.
- Đất phi nông nghiệp đã được quản lý tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, quỹ đất phi nông nghiệp tăng lên nhanh do nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các tổ chức không theo quy hoạch, ảnh hưởng đến công tác giao đất, thu hồi đất.
- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt chỉ thị 364 của Thủ Tướng Chính phủ về ranh giới, mốc giới hành chính của các đơn vị.
- Ranh giới giữa các xã trong huyện đã được xác định rõ ràng trên thực địa bằng các mốc địa chính.
- Ranh giới của huyện Đại Từ với các đơn vị hành chính trong tỉnh và các huyện của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, đã được xác định rõ ràng bằng các mốc giới theo tọa độ hành chính quốc gia.
- Năm 2000 UBND huyện Đại Từ đã tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đến năm 2010 và triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã trên 31 đơn vị thuộc huyện đến năm 2005.
* Tình hình quản lý đất đai từ năm 2003 đến nay: Huyện Đại Từ đã chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật đã dược cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Năm 2005 huyện Đại Từ đã tổ chức tổng kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên toàn bộ 31 xã, thị trấn theo Thông tư số: 28/2004/TT-BTN&MT và công văn số 4630/BTN&MT-ĐKTKĐĐ về việc thống kê, kiểm kê đất đai.
- Năm 2006 huyện đã triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dựng đất chi tiết đến năm 2010 trên toàn bộ 31 xã, thị trấn, hoàn thành bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của 31 xã, thị trấn.
- Năm 2010: UBND huyện Đại Từ đã tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện.
- Năm 2013 luật đất đai ban hành thay thế luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật 2013.
- Năm 2014 và 2019: UBND huyện Đại Từ đã tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện.
Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đại Từ đã và đang đi vào nền nếp, vai trò quản lý đất đai của chính quyền huyện và xã đã được tăng cường. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn còn tồn tại như sau:
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thường xuyên do đó nhận thức về quản lý, sử dụng đất các cấp còn hạn chế, một số nơi vi phạm về sử dụng đất vẫn còn diễn ra.
- Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đạt tỷ lệ thấp. Tiến độ đo đạc bản đồ địa chính chậm, những xã đã đo đạc bản đồ địa chính thì việc cấp đổi GCN QSDĐ chưa được triển khai kịp thời, gây ảnh hưởng đến việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ.
- Việc chỉnh lý biến động đất đai chưa được cập nhật thường xuyên, làm cho tài liệu, số liệu đất đai bị lạc hậu, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Cán bộ địa chính xã tuy đã được kiện toàn và củng cố về mặt tổ chức, nhưng lực lượng cán bộ địa chính tại các xã, thị trấn còn hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ; có nơi còn gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân, mất lòng tin đối với dân, dẫn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2019
TT Loại đất Mã số Diện tích
(ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 57334,6 100
1 Đất nông nghiệp NNP 49227,97 85.86
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 19897,71 34.70
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7827,48 13.65
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7004,86 12.21
1.1.1.2 Đất trông cây hàng năm khác HNK 822,63 1.43 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 12070,22 21.05
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 28502,84 49.71 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 13510,77 23.56 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2372,07 4.13 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 12620,00 22.01 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 809,71 1.41 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 17,72 0.03
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7910,37 13.79
2.1 Đất ở OTC 2115,07 3.68
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1953,39 3.40
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 161,68 0.28
2.2 Đất chuyên dùng CDG 3513,77 6.12
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp TSC 17,56 0.03
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 378,05 0.65
2.2.3 Đất an ninh CAN 0,83 0.0014
2.2.4 Đất công trình sự nghiệp DSN 134,87 0.23 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 1238,28 2.15 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1744,17 3.04
2.3 Đất tôn giáo TON 8,62 0.015
2.4 Đất tín ngưỡng TIN 17,49 0.03
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 138,77 0.24
2.6 Đất sông ngòi, kênh, rạch,suối SON 770,86 1.34
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1338,35 2.33
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,45 0.013
3 Đất chưa sử dụng CSD 196,26 0.35
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 165,16 0.28
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,10 0.054
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Đại Từ, 2019)
13,79 % còn lại là đất chưa sử dụng. điều này cũng rất dế hiểu bởi huyện Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên dân số chủ yếu làm nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp nằm rải rác các khu vực dìa các chân núi chạy dọc theo chiều dài các con sông, suối diện tích manh mún không tập trung phù hợp phát triển các cây trồng họ đậu và trồng lúa. Diện tích đất ở cũng phân bố không đồng đều rải rác tại các xã, tập chung nhiều ở thị trấm Hùng Sơn và các xã giáp ranh thị trấn Hùng Sơn.