KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, với tổng diện tích tự nhiên 57.415,73ha; nằm trong toạ độ từ 21030' đến 21050' độ vĩ Bắc, 105032' đến 105042' độ kinh Đông. Ranh giới của huyện được xác định như sau: (UBND huyện Đại Từ (2019).
- Phía Bắc giáp huyện Định Hoá;
- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Phú Lương;
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Đại Từ có địa hình tương đối phức tạp, hướng chủ đạo địa hình của huyện dốc dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình mang đặc trưng của trung du, miền núi. (UBND huyện Đại Từ (2019).
3.1.1.3. Khí hậu
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Huyện Đại Từ có lượng mưa rất lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1800mm - 2000mm, lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô.
- Độ ẩm không khí khá cao, trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,20C, thấp nhất là 200C.(UBND huyện Đại Từ (2019).
3.1.1.4. Thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2 km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê... là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của huyện.
- Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769ha, nơi đây vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ như: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu và các đập như: Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 500ha mỗi đập, hồ.(UBND huyện Đại Từ (2019).
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.
b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh; 19/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/năm.
(UBND huyện Đại Từ (2019).
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.
- Nhóm khoáng sản kim loại:
+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Trong đó, có Mỏ đa kim Núi Pháo có trữ lượng lớn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.
+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của huyện như: Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.
- Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy là nguồn khai thác nguyên vật liệu xây dựng, phục vụ cho nhu cầu xây xây dựng tại chỗ của huyện.(UBND huyện Đại Từ (2019).
3.1.1.6. Thổ nhưỡng