Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đại Từ qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện đài từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019​ (Trang 50 - 62)

Đơn vị: %

STT Ngành kinh tế 2016 2017 2018 2019

Cơ cấu 100 100 100 100

1 Công nghiệp - Xây dựng 61,95 63,70 64,48 60,90

2 Dịch vụ 23,49 23.56 23,61 27,28

3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 14,56 12,74 11,91 11,82

Qua bảng 3.2 ta thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm thì được chuyển dịch theo hương công nghiệp và dịch vụ tăng lên: năm 2016 cơ cấu ngành công nghiệp- xây dựng là 61,95% đến năm 2017 là 63,7% năm 2018 là 64,48% năm 2019 là 60,9%; ngàng dịch vụ năm 2016 là 23,49% năm 2017 là 23,56% 2018 là 23,61% đến năm 2019 là 27,28%. Trong khi đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 14,56 % năm 2016 xuống còn 11,82% năm 2019. Điều này cũng rất dễ lý giải do quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị ngày càng tăng hiện nay thì công nghiệp xây dựng và dịch vụ phát triển mạnh theo xu hướng tăng dần để đáp ứng các nhu cầu của xã hội ngày càng lớn nhaadt là về linh vực dịch vụ và du lịch.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn * Thực trạng phát triển đô thị:

Trên địa bàn huyện, hiện có 02 thị trấn/30 xã, thị trấn (TT Hùng Sơn và TT Quân Chu) là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện. Với tổng diện tích tự nhiên 2.710,74 ha, quy mô dân số 19.124 người. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, gia tăng dân số..., công trình văn hoá phúc lợi, nhà ở, đất ở.... cũng tăng lên khá nhanh. Các thị trấn ngày càng được phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Tuy nhiên, quy mô khu vực trung tâm thị trấn nhỏ, đất ở tại đô thị thấp (161,6ha), chiếm 0,3% tổng diện tích đất. Trung tâm của các thị trấn thường dàn trải, bám dọc theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ ở những khu vực thuận lợi cho địa thế xây dựng. Kiến trúc trong các thị trấn còn lộn xộn, chưa văn minh. Hạ tầng văn hoá, phúc lợi chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra, các vấn đề về xử lý rác thải đô thị, cấp nước sinh hoạt cũng khá bức xúc. Trong tương lai cần có biện pháp tiến hành giải quyết đồng bộ. (UBND huyện Đại Từ (2019).

* Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:

Huyện Đại Từ có 28 xã/30 xã, thị trấn thuộc khu vực nông thôn, 483 xóm, bản, quy mô làng xóm thôn bản thể hiện khá rõ. Trong những năm qua khu dân

cư phát triển theo hướng tự phát là chính, đất khu dân cư phát triển không đều. Đất ở toàn huyện 1953,39 ha được phân thành 28 đơn vị hành chính, đơn vị có diện tích đất ở lớn nhất là xã Văn Yên 114ha; Ký phú 116ha; đơn vị có diện tích đất ở nhỏ nhất là xã xã Quân Chu 39,7 ha; xã Đức Lương 33ha. Bình quân chung mỗi xã khu vực nông thôn có khoảng 1000 hộ. Mỗi thôn xóm có từ 100 - 200 hộ, mỗi bản có từ 30 - 50 hộ sinh sống, mật độ dân cư thưa thớt. Cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn khu dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn thiện. Nhìn chung các khu dân cư nông thôn đang được nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh, bền vững trong thời gian tới. (UBND huyện Đại Từ (2019).

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

* Giao thông: Hiện tại trên địa bàn huyện có gần 1200 km đường giao

thông, mật độ đường giao thông khoảng 1,74 km/km2 (chưa kể giao thông nội đồng), bao gồm: tuyến Quốc lộ 37 chạy qua địa bàn huyện dài 15,5 km; tuyến tỉnh lộ DT 261 dài 24,3 km; 11 tuyến đường huyện lộ dài 91,3 km chạy qua các xã và gần 600 km đường giao thông đô thị, nông thôn. (UBND huyện Đại Từ (2019).

* Thuỷ lợi: Huyện Đại Từ có số lượng hồ, đập phân bố rộng khắp trên

địa và hàng trăm km kênh mương. Nhìn chung cơ bản đáp ứng nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài ra còn góp phần tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước sinh hoạt cho một bộ phận khá lớn dân cư khu vực nông thôn. (UBND huyện Đại Từ (2019).

* Hệ thống điện: Mạng lưới điện Đại Từ nằm trong hệ thống điện Miền Bắc,

bao gồm 06 tuyến lưới điện 35 KV; 4 tuyến lưới điện 6 KV và hàng trăm km điện lưới 0,4 KV. Hiện tại các xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ được dùng điện là 99,7%.(UBND huyện Đại Từ (2019).

* Giáo dục và đào tạo:

Quy mô, chất lượng giáo dục và đào tào tiếp tục được duy và từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, Tỷ lệ học sinh lên lớp bậc tiểu học đạt 100%. hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT trên địa bàn, tính đến hết tháng 11/2019 huyện có 97/97 trường đạt trường chuẩn Quốc gia. (UBND huyện Đại Từ (2019).

* Y tế:

Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai có hiệu quả. Hoạt động phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh được duy trì. Công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện được triển khai có hiệu quả. Năm 2019 số lượt bệnh nhân được khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế huyện và các Trạm y tế cơ sở là 96.105lượt; Tại Bệnh viện đa khoa huyện là 110.032 lượt. (UBND huyện Đại Từ (2019).

* Văn hóa - thể thao:

Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao với nội dung, hình thức có nhiều đổi mới, tập chung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phục vụ thành công các ngày lễ lớn như: 90 năm ngày hình thành và phát triển huyện và đón nhận Huân chương lao động hạng 3; chương trình xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền về 65 năm ngày Thương binh liệt sỹ. (UBND huyện Đại Từ (2019).

* Nhận xét chung

Về điều kiện kinh tế - xã hội, Đại Từ có nhiều thuận lợi để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể là:

* Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, cộng đồng đoàn kết, hoà thuận. Đa dạng dân tộc với bản sắc văn hoá riêng.

- Nhiều địa điểm tự nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái.

- Về kinh tế: Cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển tương đối mạnh cả về chất và lượng, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng mạnh, hầu hết các công trình trọng điểm đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã được hoàn thành, phát huy có hiệu quả, đang từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Khó khăn:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư. Song nhiều công trình còn thiếu về diện tích, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu đặc biệt như lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

- Trong nông nghiệp, công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoa tập chung, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhưng còn chậm, chưa tương xúng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa có bước đột phá, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động chưa phát triển.

- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp....

Để khắc phục tồn tại, giai đoạn tới cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.…Đây chính là những yếu tố có tác động rất lớn đối với quỹ đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ.

3.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đại Từ

3.1.3.1. Tình hình qu1.3.1. s1.3.1. Tình hình và sử dụng đất trê

* Tình hình quản lý đất đai trước năm 2003: Huyện Đại Từ đã tổ chức chỉ đạo việc thực hiện 7 nội dung về công tác quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai năm 1993:

- Đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng ổn định lâu dài theo tinh thần Nghị định số 64/CP. Đất lâm nghiệp cũng được giao đất khoanh nuôi rừng theo nghị định số 02/CP.

- Đất phi nông nghiệp đã được quản lý tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, quỹ đất phi nông nghiệp tăng lên nhanh do nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các tổ chức không theo quy hoạch, ảnh hưởng đến công tác giao đất, thu hồi đất.

- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt chỉ thị 364 của Thủ Tướng Chính phủ về ranh giới, mốc giới hành chính của các đơn vị.

- Ranh giới giữa các xã trong huyện đã được xác định rõ ràng trên thực địa bằng các mốc địa chính.

- Ranh giới của huyện Đại Từ với các đơn vị hành chính trong tỉnh và các huyện của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, đã được xác định rõ ràng bằng các mốc giới theo tọa độ hành chính quốc gia.

- Năm 2000 UBND huyện Đại Từ đã tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đến năm 2010 và triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã trên 31 đơn vị thuộc huyện đến năm 2005.

* Tình hình quản lý đất đai từ năm 2003 đến nay: Huyện Đại Từ đã chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật đã dược cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Năm 2005 huyện Đại Từ đã tổ chức tổng kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên toàn bộ 31 xã, thị trấn theo Thông tư số: 28/2004/TT-BTN&MT và công văn số 4630/BTN&MT-ĐKTKĐĐ về việc thống kê, kiểm kê đất đai.

- Năm 2006 huyện đã triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dựng đất chi tiết đến năm 2010 trên toàn bộ 31 xã, thị trấn, hoàn thành bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của 31 xã, thị trấn.

- Năm 2010: UBND huyện Đại Từ đã tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện.

- Năm 2013 luật đất đai ban hành thay thế luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật 2013.

- Năm 2014 và 2019: UBND huyện Đại Từ đã tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn huyện.

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đại Từ đã và đang đi vào nền nếp, vai trò quản lý đất đai của chính quyền huyện và xã đã được tăng cường. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai vẫn còn tồn tại như sau:

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thường xuyên do đó nhận thức về quản lý, sử dụng đất các cấp còn hạn chế, một số nơi vi phạm về sử dụng đất vẫn còn diễn ra.

- Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đạt tỷ lệ thấp. Tiến độ đo đạc bản đồ địa chính chậm, những xã đã đo đạc bản đồ địa chính thì việc cấp đổi GCN QSDĐ chưa được triển khai kịp thời, gây ảnh hưởng đến việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ.

- Việc chỉnh lý biến động đất đai chưa được cập nhật thường xuyên, làm cho tài liệu, số liệu đất đai bị lạc hậu, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Cán bộ địa chính xã tuy đã được kiện toàn và củng cố về mặt tổ chức, nhưng lực lượng cán bộ địa chính tại các xã, thị trấn còn hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ; có nơi còn gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân, mất lòng tin đối với dân, dẫn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2019

TT Loại đất Mã số Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 57334,6 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Đất nông nghiệp NNP 49227,97 85.86

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 19897,71 34.70

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7827,48 13.65

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7004,86 12.21

1.1.1.2 Đất trông cây hàng năm khác HNK 822,63 1.43 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 12070,22 21.05

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 28502,84 49.71 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 13510,77 23.56 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2372,07 4.13 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 12620,00 22.01 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 809,71 1.41 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 17,72 0.03

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7910,37 13.79

2.1 Đất ở OTC 2115,07 3.68

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1953,39 3.40

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 161,68 0.28

2.2 Đất chuyên dùng CDG 3513,77 6.12

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp TSC 17,56 0.03

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 378,05 0.65

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,83 0.0014

2.2.4 Đất công trình sự nghiệp DSN 134,87 0.23 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 1238,28 2.15 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1744,17 3.04

2.3 Đất tôn giáo TON 8,62 0.015

2.4 Đất tín ngưỡng TIN 17,49 0.03

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 138,77 0.24

2.6 Đất sông ngòi, kênh, rạch,suối SON 770,86 1.34

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1338,35 2.33

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 7,45 0.013

3 Đất chưa sử dụng CSD 196,26 0.35

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 165,16 0.28

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 31,10 0.054

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Đại Từ, 2019)

13,79 % còn lại là đất chưa sử dụng. điều này cũng rất dế hiểu bởi huyện Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên dân số chủ yếu làm nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp nằm rải rác các khu vực dìa các chân núi chạy dọc theo chiều dài các con sông, suối diện tích manh mún không tập trung phù hợp phát triển các cây trồng họ đậu và trồng lúa. Diện tích đất ở cũng phân bố không đồng đều rải rác tại các xã, tập chung nhiều ở thị trấm Hùng Sơn và các xã giáp ranh thị trấn Hùng Sơn.

3.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đăng ký đất đai

3.2.1.1. Căn cứ pháp lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đại Từ được tổ chức lại và sát nhập về văn phòng Đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên theo Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Là đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện đài từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019​ (Trang 50 - 62)