Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 97 - 98)

- Các chính sách về đất đai: Tiếp tục tuyên truyền, cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản của hướng dẫn thi hành phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất.

- Chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp: Ưu tiên chuyển đổi diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, cây ăn quả… để sử dụng có hiệu quả quỹ đất huyện có, tăng thu nhập cho nhân dân.

- Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất: Tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng thị trấn, xây dựng các khu dân cư mới, đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

- Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù: Tận dụng diện tích đất lòng hồ trên địa bàn huyện để áp dụng các chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức nuôi trồng thủy sản theo Quy hoạch hệ thống sản xuất

thủy sản tại khu vực lòng hồ thủy điện tỉnh Sơn La đến năm 2020 định hướng đến năm 2025.

- Chính sách về ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và duy trì cải thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai: Khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển mạnh ưu thế về đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp, chính sách xử phạt những hành vi gây tổn hại đến đất đai, môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu bệnh; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường.

- Chính sách ưu đãi: Tạo mọi điều kiện về thủ tục, về những điều kiện có thể đảm bảo nhằm có để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiên đầu tư và ưu đãi cho vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, về khoa học kỹ thuật... để nâng cao đời sống nhân dân và làm cho nhân dân có trách nhiệm trong việc khai thác có hiệu quả và bảo vệ đất đai. Ưu tiên những cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao để thu hút nguồn nhân lực này góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu tư trở lại: Các nguồn thu từ đất như đấu giá đất ở, thu lệ phí địa chính… cần được trích lại một thỏa đáng để nhằm cải tạo đất, điều tra, đánh giá, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)