Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, các chế định pháp luật về QH, KHSDĐ ở nước ta được quy định tại các đạo luật như: Hiến pháp,
Luật Đất đai… đồng thời được triển khai cụ thể bằng các nghị định, thông tư hướng dẫn… của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.1.3.1. Giai đoạn trước năm 1993
- Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm…” (Điều 20).
- Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong phạm vi cả nước đã quy định rõ: “Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung…”. Tại văn
bản này, Nhà nước đã làm rõ QH, KHSDĐ là một nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai.
Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, kinh tế phát triển làm quan hệ đất đai trong xã hội đã có những diễn biến phức tạp hơn, vì vậy Luật Đất đai năm 1987 đã được ban hành. Trong Luật này, chức năng QH, KHSDĐ được quy định cụ thể là một trong bảy nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai
(Điều 9).
Luật cũng đã quy định cụ thể về phân cấp thẩm quyền lập và phê duyệt QH, KHSDĐ (Điều 11). Để triển khai thực hiện Luật, đã có nhiều văn bản
của Chính phủ và các cơ quan được ban hành, cụ thể như: Chỉ thị số 60/CT- HĐBT ngày 14/4/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định số 30/NĐ-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1991 của Tổng cục Quản lý Ruộng đất về hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai…
Tuy đã được quan tâm chỉ đạo và được luật hóa nhưng QH, KHSDĐ ở nước ta vẫn chỉ được triển khai ở một số địa phương trong cả nước và cũng chỉ ở mức làm điểm. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 1993 trở về trước, QHSDĐ cấp tỉnh hầu như chưa được triển khai và nội dung của QHSDĐ còn rất hạn
chế, chủ yếu để phân bổ diện tích đất cho các khu vực phát triển kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi… và đất giãn dân khu vực nông thôn. Sự cân đối quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực chưa được quan tâm đầy đủ.
1.1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993
Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đặc biệt là đổi mới về mặt kinh tế, nhu cầu SDĐ để phát triển các ngành kinh tế xã hội, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa ngày càng tăng, đòi hỏi QH, KHSDĐ cần được quan tâm đúng mức hơn. Mặt khác với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, đất đai đã được thừa nhận như một loại hàng hóa được giao dịch chuyển quyền trên thị trường.Quản lý nhà nước về đất đai đòi hỏi phải có những thay đổi, trước tiên là về QH, KHSDĐ. Luật Đất đai năm 1993 tiếp tục khẳng định vị trí của QH, KHSDĐ:
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch…” (Điều 16 - Luật đất đai năm 1993) (Quốc Hội, 1993).
1.1.3.3. Quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003
a. Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định QH, KHSDĐ, ngày 30/6/2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 04/2005/QĐ- BTNMT về việc ban hành quy trình lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ đai. Lần đầu tiên, quy trình lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ được quy định riêng theo từng cấp hành chính và theo 2 kỳ KHSDĐ trong thời kỳ quy hoạch. Trong đó, quy trình lập QH, KHSDĐ cấp huyện gồm 7 bước thực hiện:
(1) Công tác chuẩn bị;
(3) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc SDĐ; (4) Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện QH, KHSDĐ kỳ trước và tiềm năng đất đai;
(5) Xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ; (6) Xây dựng KHSDĐ;
(7) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hòan chỉnh tài liệu QHSDĐ, KHSDĐ, trình thông qua, xét duyệt và công bố QH, KHSDĐ.
Nhìn chung, nội dung, trình tự lập QHSDĐ không khác nhiều so với kỳ lập QHSDĐ năm 1995. Tuy nhiên, việc đối chiếu, phân tích chỉ tiêu QHSDĐ kỳ trước (phân loại theo Quyết định số 27-QĐ/ĐC ngày 20/02/1995 của Tổng
cục Địa chính với 5 nhóm đất và 60 chỉ tiêu) để thống kê lại theo quy định hiện hành (theo Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường với 3 nhóm đất và 57 chỉ tiêu) trong bối cảnh tài liệu,
số liệu không đầy đủ là rất khó khăn (đặc biệt là đối với chỉ tiêu đất vườn tạp,
đất xây dựng, đất chuyên dùng khác).
b. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ngày 02/11/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định QH, KHSDĐ các cấp.
Đây cũng là lần đầu tiên quy định cấp trên trực tiếp phải xác định các chỉ tiêu SDĐ cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập QH, KHSDĐ(chỉ
tiêu QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới phải phù hợp với sự phân bổ của đơn vị hành chính cấp trên).Trình tự lập QH, KHSDĐ các cấp thống nhất
chung gồm 7 bước thực hiện:
(2) Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
(3) Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng về sử dụng đất; (4) Xây dựng phương án QHSDĐ;
(5) Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến kinh tế, xã hội, môi trường;
(6) Phân kỳ QHSDĐ và lập KHSDĐ;
(7) Đề xuất các giải pháp thực hiện QH, KHSDĐ.
Theo quy định tại Thông tư này, cấp trên trực tiếp phải xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập QH, KHSDĐ (có
nghĩa là chỉ tiêu QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp dưới phải phù hợp với sự phân bổ của đơn vị hành chính cấp trên) nên thời gian hòan thành, trình duyệt hồ sơ QHSDĐ có thể sẽ dài hơn trước đây.
1.1.3.4. Quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013
Ngày 29/11/2013, Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 3 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện.
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ.
Theo Thông tư này, nội dung, trình tự lập QHSDĐ, KHSDĐ cấp quốc gia và cấp tỉnh và cấp huyện gồm 7 bước, chỉ có khác nhau về kỳ KHSDĐ: KHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh lập cho giai đoạn 5 năm và KHSDĐcấp huyện lập hàng năm. 7 bước lập QHSDĐ gồm:
(2) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến sử dụng đất;
(3) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực hiện QH, KHSDĐ kỳ trước và tiềm năng đất đai;
(4) Xây dựng phương án QHSDĐ; (5) Lập KHSDĐ 5 năm;
(6) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan; (7) Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.