Kết luận sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học (Trang 101 - 119)

9. Cấu trúc của luận văn

3.6. Kết luận sư phạm

Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy HS sử dụng MHH toán học trong học tập đã thay đổi. Kết quả học tập tốt hơn và HS có kết quả học tập cao hơn, mạnh dạn tự tin hơn, sử dụng chính xác công cụ và ngôn ngữ toán học (NNTH) trong giải quyết vấn đề, trình bày giải pháp.

Như vậy quá trình thực nghiệm sư phạm cùng với những kết quả thu được sau thực nghiệm đã cho thấy mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định, giả thuyết khoa học được chấp nhận. Dạy học theo định hướng MHH sẽ góp phần giúp HS thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn và tạo cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bước đầu kiểm nghiệm giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Tiểu học Thị trấn Thanh Sơn - huyện Sơn Động. Các giáo án thực nghiệm được xây dựng và thực hiện theo đúng phân phối chương trình, có trao đổi, bổ sung trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng MHH toán học của HS có thay đổi tích cực. HS đã có một nền tảng vững chắc về MHH toán học để tiếp thu kiến thức toán học tốt hơn. HS sử dụng MHH đúng và chính xác để giải quyết vấn đề thực tế cũng như cái bài toán thuần tuý toán học. Nhiều HS có sự tiến bộ trong học tập, sử dụng chính xác MHH toán học trong việc chuyển đổi từ tình huống thực tế sang bài toán thuần tuý toán học để từ đó giải quyết vấn đề bài toán đưa ra. Trong các giờ học, HS hào hứng, sôi nổi tham gia xây dựng bài. HS thích được trao đổi, giao tiếp trong các giờ học toán.

Như vậy có thể khẳng định rằng việc dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng MHH toán học mà luận văn đề xuất là khả thi và có thể triển khai trong dạy học môn Toán ở Tiểu học để góp phần phát triển việc sử dụng MHH toán học cho HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dạy học theo định hướng MHH toán học có vai trò rất quan trọng cho HS, giúp HS thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn và tạo cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS. MHH toán học trang bị cho HS khả năng sử dụng toán như một công cụ để giải quyết vấn đề xuấ hiện trong những tình huống ngoài toán, từ đó giúp các em thấy được tính hữu ích của toán học trong thực tế. Khả năng sử dụng kiến thức toán vào các tình huống ngoài toán không phải là kết quả tự động của sự thành thạo toán học thuần tuý mà đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và rèn luyện. MHH toán học góp phần tạo nên một bức tranh đầy đủ, toàn diện và phong phú của toán học, giúp HS thấy được đó không chỉ là một ngành khoa học mà còn là một phần của lịch sử và văn hoá loài người. Các nội dung toán học có thể được hình thành, củng cố bởi các ví dụ mô hình hoá phù hợp, điều này giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu các chủ đề hoặc phát triển thái độ tích cực của các em đối với toán, tạo động cơ, thúc đẩy việc học toán. MHH toán học là một phương tiện phù hợp để phát triển các năng lực toán học của HS như suy luận, khám phá, sáng tạo, giải quyết vấn đề.

Luận văn đã hoàn thành, giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được. Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

- Luận văn đã tiếp cận được quan điểm của các nhà khoa học về hoạt động MHH các bài toán thực tiễn của con người.

- Trên cơ sở điều tra thực tiễn về tình hình dạy MHH toán học ở các trường tiểu học, chúng tôi đã tìm ra được những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân cả về GV lẫn HS. DH môn Toán lớp theo định hướng MHHTH

- Luận văn đã đưa ra được quy trình DH môn Toán lớp theo định hướng MHHTH và những ví dụ minh hoạ.

- Kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy việc dạy MHH toán học bước đầu đã có tính khả thi, tính hiệu quả của quy trình đã đề xuất.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm của luận văn bước đầu khẳng định được tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

Vậy có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học đã nêu ra là có thể chấp nhận được. Đây là những kết quả bước đầu mà đề tài thu được. Việc nghiên cứu sẽ được bổ sung và hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo ở mức độ cao hơn, rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và đồng nghiệp.

2. Khuyến nghị

Qua việc triển khai, nghiên cứu luận văn chúng tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:

- Bổ sung thêm nhiều bài tập MHH vấn đề thực tiễn vào chương trình sách giáo khoa môn Toán ở tiểu học.

- Tập huấn về MHH và dạy học MHH cho GV Tiểu học để đáp ứng được yêu cầu gắn môn toán với thực tiễn.

- Cung cấp thêm các tài liệu về MHH toán học về các trường Tiểu học để GV có thể tìm hiểu, mở rộng hiểu biết của mình về các nội dung thực tiễn của toán học.

CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Trần Ngọc Bích, Thân Thị Cẩm Vân (2020), "Dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng mô hình hoá toán học". Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 218 kỳ 1 tháng 6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Tân An (2013), “Xây dựng các tình huống dạy học hỗ trợ quá trình toán học hóa”, Tạp chí Khoa học ĐH sư phạm tp Hồ Chí Minh, ISSN 1859-

3100, 48 (82), trang 5-13.

2. Phan Anh (2012), Góp phần phát triển năng lực toán học hóa để phát triển các

năng lực hiểu biết định lượng của học sinh lớp 10, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

3. Ban Chấp hành Trung ương (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

4. Ban chấp hành trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007), Đổi mới

phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2006), Toán và phương pháp dạy học toán ở tiểu học (tài liệu đào tạo giáo viên), NXB Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học,

NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Toán 5, NXB Giáo dục.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Tháng 7/2017) 10. Nguyễn Danh Nam (12/8/2015), Quy trình mô hình hóa trong dạy học Toán ở

trường phổ thông.

11. Nguyễn Danh Nam (2016), Phương pháp mô hình hóa trong dạy học môn toán ở

trường phổ thông, NXB Đại học Thái Nguyên.

12. Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số

học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh THCS, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.

Tiếng Anh

14. Barbosa, J. (2006), Mathematical Modelling in classrooms: a socio - critical and

discursive perpective. Zentralblattfur Didaktik der Mathematik, 38 (3), 293 - 30.

15. Blomh∅j,M.,Jensen,T.(2007).What„sall the fuss about competencies? In W.Blum,

P.L.Galbraith, H.Henn, M.Niss, (Eds): Modelling and Applications in Mathematics

Education (ICMI Study 14), 45 - 56, Springer.

16. Blum, W. & Leiβ, D. (2006). How do students and teachers deal with mathematical

modelling problems? The example “Sugarloaf”. In Haines, C. Galbraith P., Blum,

W. and Khan, S. (2006), Mathematical modelling (ICTMA 12): Education, engineering and economics. Chichester: Horwood Publishing, 222-231.

17. Blum, W. & Leiβ, D. (2006). How do students and teachers deal with mathematical

modelling problems? The example “Sugarloaf”. In Haines, C. Galbraith P., Blum,

W. and Khan, S. (2006), Mathematical modelling (ICTMA 12): Education, engineering and economics. Chichester: Horwood Publishing, 222-231.

18. Blum, W., & Niss, M. (1991), “Applied mathematical problem solving, modelling, applications, and links to other subjects-State, trends and issues in mathematics instruction”, Educational studies in mathematics, 22(1), pp.37-68. 19. De Lange, J. (1996), “Using and applying mathematics in education”,

International Handbook of Mathematics Education, vol. 1, pp. 49-97.

20. Gellert,U., & Jablonka, E. (2007), “Mathematisation Demathematisation”,

Mathematisation and demathematisation: Social, philosophical and educational ramifications, pp.1-18.

21. Pollak, H. (1969). How can we tech application of mathentics? Educational Studiens in Mathematics, 2, 393-404.

22. Stillman, G., Brown., J., & Galbraith, P.(2008). Research tinto the teaching and

learning of applications and modeling in Australia. In H. Forgasz, A. Barktsas,

A. Bishop, B. Carke, S.Keast, W. T. Seath, & P. Sullivan (Eds). Research in mathematics education in Autralia 2004-2007 (141-164). Rotterdam, The Netherlands: Sense Publisher.

23. Swetz, F., & Hartzler, J. S. (Eds) (1991), Mathematical modelling in the secondary

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN

Câu hỏi 1: Thầy (cô) hãy đánh giá về việc tạo cơ hội phát triển mô hình toán học cho học sinh vào dạy học môn toán.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 2: Thầy (cô) hãy đánh giá về mức độ thường xuyên tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về những ứng dụng của mô hình hóa toán học trong dạy học môn toán.

 Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 3: Thầy (cô) hãy đánh giá về việc thiết lập mệnh đề toán học, chuyển bài toán thực tế sang ngôn ngữ toán học ở môn toán.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 4: Thầy (cô) hãy đánh giá về việc tổ chức cho HS giải quyết những tình huống thực tế ngoài SGK.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 5: Thầy (cô) hãy đánh giá về việc tổ chức cho học sinh kiểm nghiệm nhận xét, đánh giá vấn đề qua thực tiễn cuộc sống trong dạy học.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 6: Thầy (cô) hãy đánh giá về mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong mô hình hoá các bài toán thực tiễn vào quá trình dạy học.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 7: Thầy (cô) hãy đánh giá việc giáo dục tích hợp cho học sinh thông qua các mô hình toán học trong dạy học môn Toán lớp 5.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 8: Thầy (cô) hãy đánh giá việc trải nghiệm sử dụng kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 9: Thầy (cô) hãy đánh giá về khai thác mối liên hệ giữa toán học với thực tiễn thông qua dạy học mô hình hoá

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi  Không bao giờ

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Câu hỏi 1: Em hãy đánh giá mức độ vận dụng tri thức toán học để giải quyết những tình huống thực tiễn của mình?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 2: Trong cuộc sống hàng ngày, em có gặp những tình huống khiến em liên tưởng đến toán học hay không?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 3: Em hãy đánh giá mức độ linh hoạt trong việc tìm ra phương pháp giải mô hình toán đã xây dựng.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 4: Em hãy đánh giá mức độ mối liên hệ giữa các bài toán thực tiễn với các môn học khác qua các bài học trên lớp

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 5: Em đánh giá như thế nào về mức độ thường xuyên giảng giải mối liên hệ toán học với thực tiễn của GV?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu hỏi 6: Em đánh giá như thế nào về mức độ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn của toán họ.

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Phụ lục 2

Trường Tiểu học TT Thanh Sơn BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT SỐ 1

Họ và tên: ………. MÔN: TOÁN 5

Lớp: ……… Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)

Điểm Nhận xét của giáo viên

Bài 1 (3 điểm): Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:

……… ……… ……… ……… ………

Bài 2 (3 điểm): Tính diện tích hình thang ABCD có kích thước như hình vẽ bên. Tính diện tích hình thang ABCD ……… ……… ……… ……… 24cm 36cm E 10cm D B A 8,4m ? m 18cm C

Bài 3 (3 điểm): Đầu năm hoc mới, mẹ bọc giúp bạn Huyền 3 quyển sách Toán, Tiếng Việt và Khoa học bởi 3 bìa màu đỏ, vàng, xanh. Khi Huyền hỏi mẹ mỗi cuốn sách được bọc màu gì thì mẹ trả lời như sau:

Cuốn sách Toán đặt giữa cuốn sách bọc màu đỏ và cuốn sách bọc màu xanh. Cuốn sách Tiếng Việt và cuốn sách bọc màu đỏ được mẹ bọc sau cùng. Hãy giúp Huyền xác định mỗi cuốn sách được bọc màu gì?

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Bài 4 (1 điểm): Tìm bốn số tự nhiên liên tiếp có tích là 3024. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Trường Tiểu TT Thanh Sơn BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT SỐ 2

Họ và tên: ……… MÔN: TOÁN 5

Lớp: ……… Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)

Điểm Nhận xét của giáo viên

Bài 1 (3 điểm): Đặt đề toán dựa vào bảng tóm tắt sau rồi giải:

Học sinh biết bơi Tỉ số % biết bơi so với HS cả lớp HS lớp 5A

8 em 25% ? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Bài 2 (3 điểm): Cho tam giác ABC vuông góc tại A có kích thước như hình vẽ. Tính chiều cao của AH? ……… ……… ……… ……… ……… 40cm 30 cm H C A B 50cm

Bài 3 (3 điểm): Hãy đặt một đề toán theo sơ đồ đã cho dưới đây rồi giải: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Bài 4 (1 điểm): Có 13 miếng bìa, mỗi tấm bìa được ghi một chữ số và xếp theo thứ tự sau: Không thay đổi thứ tự các tấm bìa, hãy đặt giữa chúng các dấu phép tính +, -, x và dấu ngoặc nếu cần, sao cho kết quả là 2002. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ? ? 100 ? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4

Phụ lục 3

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Dưới đây là một ví dụ minh họa cho việc tổ chức hoạt động mô hình hóa toán học trong dạy học bài mới ở tiểu học:

Ví dụ: Bài: Diện tích hình thang - SGK Toán 5 (trang 93)

I. Mục tiêu

1, Kiến thức:

- Có biểu tượng ban đầu về diện tích hình thang, hình thành và nắm vững các công thức tính diện tích hình thang

2, Kĩ năng:

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán liên quan.

3, Thái độ:

Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, tự tin trao đổi ý kiến trước lớp.

II. Chuẩn bị

- GV: các tấm bìa hình thang có cùng kích thước, kéo, giấy A3, bút dạ. - HS: kéo, bút, vở.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học (Trang 101 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)