Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học (Trang 43 - 44)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 5

Việc hiểu đặc điểm nhận thức của HS giữ vai trò quan trọng, quyết định đến việc tổ chức hoạt động giảng dạy của GV có hiệu quả hay không. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần phải dựa vào những đặc điểm nhận thức đối tượng để lựa chọn và xây dựng những phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, có như thế mới đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học trong nhà trường.

Đối với HS lớp 5, các em đang ở độ tuổi 11 tuổi, là lứa tuổi cuối cấp Tiểu học. Ở độ tuổi này, các em đã tự ý thức được về việc học của mình, ý thức về các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè,... Các em dần hình thành cho mình tính độc lập, tự chủ trong học tập và trong cuộc sống. Nếu như ở các lớp đầu cấp Tiểu học, HS ghi nhớ rập khuôn, máy móc chiếm ưu thế thì đến lớp 5 khả năng ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ của các em được tăng cường, ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ theo khả năng suy luận bắt đầu giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em... HS lớp 5 đã có những tiến bộ về trí tưởng tượng và nhận thức không gian, chẳng hạn như phối hợp cách nhìn từ các phía khác nhau đối với một hình hộp cụ thể, nhận thức được mối liên hệ giữa các hình với nhau ngoài các quan hệ trong nội bộ một hình. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn kinh nghiệm của bản thân.

Tư duy của HS lớp 5 cũng có nhiều thay đổi so với HS các lớp đầu cấp. Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể, trực quan - hình tượng sang tư duy trừu tượng, khái quát; hoạt động tư duy mang tính tích cực, chủ động hơn so với HS đầu cấp Tiểu học. HS lớp 5 đã có khả năng khái quát trên cơ sở phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa đối với các sự vật, hiện tượng mà HS đã có trong vốn tri thức của mình. Việc giảm bớt yếu tố trực quan - hình tượng đã tạo điều kiện cho yếu tố ngôn ngữ, ký hiệu, mô hình trong tư duy của HS phát triển, làm tiền đề cho phát triển tư duy ở mức độ cao hơn.

Như vậy, ở lứa tuổi HS cuối cấp Tiểu học, mặc dù còn có hạn chế nhưng nhận thức của các em đã có nhiều tiến bộ so với HS các lớp dưới. Những tiến bộ này biểu hiện sự hoàn chỉnh dần dần của tư duy cụ thể, dần khắc phục các hạn chế và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo của tư duy. Giáo dục nói chung, giáo dục ở trường tiểu học nói riêng phải hướng tới dạy HS có khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn sâu sắc để HS có thể tư duy tốt hơn.

1.5. Thực trạng dạy học môn Toán theo định hướng MHH ở một số trường tiểu học hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)