THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học (Trang 89 - 92)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm giả thuyết khoa học thông qua thực tiễn dạy học. Xem xét tính khả thi và tính hiệu quả của việc thực hiện quy trình được đề xuất.

Thực nghiệm sư phạm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, phù hợp với đối tượng HS lớp 5 và bám sát thực tiễn dạy học ở trường Tiểu học.

3.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Thời gian thực nghiệm sư phạm

Thời gian thực nghiệm: tháng 12/2019 và tháng 1/2020.

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Luận văn được tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Chọn lớp 5A2 làm lớp thực nghiệm, lớp 5A1 làm lớp đối chứng.

Tình hình đặc điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khi tiến hành thực nghiệm:

- Sĩ số HS của hai lớp 5A1 và 5A2 tương đương nhau đều có 32 HS.

- HS hai lớp 5A1 và 5A2 đều đa dạng về trình độ học lực (giỏi, khá, trung bình, yếu) năng lực học tập tương đối đồng đều nhau.

- GV giảng dạy ở hai lớp 5A1 và 5A2 có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và kinh nghiệm tương đương nhau.

Các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng khi thực nghiệm sư phạm

Lớp Số học sinh Họ và tên giáo viên

Lớp đối chứng 5A1 32 Bùi Thị Ca

Lớp thực nghiệm 5A2 32 Lào Thị Hạ

3.3. Quy trình thực nghiệm

Để quá trình thực nghiệm tại trường Tiểu học Thị trấn Thanh Sơn có hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình thực tế về việc dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng MHH toán học của 2 lớp 5A1 và 5A2. Chúng tôi đã đến gặp

GV của cả hai lớp để trao đổi các vấn đề liên quan đến nội dung thực nghiệm. Đối với lớp thực nghiệm, chúng tôi đã đưa tài liệu cho GV đề nghị họ nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn GV cách chuẩn bị và thực hiện dạy học môn toán theo định hướng MHH toán học.

Chúng tôi lựa chọn bao gồm 01 lớp thực nghiệm và 01 lớp đối chứng.

Lớp đối chứng (lớp 5A1) GV dạy bình thường theo phương pháp đã chuẩn bị. Lớp thực nghiệm (lớp 5A2) do GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy theo quy trình và các bước tổ chức theo như kế hoạch của luận văn đưa ra.

Chúng tôi trực tiếp dự giờ các giờ dạy của GV dạy theo định hướng MHH toán học ở lớp thực nghiệm. Tổ chức cho HS được thực hiện và luyện tập những hoạt động MHH toán học tương thích với nội dung và mục tiêu bài học nhằm hình thành và phát triển được năng lực MHH toán học. Bên cạnh đó cũng luôn lắng nghe những thuận lợi và khó khăn của GV trong quá trình thực hiện.

Để quá trình thực nghiệm có hiệu quả, trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra đầu vào (bài kiểm tra số 1) với đề kiểm tra có các bài tập theo 4 mức độ phù hợp cho mọi đối tượng HS. Sau khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra đối chứng với bài kiểm tra đầu ra (bài kiểm tra số 2) để đánh giá tính khả thi của việc dạy học theo định hướng MHH ở môn Toán lớp 5. Nội dung bài kiểm tra đầu ra cũng có cấu trúc và lượng kiến thức tương tự nội dung bài kiểm tra đầu vào. Các điểm số được đánh giá thông qua phiếu học tập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận văn, không sử dụng trong quá trình đánh giá định kì của HS.

Kế hoạch thực nghiệm được tiến hành cụ thể theo tiến trình như sau: 1. Gặp gỡ, phổ biến chung.

2. Cho HS làm bài kiểm tra đầu vào. (Đề kiểm tra: Phụ lục)

3. Tổ chức cho HS thực hiện và luyện tập những hoạt động MHH toán học thông qua các tiết dạy trên lớp.

3.4. Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

- Quan sát trong lớp học: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của HS về mức độ sử dụng MHH toán học trong học tập khi có quá trình thực nghiệm tác động.

- Phỏng vấn, trao đổi với GV giảng dạy thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng MHH toán học của HS và ý kiến đánh về quá trình tác động của thực nghiệm.

- Nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu học tập, vở của HS trong quá trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

- Nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sự thay đổi của một vài cá nhân HS trong quá trình thực nghiệm.

- Phương pháp thống kê dùng để xử lí số liệu.

Sau khi có kết quả thực nghiệm chúng tôi tính điểm trung bình bằng công thức:

1 . (1) n i i i x f x N    hoặc 1 . (2) n i i i c f x N   

Trong đó N là số HS, xi là điểm (thang điểm 10), fi là tần số các điểm mà HS đạt được, ci là phần tử đại diện của lớp thứ i.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Để phục vụ quá trình thực nghiệm nên chúng tôi làm các bài kiểm tra đầu vào và đầu ra, sau đó tiến hành chấm điểm hai bài kiểm tra, dựa vào đó để làm căn cứ đánh giá tăng tính khả thi.

Thang điểm được xây dựng như sau:

- Loại giỏi: Bài làm đạt 9- 10 điểm: thể hiện ở kết quả, lời giải và cách thức suy luận và trình bày lời giải trong giải quyết các câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra.

- Loại khá: Bài làm đạt 7- 8 điểm: thể hiện ở kết quả, lời giải và cách thức suy luận và trình bày lời giải ở mức độ khá cao trong giải quyết các bài tập trong đề kiểm tra.

- Loại trung bình: Bài làm đạt 5 - 6 điểm: thể hiện ở kết quả, lời giải và cách thức suy luận và trình bày lời giải ở mức độ trung bình trong giải quyết các bài tập trong đề kiểm tra.

- Loại yếu: Bài làm đạt 1- 4 điểm: Không thể hiện ở kết quả, lời giải và cách thức suy luận và trình bày lời giải trong giải quyết các bài tập trong đề kiểm tra.

a) Kết quả trước khi thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)