Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý rừng huyện long xan tỉnh xay som buon, nước CHDCND lào​ (Trang 81)

4.4.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cho người dân

* Đối với các em học sinh (dƣới 18 tuổi)

Khuyến khích các em học sinh trong bản, xã đi học bằng cách hỗ trợ học phí cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa như miễn, giảm học phí hay cấp một khoản tiền nếu e học sinh nào trong bản, xã đi học. Đồng thời với đó là các e học sinh phải kí cam kết đi học đầy đủ để hạn chế việc bỏ học giữa chừng của các em học sinh.

Cung cấp hoặc hỗ trợ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo cho các em học sinh. Việc này sẽ khuyến khích các em đi học nhiều hơn.

nâng cao nhận thức cho các em học sinh ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường hoặc cho lồng ghép vào với các môn học như địa lý, sinh học.

Có thể thông qua việc tổ chức các trò chơi về bảo vệ rừng, các cuộc thi vẽ tranh hay các cuộc thi viết về suy thoái rừng và bảo vệ rừng để giáo dục ư thức bảo vệ rừng cho các e học sinh. Có thể đưa vào các môn chính khóa theo chương trình chung.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá để nâng cao hiểu biết cho các em học sinh, giúp các em không những hiểu được các kiến thức về bảo vệ rừng trong lý thuyết mà còn biết được cả những kiến thức ngoài thực tế. Tổ chức và duy trì cho các e học sinh các hoạt động như trồng cây quanh trường, quanh xóm, hay trồng cây tại các quả đồi trọc,...

Tổ chức khen thưởng đối với các em học sinh có những hành động bảo vệ rừng. Điều này có ảnh hưởng tích cực đối với việc điều chỉnh hành động và thái độ của các em với tài nguyên rừng.

Nhà nước cần có sự đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy tại các trường ở miền núi. Vì tại đây cơ sở vật chất rất thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn.

* Đối với ngƣời dân (từ 18 tuổi trở lên)

Xây dựng các chương trình về thông tin – giáo dục – truyền thông, phổ biến các kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đồng thời thành lập ra bộ phận chuyên trách về quản lý và bảo vệ rừng.

Tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi

trường,..

Tăng số buổi họp về suy thoái và bảo vệ rừng cho người dân.

Xây dựng các điểm văn hoá, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng bản, xã, đặc biệt là ở nhà của trưởng bản.

Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắmcác phương tiện thông tin như đài, báo, tivi.

Thông qua hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, cán bộ tổ, phường,.. đểtuyên truyền cho cho người dân về suy thoái rừng và bảo vệ rừng.

Gây quỹ môi trường tại từng xã, từng huyện để hỗ trợ cho các chương trình, hoạt động bảo vệ rừng. Gây quỹ môi trường bằng cách vận động người dân và các doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước.

Phát động trong các xóm, tổ, phường các hoạt động bảo vệ môi trường, vừa giúp tạo ra cảnh quan đẹp trong từng xóm, tổ, phường, vừa tạo ra cho người dân ý thức bảo vệ rừng.

Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

Trao giải thưởng và khuyến khích, tuyên dương đối với các cá nhân, các tổ chức có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, bảo vệ rừng: Tuyên dương (bằng khen hay tiền thưởng,..), phục hồi công việc và chức vụ đối với với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi. Đồng thời phải tạo thành các dư luận xã hội nhằm lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây tổn hại đến tài nguyên rừng.

In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng,...

4.4.2.2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân

rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp; đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.

Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.

Tăng cường đầu tư cho các công trình công cộng như trạm y tế, đường giao thông, cầu,... để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho cuộc sống của người dân.

Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức thâm canh tăng vụ. Bên cạnh đó phải cung cấp giống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và hướng dẫn cho đồng bào.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào giống cây rừng và một số vật tư cần thiết khác cho đồng bào dân tộc tại chỗ để chuyển căn bản họ sang trồng rừng, đồng thời cho họ hưởng 100% sản phẩm rừng.

4.4.2.3.Đối với chính quyền xã

Nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, pháp luật về tài nguyên rừng cho các cấp chính quyền xã bằng cách tổ chức các khóa học, lớp học cho các cán bộ xã. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chính quyền địa phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn.

lý cũng kiến thức chuyên môn.

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các đơn vị xã, phường. Có sự phối hợp hình thành phong trào tuyên truyền sâu rộng trong các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, mỗi người dân vừa là đối tượng tuyên truyền vừa là người tuyên truyền.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ rừng của các hộ, nhóm hộ đã được giao đất giao rừng. Đặc biệt phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, tuần tra rừng của lực lượng kiểm lâm cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tuầntra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả. Truy xét các hành vi đến rừng giữa các lực lượng chức năng và các ban ngành địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp xã, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp xã hội. Đồng thời hướng dẫn cho người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tăng cường công tác khuyến lâm, bố trí cán bộ lâm nghiệp chuyên trách và bán chuyên trách được đào tạo nghiệp vụ và có tập huấn về chuyên môn tham mư cho các cấp chính quyền.

Thường xuyên tìm hiểu về những điều kiện, đời sống của người dân đểcó thể đưa ra các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

Cần có cơ chế chính sách có sức hấp dẫn, khuyến khích những người nhận rừng, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và người nhận rừng, lợi ích của cộng đồng dân cư trong xã trong việc bảo vệ rừng.

Các cấp chính quyền phải xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi xã mình quản lý. Tìm hiểu và đề xuất cho các chỉ tiêu, kế hoạch cho

năm sau phù hợp với điều kiện thực tế.

Tăng cường công tác vận động người dân từ bỏ tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và chuyển dần sang trồng các loại cây kinh tế, trồng rừng khoanh nuôi tái sinh rừng, chuyển mạnh các diện tích nương rẫy sang trồng rừng.

Quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du cư từ trước đến nay tại xã.

Đào tạo nghề cho người dân trong xã để người dân chuyền dần sang làm những ngành nghề khác.

Tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản...

Cần nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn những loại cây phù hợp với xã mình, để vừa đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được yêu cầu về môi trường.

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chữa cháy rừng và dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng.

Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của xã, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...)

Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thay thế gỗ để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng

tự nhiên.

Đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp trong xã hội đối với cơ hội được tham gia giải quyết các vấn đề về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, trong việc tiếp nhận thông tin, quyền được hưởng lợi từ việc quản lý, bảo vệ rừng.

Tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi rừng và trông rừng mới.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp của các cấp, các ngành, đoàn thể, từng bước làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với trình độ của người dân.

Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc, triệt để trong công tác bảo tồn để răn đe.

4.4.2.4. Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rưng trên cơ sở cộng đồng sẽ đảm bảo cho nguồn tài nguyên được sử dụng lâu dài, bền vững mà không làm phương hại đến thế hệ tương lai. Do đó để quản lý bảo vệ sử dụng bền vững ta cần:

- Kiểm soát các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép. Lực lượng kiểm lâm cần phối hợp với các đoàn thể trong xã, thôn và các cơ quan ban ngành khác để kiếm soát thật chặt chẽ các hoạt động này.

- Kiểm soát các hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ tại khu vực cấm, để đảm bảo các hoạt động này diễn ra ở mức bền vững cần có các quy định về thời gian khai thác, thời gian không được khai thác và vùng được khai thác để tránh người dân vẫn vào trong vùng lõi khai thác, và tránh tình trạng người dân khai thác triệt để dần dẫn đến bị tuyệt chủng một số loài, hay khai thác tràn lan làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của các loài động vật khác,

vừa cho phép người dân khai thác bền vững vừa chống lãng phí tài nguyên và vừa góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong và xung quanh rừng.

- Hướng dẫn người dân trong các thôn về phương pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng như xây dựng bếp cải tiến, đun tiết kiệm củi,..

- Hướng dẫn người dân canh tác bền vững về cách canh tác, cách sử dụng, cách chăm sóc... để tránh làm đất hoang hóa, sa mạc.

- Xử phạt nghiêm minh và triệt để các hoạt động săn bắt và khai thác gỗ trái phép, thu hồi súng, bẫy, các phương tiện cưa gỗ ở trong thôn bản.

- Hướng dẫn người dân hoặc đầu tư cho người dân trồng cây ở những vùng đất trống, nương rẫy bị bỏ hoang để tăng thu nhập và tạo việc làm cho họ.

4.4.2.5. Xây dựng các hương ước, quy ước về quản lý rừng tại các thôn, bản.

Cần dựa vào dân để xây dựng các bản quy ước, hương ước tại thôn bản. Các quy ước, hương ước này phải do dân trong thôn, bản thảo luận, cùng quyết định và cùng theo dõi giám sát. Với hương ước, quy ước này thì người dân sẽ tự nâng cao được ý thức và không săn bắt hay phá rừng bừa bãi.

Các bước xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng thôn, bản được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Họp bản, thảo luận những nội dung của quy ước QLBV và phát triển rừng cộng đồng.

Bước 3: Dự thảo, hoàn thiện và phê duyệt quy ước QLBV và phát triển rừng cộng đồng.

Bước 4: Phổ biến quy ước QLBV và phát triển rừng cộng đồng. Những nội dung chủ yếu cần thảo luận trong bước 2, bao gồm:

việc bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích đưa những tập quán tốt về BVR vào trong quy ước.

- Những quy định về BVR và việc quy định về nội lực để chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển những khu rừng của cộng đồng thôn, bản làm chủ rừng những khu rừng quan trọng như: khu rừng ma, rừng thiêng, rừng mó nước của cộng đồng thôn, bản.

- Về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ và lâm sản. - Về bảo vệ, săn bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng. - Về chăn thả gia súc trong rừng.

- Về PCCCR và canh tác nương rẫy.

- Vấn đề phát triển, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, người từ các địa phương khác đến địa bàn bản thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng trái phép và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó.

- Việc phối hợp giữa các cộng đồng bản để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Vấn đề quy định về giải quyết của cộng đồng đối với những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng như các quy định về bồi thường thiệt hại và xử phạt. Việc này cần lưu ý việc giải quyết ở bản chủ yếu bằng giáo dục, thuyết phục và hoà giải phù hợp với tình hình cụ thể của từng bản không được quy định xử phạt trái với quy định của pháp luật.

4.4.2.6. Đối với các cơ quan quản lý

- Tăng cường thêm lực lượng kiểm lâm, nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ, cần đào tạo thêm người có chuyên môn về bảo tồn để cho công tác hoạt động bảo tồn được thực hiện tốt hơn.

- Nên đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc cho lực lượng kiểm lâm, để lực lượng này hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý rừng huyện long xan tỉnh xay som buon, nước CHDCND lào​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)