Qua phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương, Luận văn đã xác định được các tác động tiêu cực gây suy giảm tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
4.2.2.1. Canh tác nương rẫy
Tập quán canh tác nương rẫy trên đất dốc của đồng bào các dân tộc vùng cao đã hình thành, tồn tại hàng nghìn năm nay và là một loại hình canh tác truyền thồng nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp của vùng núi đồi. Nương rẫy và canh tác trên đất dốc luôn gắn liền với công tác bảo vệ rừng. Trong một chừng mực có thể kiểm soát được thì nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên, mà nó góp phần ổn định tình hình dân cư, ổn định nguồn lương thực tại chỗ. Tuy nhiên, vấn đề canh tác nương rẫy của đồng bào các dân tộc miền núi cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Bảng 4.10. Mức độ canh tác nƣơng rẫy của các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu
STT Thôn Số hộ điều tra Số hộ tham gia Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) 1 Bản 1 50 46 92,00 4,50 2 Bản 2 50 43 86,00 3,40 Tổng 100 89 89,00 7,90
Qua bảng trên cho thấy: số hộ tham gia canh tác nương rẫy trên diện tích đất này là 89/100 hộ (hộ phỏng vấn) với tổng diện tích là 7,90 ha, chiếm 89,00% số hộ điều tra. Trong đó, bản 2 có diện tích đất canh tác ít hơn so với bản 1, phần lớn các hộ gia đình đã canh tác nương rẫy trên diện tích rừng từ nhiều năm trước đây, từ khi chưa có các chính sách hạn chế của Nhà nước.
Hình 4.10. Tình trạng đốt nƣơng làm rẫy
4.2.2.2. Khai thác gỗ trái phép
Khai thác gỗ lậu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến diện tích rừng bị suy giảm ở huyện Long Xan. Những đối tượng tác động mạnh đến tài nguyên đa dạng sinh học chủ yếu đến từ bên ngoài khu vực vùng đệm.
Trong vài năm trở lại đây, tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn đã giảm đáng kể, không có hiện tượng vận chuyển gỗ ra khỏi khu vực rừng cấm của huyện Long Xan, mà chỉ có hoạt động khai thác nhỏ lẻ để sử dụng. Tuy nhiên lợi nhuận từ khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép đem lại là rất lớn nên các đối tượng vẫn còn hoạt động. Mặc dù lực lượng Kiểm lâm của huyện đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét, mật phục và bắt quả tang thu được nhiều tang vật, phương tiện vi phạm đưa ra xử lý, xét xử. Nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt chính sách, nguồn nhân lực và trang thiết bị nên tính
hiệu quả hoạt động chưa cao. Một số vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép được thể hiện trong bảng 4.11 như sau:
Bảng 4.11. Số vụ vi phạm lâm luật từ năm 2015 đến năm 2017
Năm Khai thác lâm sản trái phép Vận chuyển lâm sản trái phép Cất giấu lâm sản trái phép Nƣơng rẫy trái phép Tổng cộng 2015 5 3 2 15 25 2016 3 1 2 13 19 2017 1 0 1 8 10
(Nguồn: Kiểm lâm huyện Long Xan)
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy hiện tượng khai thác lâm sản trái phép trong KBT vẫn còn xảy ra, từ năm 2015 đến năm 2017 tổng số vụ khai thác lâm sản trái phép là 8 vụ, vận chuyển lâm sản trái phép là 4 vụ và 4 vụ cất giữ lâm sản trái phép được phát hiện.
Nguyên nhân vần còn tình trạng này là do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận cao đem lại từ khai thác, buôn bán lâm sản trái phép nên đối tượng đã cố tình vi phạm. Trình độ dân trí người dân còn hạn chế, trình độ canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả.
Hình 4.11. Tình trạng khai thác gỗ trái phép
được ngăn chặn, giảm thiểu trong những năm gần đây nhờ nỗ lực của lực lượng bảo vệ rừng. Tuy vậy, săn bắt chim thú rừng là tập quán có từ lâu đời của người dân vùng miền núi, vẫn còn nghe tiếng súng săn ở các thôn bản, đặc biệt ở trong khu vực huyện Long Xan. Do điều kiện đi lại khó khăn nên thường không bắt được các đối tượng này. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường tăng, hoạt động săn bắn, bẫy bắt động trái phép ngày càng phức tạp. Vì những khoản thu nhập hấp dẫn, các đối tượng vi phạm đã bất chấp pháp luật và sự ngăn chặn quyết liệt của lực lượng Kiểm lâm của huyện để vào rừng săn bắt chim thú, hoạt động này là mối đe dọa lớn nhất đến sự tồn tại của các loài loài động vật, đặc biệt là các loài thú lớn.
Bảng 4.12. Tình hình săn bắt động vật tại khu vực nghiên cứu
STT Loài động vật Số
lƣợng/năm
Hình thức
săn bắt Mục đích
1 Cày vằn bắc 5 con Bẫy Bán, ăn thịt
2 Lửng lợn 4 con Bẫy Ăn thịt
3 Gà lôi trắng 18 con Bẫy, bắn Ăn thịt
4 Sơn dương 2 con Bắn Bán
5 Các loài chim 245 con Bẫy lưới Ăn thịt
6 Khỉ 4 con Bắn Bán
Qua kết quả ở bảng 4.12 trên ta thấy: Có khoảng 6 loài động vật thường được người dân săn bắt, trong đó chủ yếu là các loài chim và gà.... Vẫn có trường hợp săn bắt các loài thú lớn như Sơn dương, Cày, Khỉ, Lửng lơn trong khu vực nghiên cứu.
Người dân thường bắt những loài động vật này bằng cách bắt hoạc bẫy. Dụng cụ săn bắt thô sơ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người đi săn là chính. Mục đích chính của việc săn bắt là bán và cải thiện bữa ăn.
Chăn thả gia súc trên rừng là thói quen được hình thành lâu đời của người dân sống trong rừng và gần rừng. Hiện nay, phần lớn người dân trên địa bàn đã thay đổi tập quán chăn thả gia súc tự do, xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi nhốt gia súc. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều hộ gia đình chăn thả gia súc trong rừng.
Chăn thả gia xúc ít nhiều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của rừng đặc biệt là lớp cây tái sinh, cây bụi thảm tươi hay nói cách khác là làm giảm sự ổn định và tính đa dạng của rừng, ngoài ra đây còn là nguyên nhân gây cháy rừng vào mùa khô hanh do bà con đốt để cỏ non mọc. Người dân địa phương không có thói quen sản xuất thức ăn cho các loài gia xúc mà chúng sống chủ yếu dựa vào các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên, tuy nhiên trong khu vực không có bãi chăn thả gia súc tập trung. Chính vì vậy đã gây nên sự tàn phá trên diện rộng của các loài cây tái sinh, phá hại môi trường sống của thực vật.
Bảng 4.13. Mức độ chăn thả gia súc của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu
STT Thôn Số hộ điều tra Số hộ tham gia Tỷ lệ (%) Số lần chăn thả/tuần 1 Bản 1 50 41 82,00 7 2 Bản 2 50 37 74,00 6 Tổng 100 78 78,00 13
Qua bảng trên cho thấy rằng tại khu vực nghiên cứu có 78/100 hộ gia đình tham gia vào việc chăn thả gia súc trực tiếp vào trong rừng, chiếm 78,00% số hộ gia đình đã điều tra.
chăn thả gia súc trong rừng ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng, nhất là đối với diện tích rừng trồng mới hiện có và trong tương lai.
4.2.2.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức
Cộng đồng địa phương khai thác một số lâm sản ngoài gỗ, gồm Phong lan, Song mây, Mật ong, cây dược liệu,... và các loại hạt, quả ăn được, Các sản phẩm này chủ yếu để nhằm cung cấp cho cuộc sống tự cung, tự cấp của người dân trong khu vực nghiên cứu và một phần thu nhập của một số hộ dân tại đó. Tuy nhiên thực trạng cho thấy nguồn lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn đã và đang bị khai thác không bền vững, thậm chí một số loài có giá trị cao bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm mật độ, trữ lượng nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi. Nếu hoạt động khai thác qua mức một số loài cây dược liệu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng cục bộ của một số loài.
Bảng 4.14. Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ tại khu vực nghiên cứu STT Loài khai thác Số lƣợng khai thác Mục đích
1 Lan kim tuyến 7 kg Bán
2 Phong lan 120 cây Bán
3 Mật ong 20 lít Bán, sử dụng
4 Song mây, song mật 240 kg Bán
5 Các loại cây dược liệu 85 kg Bán, sử dụng
4.3. Vai trò của các cơ quan, đơn vị Nhà nƣớc và mối quan hệ với cộng đồng địa phƣơng đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng
Trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực huyện Long Xan, được sự quan tâm và tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa bàn tạo nên một tổng thể chặt chẽ. Các tổ chức, đơn vị tham gia vào công tác
quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu có mức độ ảnh hưởng tương đối khác nhau.
Luận văn tiến hành thực hiện công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ VENN để xác định được tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của các tổ chức cộng đồng đến công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu. Kết quả của quá trình điều tra được thể hiện như sau:
Bảng 4.15. Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan Bên liên
quan
Mối quan tâm đến tài nguyên
Vai trò đối với đồng
quản lý Khó khăn Cộng đồng dân cƣ Sử dụng các sản phẩm từ rừng; quản lý cho sử dụng lâu dài
Triển khai các hoạt động cụ thể trong đồng quản lý tài nguyên Dân trí thấp, thiếu trang bị, kinh phí, tự ti, ít quyền hạn Hộ gia đình Sử dụng các sản phẩm từ rừng
Tham gia các hoạt động của cộng đồng, của chính quyền; cung cấp thông tin
Dân trí thấp, thiếu trang thiết bị, ít quyền hạn
Các đoàn thể trong
bản
Giữ gìn và phát triển văn hoá, xã hội; phát triển kinh tế bản
Thực hiện các hoạt động đồng quản lý; giám sát đánh giá
Thiếu trang thiết bị, ít quyền hạn Chính quyền và an ninh thôn Thu lợi từ rừng; bảo vệ rừng; bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế xã hội Chỉ đạo và thực hiện các hoạt động của đồng quản lý tài nguyên
Thiếu trang thiết bị, kinh phí, ít quyền hạn
quyền xã bảo vệ rừng; phát triển kinh tế xã hội
quản lý; chỉ đạo cac hoạt động; chỉ đạo đánh giá, giám sát
chưa có cơ chế đồng quản lý
Kiểm lâm Bảo vệ, kiểm soát
tài nguyên rừng
Hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất cơ chế chính sách đồng quản lý Lực lượng mỏng, thiếu trang bị, chưa có cơ chế Ngƣời khai thác và buôn bán LS
Nguồn lợi từ lâm sản, gỗ, động vật, lâm sản phụ.
Cung cấp thông tin; tham gia thực hiện đồng quản lý Ít hiểu biết về tác dụng của khu BT Cơ quan khoa học, nhà đầu tƣ Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường
Cung cấp khoa học kỹ thuật, vốn
Xa, khó giám sát
Kết quả cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có rất nhiều tổ chức có liên quan đến công tác quản lý tài nguyên rừng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của mỗi tổ chức là khác nhau, nhiều tổ chức chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình.
Mức độ ảnh hưởng của các tổ chức đến bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại huyện Long Xan được biểu diễn thông qua sơ đồ VENN dưới đây:
Hình 4.12. Sơ đồ VENN trong công tác quản lý rừng tại huyện Long Xan
(1) Vai trò của cộng đồng thôn bản:
Qua sơ đồ Venn cho thấy cộng đồng thôn là người tiếp cận gần gũi nhất với tài nguyên thiên nhiên, cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quản lý tài nguyên tại khu vực, cụ thể như sau:
Là trung gian của các mối quan hệ giữa các bên liên quan với nguồn tài nguyên trên địa bàn, có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên tại khu bảo tồn. Trực tiếp quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, có hiểu biết và kinh nghiệm lâu đời trong quá trình dài sống gần rừng, đặc biệt có thể chế cộng đồng có thể ứng dụng trong công tác quản lý tài nguyên.
Quản lý, sử dụng TNTNR huyện Long Xan
Chính quyền thôn Cộng đồng thôn Đoàn thể thôn Chính quyền huyện Cộng đồng khác Hộ gia đình Hạt kiểm lâm An ninh thôn Cơ quan du lịch Người khai thác và buôn bán lâm sản
Cơ quan khoa học kỹ thuật và nhà đầu tư
Chính quyền xã
(2) Chính quyền thôn bản:
- Là đơn vị cơ sở đại diện cho chính quyền nhà nước tại cộng đồng, có quyền điều hành các hoạt động và xử lý các vụ vi phạm Pháp luật trên địa bàn theo luật định. Có thể huy động sức mạnh của nhân dân, các hộ gia đình tham gia trong công tác quản lý tài nguyên, là trung gian quan hệ với các cơ quan nhà nước, các thôn bản bên cạnh. Nhưng qua sơ đồ cho thấy chính quyền thôn và cộng đồng có hình tròn bằng nhau cho thấy việc bảo vệ và phát triển rừng có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào chính quyền thôn có làm mạnh tay hay không thể hiện qua các Hương ước quản lý bảo vệ rừng và cách xử lý các vi phạm có đủ yếu tố răn đe hay không. Qua tìm hiểu thức tế đề tài nhận thấy các cấp chính quyền của thôn hoạt động chưa hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, một phần do phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, hoạt động chặt phá, săn bắt manh động, liều lĩnh... tâm lý sợ bị trả thù, Nhà nước chưa có nhiều ưu đãi nên việc hoạt động bảo vệ rừng phòng chống cháy rừng ở nơi đây còn nhiều hạn chế.
(3) Vai trò của tổ an ninh thôn
- Tổ an ninh thôn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền thôn và xã, có vai trò bảo vệ an ninh trật tự xã hội trên địa bàn, có chuyên môn và kinh nghiệm trong quản lý trật tự an ninh là yếu tố không thể thiếu trong công tác quản lý bảo vệ rừng, là thành viên thường trực của tổ bảo vệ rừng trong các chương trình khoán BVR của nhà nước. Qua thực tế cho thấy tổ an ninh hoạt động khá hiệu quả khi nhận khoán BVR do nắm bắt thông tin nhanh nhậy, được trang bị quân tư trang, có pháp chế.
(4) Vai trò của đoàn thể
- Đoàn thể bao gồm: hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân…. có vai trò cụ thể như sau:
về đa dạng sinh học và vận động người dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Có năng lực trực tiếp tham gia một số hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.
- Có năng lực đánh giá giám sát các hoạt động của cộng đồng nói chung và các hoạt động đồng quản lý tài nguyên nói riêng.
Các ban ngành đoàn thể là thành phần không thể thiếu trong chiến lược BVR và phát triển rừng, đề tài nhận thấy lợi ích thực sự của đoàn thể đối với công tác quản lý tài nguyên rừng chính là công tác tuyên truyền vì ít nhiều trong một gia đình co các thành viên không tham gia sinh hoạt hội này thì tham gia sinh hoạt hội kia, một vai trò không thể thiếu đó là có thể đảm nhận một tổ BVR và chăm sóc rừng đặc dụng. Trong nhiều năm qua các ban ngành đoàn thể đã hoạt động rất hiệu quả mặc dù chế độ ưu đãi còn nhiều hạn chế.
(5) Vai trò của hộ gia đình
- Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các