Trong mỗi ngành nghề khác nhau, có những môi trường làm việc, những vấn đề phải quan tâm và thực hiện khác nhau. Môi trường sống và tiếp xúc hàng ngày trong công việc chính là ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm lý, những suy nghĩ và nhận thức của mỗi người. Tù suy nghĩ và nhận thức của mình, mỗi người sẽ có cách ứng xử khác nhau với môi trường hay tài nguyên rừng, vì vậy, đề tài đã quan sát và thống kê được 4 nhóm ngành nghề chủ yếu tại khu vực nghiên cứu, kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 4.3:
Bảng 4.3. Nhận thức của ngƣời dân theo nhóm ngành nghề
Đơn vị tính: %
Nhận thức Nghề nghiệp
Ít hiểu
biết Hiểu biết
Rất hiểu biết Tổng Làm nông 12,00 16,00 2,00 30,00 Cán bộ 0,00 14,00 18,00 32,00 Kinh doanh 6,00 10,00 2,00 18,00 Khác 12,00 8,00 0,00 20,00 Tổng 30,00 48,00 22,00 100 0 5 10 15 20 25 30 Không đi học TH – THCS THPT CN-SĐH Ít hiểu biết Hiểu biết Rất hiểu biết
Từ kết quả trên, có thể thấy nhận thức của nhóm đối tượng là Cán bộ và Làm nông có hiểu biết cao hơn so với các nhóm còn lại, đối với nhóm ngưởi làm Kinh doanh, thực tế khi quan sát người được phỏng vấn thường không quan tâm nhiều đến tài nguyên rừng, chỉ quan tâm đến các sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế, vì vậy, kết quả đánh giá nhận thấy cũng thấp hơn so với nhóm người là Cán bộ.
Tuy nhiên, để lượng hóa các giả thiết, đề tài tiến hành kiểm tra bằng tiêu chuẩn One Way ANOVA để biết xem nhận thức bảo tồn có sự khác biệt theo nhóm nghề nghiệp hay không. Giả thiết rằng nhận thức bảo tồn không có sự khác biệt, đề tài thu được giá trị Sig. = 0.00 < 0.05 nên bác bỏ giả thiết đưa ra và chấp nhận giả thiết thay thế rằng nhận thức bảo tồn khác nhau giữa những người có nghề nghiệp khác nhau. Giá trị Sig. nhỏ hơn rất nhiều so với 0.05 càng giúp đề tài khẳng định chắc chắn vấn đề này. (Chi tiết tại phụ biểu 03). Kết quả này hoàn toàn hợp lý cả với việc kiểm định bằng tiêu chuẩn khoa học và hợp lý với cả tình hình thực tiễn trong khi tác giả thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu. Cán bộ công nhân viên chức nhà nước chủ yếu là cán bộ bản, cán bộ xã, giáo viên... đây là những đối tượng có trình độ học vấn cao hơn, lại thường xuyên được tiếp xúc với các cuộc họp, với các tài liệu phổ biến về các vấn đề tài nguyên và môi trường. Hơn nữa, họ là những người làm công tác liên quan đến bảo tồn, nên thường tuyên truyền cho người khác việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng làm gương cho các đối tượng khác noi theo. Chính điều này đã giải thích tại sao họ có nhận thức và kiến thức cao hơn các đối tượng khác.
Hình 4.4. Biểu đồ nhận thức của ngƣời dân theo nghề nghiệp