Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây
4.5.1. Nhóm các giải pháp tăng cường công tác khuyến lâm
4.5.1.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông
- Quảng Trị cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống khuyến nông theo đúng tinh thần Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/15/2010 về khuyến nông tất cả các huyện phải có các trạm khuyến nông và bố trí ít nhất 1 cán bộ khuyến lâm chuyên trách cho mỗi xã nhiều rừng.
- Thực hiện triệt để việc phân cấp trong các hoạt động khuyến lâm để phù hợp với nhu cầu sản xuất và thị trường, giảm bớt sự quan liêu thông qua cơ chế phân chia lợi ích và trách nhiệm. Hiện tại việc này chưa phân cấp rõ ràng đối với các cấp xã và thôn do vậy tỉnh cần chú ý đối với 2 cấp cơ sở này.
- Các hoạt động giám sát đánh giá có sự tham gia của tất cả các bên liên quan cần phải thực hiện có hiệu quả và nghiêm túc, đặc biệt là sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, xây dựng và triển khai mô hình cũng như việc tham gia đánh giá đầu vào và đầu ra để xác định chính xác hiệu quả mô hình làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình sau này.
- Các hoạt động khuyến lâm cần có sự tham gia của bốn nhà đó là nhà nông, nhà quản lý, nhà nghiên cứu và nhà doanh nghiệp. Thiết lập mạng lưới hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đoàn thể, để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí. Trong đó người dân phải là người chủ động tham gia.
4.5.1.2. Về phát triển nguồn lực
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến lâm có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả công tác khuyến lâm. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần coi trọng cả bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, ứng dụng các phương pháp khuyến nông tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, nhất là cán bộ khuyến nông cấp cơ sở.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến lâm các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo khuyến lâm cho người nghèo, đặc biệt đồng bào dân tộc ít người và phụ nữ,…
4.5.1.3. Về cơ chế, chính sách
Phạm vi áp dụng chính sách khuyến nông cần được mở rộng hơn cho phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như hiện nay theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ, chính sách khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm, các mô hình giảm thiểu và
thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho người dân.
Phương thức hỗ trợ khuyến nông cần điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ hơn đối với hai nhóm đối tượng mục tiêu là:
+ Đối với hộ nghèo, hộ sản xuất thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, hộ sản xuất tự cấp tự túc là chính, áp dụng chính sách hỗ trợ như hiện nay để giúp họ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
+ Đối với hộ sản xuất hàng hóa lớn, chủ trang trại, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa trong lĩnh vực lâm nghiệp, áp dụng lâm nghiệp công nghệ cao cần thực hiện chính sách khuyến khích thông qua cơ chế vay vốn ưu đãi từ Quỹ Khuyến nông, đảm bảo nguồn đầu tư ổn định cho hoạt động khuyến nông.
Đồng thời thực hiện xã hội hóa, huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến lâm, trong đó hình thức hợp tác công - tư trong hoạt động khuyến nông cần được thí điểm, tổng kết, nhân rộng.
4.5.1.4. Về kỹ thuật
- Thực hiện phương pháp "Nghiên cứu có sự tham gia của người dân" để gắn kết nghiên cứu với sản xuất, chuyển giao và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật.
- Tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực có tính chất đột phá như giống, bảo quản và chế biến nông lâm sản.
- Cần ưu tiên xây dựng các mô hình khuyến lâm ở những xã nghèo, nơi người dân còn nhiều khó khăn, do bất lợi của điều kiện tự nhiên thay cho việc lựa chọn xây dựng mô hình ở những vùng có điều kiên kinh tế, xã hội khá, giao thông đi lai thuận tiện như hiện nay.
- Cần nghiên cứu lựa chọn những tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau, đáp ứng nhu cầu nguyên vọng người dân, hiệu quả kinh tế cao. Có như vậy mới kỳ vọng, đáp ứng mục tiêu nhân rộng của mô hình.
- Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp phải được sử dụng đồng bộ từ Trung ương đến địa phương theo tinh thần của Quyết định số: 89/2005/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, tránh sử dụng giống
xô bồ, chất lượng kém, ảnh hưởng đến lòng tin cho người trồng rừng.