Đánh giá thành phần loài và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2011 (Trang 47 - 51)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá kết quả các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị

4.2.1. Đánh giá thành phần loài và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các mô

1 Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm 950 600 8 2 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp 65 64 2 3 Trồng rừng thâm canh cây Tre điềm trúc 40 50 2 4 Trồng rừng thâm canh cây Bời lời 70 80 2

Tổng 1125 794 14

(Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm khuyến nông Quốc gia và báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị năm 2011)

Qua bảng 4.3. cho ta thấy, trong giai đoạn từ 2006 - 2011 đã có 14 mô hình khuyến lâm được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trên 1.125 ha và với sự tham gia của 794 hộ gia đình.

4.2. Đánh giá kết quả các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 giai đoạn 2006-2011

4.2.1. Đánh giá thành phần loài và biện pháp kỹ thuật áp dụng trong các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011 hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011

4.2.1.1. Thành phần loài cây trong các mô hình khuyến lâm

Kết quả thu thập số liệu về thành phần loài cây trồng trong các mô hình khuyến lâm giai đoa ̣n 2006-2011 từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tham gia xây dựng các mô hình được thể hiện chi tiết tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Thành phần loài cây trồng trong các mô hình Khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2011

TT Loại mô hình Số mô

hình

Quy mô

(ha) Năm

1 Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm 8 950 2008 - 2011 2 Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp 2 65 2008 3 Trồng rừng thâm canh cây Tre điềm trúc 2 40 2006 4 Trồng rừng thâm canh cây Bời lời 2 70 2009

Tổng cộng 14 1125

(Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm KNQG và báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị năm 2011)

Số liệu bảng 4.5 cho thấy thành phần loài cây trồng trong các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị gồm 4 loài là Keo lá liềm, Mây nếp, Tre Điềm trúc và Bời Lời. Đây là các loài cây ưu tiên nằm trong định hướng phát triển trồng rừng cung cấp nguyên liệu và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Quảng Trị. Có thể nói thành phần loài như vâ ̣y là chưa đa da ̣ng so với các tâ ̣p đoàn cây trồng rừng hiê ̣n nay.

Về quy mô loài theo diện tích triển khai các mô hình thì Keo lá liềm là lớn nhất chiếm tới 84,4% tổng diện tích mô hình, tiếp theo là Bời lời 6,2 %, Mây nếp chiếm % là 5,8% và cuối cùng là Tre điềm trúc chiếm 3,6%.

Về tỷ trọng mô hình theo loài cây, phổ biến nhất trong các mô hình khuyến lâm tại Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 là Keo lá liềm chiếm 57,1% số mô hình, Tre điềm trúc, Mây nếp và Bời lời đều chiếm tỷ lệ là 14,3%. Điều này cũng dễ hiểu bởi Quảng Trị là vùng nguyên liệu gỗ xẻ và ván dăm nên loài Keo lá liềm được ưu tiên và phù hợp với quy hoạch bảo vệ phát triển rừng vùng đất cát ven biển của tỉnh Quảng Trị là đạt 40.000 ha rừng trồng nguyên liệu giấy tập trung, đến năm 2020 độ che phủ của rừng đạt trên 45%. Chính vì vậy mà trong các mô hình nói trên thì chỉ có duy nhất mô hình trồng thâm canh Keo lá liềm được triển khai nhiều ở giai đoạn từ 2006 đến 2011.

Đối với các loài cây Mây nếp, Tre điềm trúc và Bời lời đều có quy mô loài theo diện tích cũng như tỷ trọng trong thành phần loài tham gia mô hình thấp dưới 15%. Điều này cũng chứng tỏ sức thu hút của người dân với các loài cây lâm sản ngoài gỗ chưa bằng các loài nguyên liệu. Như vậy, đối với Quảng Trị là vùng nguyên liệu gỗ xẻ và ván dăm nên sự tham gia của các thành phần loài cây trong xây dựng mô hình khuyến lâm là không đa dạng và chỉ chú trọng phát triển cây Keo lá liềm để cại tạo đất cát ven biển, chống cát bay cục bộ và để làm nguyên liệu gỗ xẻ và ván dăm

4.2.1.2. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong xây dựng các mô hình khuyến lâm

Qua quá trình thu thập số liệu và điều tra hiện trường, cho thấy các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong các mô hình khuyến lâm triển khai tại tỉnh Quảng Trị đều đã được Bộ NN & PTNT phê duyệt cho từng mô hình và loài cây rừng, cụ thể

- Mô hình trồng Keo lá liềm

- Phương thức trồng: Trồng thuần - Điều kiện nơi trồng

Thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 24 - 25 0 C, lượng mưa 1.500 – 2000 mm. Độ cao dưới 400 - 500m so với mực nước biển. Độ dốc dưới 20 - 25 0 C. Ưa đất có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước, chịu được đất chua, đất nghèo, đất cát.

- Về giống: Tuân thủ các qui định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp - Mật độ: 2000 cây/ha, cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m. Quy cách lên líp rộng 2.0m, rãnh líp 2.0m, cao 0.4m.

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%

- Mô hình trồng Mây nếp:

Đặc điểm: Mây nếp phân bố khá rộng nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc vùng Trung tâm, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc khu Bốn cũ, trồng dưới tán rừng có độ tàn che 0,3 - 0,5. Mây nếp thích hợp đất giàu mùn, tơi xốp, hàm lượng sét trung bình và thoát nước tốt.

Phương thức trồng: trồng dưới tán rừng tự nhiên tái sinh phục hồi sau nương rẫy, dưới tán rừng trồng hoặc đất hàng rào tại vườn hộ.

Cây giống: Tuân thủ theo đúng các qui định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp, cây con giống trên 18 tháng tuổi, chiều cao >20 cm, có tối thiểu 3 lá thật trở lên, cây sinh trưởng tốt.

Kỹ thuật trồng: xử lý thực bì toàn diện tầng cây bụi thảm tươi, làm đất cục bộ theo băng hoặc theo hàng với kích thước hố 30x30x30 cm, mật độ trồng 3.333 cây/ha, bón lót, bón thúc phân NPK với liều lượng 666 kg/ha (0,2 kg/cây). Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%.

- Mô hình trồng tre Điềm trúc:

Đặc điểm: Loài này ưa khí hậu nóng ẩm, độ cao dưới 400-500m so với mực nước biển, có thể trồng trên đất vùng đồng bằng, trung du, miền núi, dốc dưới 15- 200, tầng đất dầy, xốp giàu mùn, ẩm. Không trồng tre Điềm trúc nơi úng nước.

Phương thức trồng: trồng thuần loài.

Cây giống: Tuân thủ theo các quy định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp. Mỗi hom cành đem trồng có độ dài từ 25 - 30 cm, đường kính thân từ 1,5 - 2 cm, ở gốc có đủ hệ rễ thứ cấp.

Kỹ thuật trồng: xử lý thực bì toàn diện, làm đất cục bộ với kích thước hố 40x40x40cm, mật độ trồng 500 cây/ha, hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m, bón lót phân chuồng mỗi hố 10kg và bón thúc phân NPK với liều lượng 150 kg/ha (0,3 kg/cây). Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85%.

- Mô hình trồng Bời lời:

- Phương thức trồng: Trồng thuần - Điều kiện nơi trồng:

+ Thích hợp trồng ở vùng Tây Nguyên, Ven biển Trung trung bộ và các địa phương có điều kiện sinh thái tương tự, lượng mưa trung bình năm từ 1500-

2500mm, nhiệt độ bình quân năm 20-230C.

+ Trồng trên các loại đất nâu đỏ, nâu vàng có tầng dầy trên 50cm, thành phần cơ giới trung bình, giàu mùn, độ pH 4,5-6.0. Trồng trên đất có thực bì rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy, thảm cỏ cây bụi còn tính chất đất rừng.

- Về giống: Tuân thủ các qui định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp, cây giống tuổi từ 5-6 tháng tuổi, chiều cao 40-50 cm, đường kính cổ rễ 0,4-0,5 cm, số lá trên cây có từ 12-14 lá.

- Mật dộ trồng: 2500 cây/ha, hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 m. Quy cách hố:30 x 30 x 30 cm.

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85 %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2011 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)