Đánh giá tác động của mô hình khuyến lâm đến phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2011 (Trang 71 - 74)

4.3.2.1. Tác động đến kinh tế hộ

Về mặt phát triển kinh tế, do đa phần các mô hình khuyến lâm chỉ hỗ trợ một năm (2006-2008) hoặc 3 năm (2009-2011) thời gian chưa đủ một chu kỳ khai thác nên khó định lượng được giá trị kinh tế. Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào mô

hình, các chủ hộ đã thu được những sản phẩm phụ từ rừng cũng góp phần nâng cao đời sống chủ hộ, giảm phá rừng như cung cấp chất đốt tại chỗ, thu hoạch các sản phẩm từ cây nông nghiệp ngắn ngày trồng xen trong mô hình.

- Đối với các mô hình Mây nếp do Mây nếp chưa đến chu kỳ khai thác không có thu nhập và cũng chưa có phương pháp xác định năng xuất cho 01 chu kỳ kinh doanh vì thế không tính được hiệu quả kinh tế. Cây Mây nếp bắt đầu cho khai thác từ năm thứ 5 và năm thứ 7 trở đi, ước tính năng suất bình quân đạt 40-50 tạ/ha, tương đương giá trị 60-75 triệu đồng, sản phẩm thu chủ yếu là thân Mây nếp, một phần hạt giống.

- Đối với mô hình tre Điềm trúc, hiện tại mật độ còn khoảng 350 bụi/ha với sản lượng bình quân năm 20 kg măng/bụi với giá thời điểm khảo sát 8-10 nghìn đồng/kg; người dân có thể thu được 68-86 triệu đồng/năm.

- Đối với mô hình Bời lời chưa đến chu kỳ khai thác vì phải từ 7 – 10 năm mới đến thời điểm khác nên cũng chưa thể đánh giá một cách chính xác cho 01 chu kỳ kinh doanh vì thế không tính được hiệu quả kinh tế đối với loài cây này. Tuy nhiên theo một số người dân trong vùng đi khai thác Bời lời ngoài tự nhiên thì hiện tại 1kg vỏ, lá bời lời khô giá từ 23.000 - 25.000 đồng; một khối gỗ (cả vỏ) giá 2 triệu đồng.

- Đối với các mô hình Keo lá liềm chưa đến chu kỳ khai thác, hiện tại người dân vẫn khai thác tỉa thưa để bán tại địa phương vớgiá 500.000-600.000 đ/ste. Đối với mô hình Keo lá liềm tại xã Triệu Vân - huyện Triệu Phong tuổi 5 với trữ lượng là 47,8 m3/ha, có thể cho thu nhập trên 57,4 triệu đồng/ha. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn đối với cây Keo lá liềm thời gian cho thu hoạch khoảng từ 8 - 10 năm, mật độ đến khi cho thu khoảng từ 1.400 - 1.600 cây/ha, năng suất cho 1 ha được tính theo giá trị đạt trung bình từ 90 - 120 triệu đồng/ha/chu kỳ khai thác.

Kinh phí đầu tư cho mô hình khuyến lâm được nhà nước đầu tư giống, phân bón, công chỉ đạo tính bình quân khoảng 3-5 triệu đồng/ha cho 3 năm đầu. Người dân đóng góp kinh phí thông qua giá trị ngày công lao động như phát dọn thực bì, cuốc hố, vận chuyển, trồng, bón phân, chăm sóc,... ước tính bình quân một mô hình

khoảng từ 200-230 công, theo thời giá khảo sát khoảng 70 nghìn đồng/công thì người dân đóng góp khoảng 14-16,1 triệu đồng/ha cho 3 năm. Từ năm thứ tư trở đi người dân tự chăm sóc, tính trung bình mất khoảng 40 công/ha/năm, nghĩa là khoảng 2,8 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, một mô hình khuyến lâm được đầu tư bình quân từ 22-27 triệu/ha cho chu kỳ khai thác 7 năm. Từ đó ta thấy, mô hình khuyến lâm nếu được chăm sóc, bảo vệ thì đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho người hưởng lợi, chính vì thế mà người dân luôn muốn tham gia mô hình.

4.3.2.2. Tạo công ăn việc làm

Hoạt động triển khai các mô hình khuyến lâm tại địa phương đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tân dụng thời gian nông nhàn cụ thể:

- Người tham gia mô hình phải bỏ ra từ 200 - 230 công lao động cho 01 ha mô hình trong 3 năm. Trong đó, 140-150 công cho năm đầu bao gồm: Phát thực bì, đào hố, vận chuyển cây giống, lấp hố, chăm sóc, vun xới, bón phân, trồng dặm. Năm thứ hai và ba khoảng 60-78 công cho công việc chăm sóc, phát dọn thực bì tùy theo mức độ xâm lấn.

- Khi triển khai các mô hình khuyến lâm trên địa bàn đã tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm đúng tập quán của mình là làm nghề rừng, giảm tác động đến việc phá rừng và bên cạnh đó phần nào ổn định trật tự xã hội tại địa phương.

4.3.2.3. Tác động về môi trường

Bên cạnh giá trị về kinh tế, các mô hình khuyến lâm còn có giá trị về môi trường, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất rừng.

Qua thực tế khảo sát cho thấy tại 6 xã có tổng diện tích mô hình khuyến lâm là 1.125 và tự nhân rộng là 94 ha, với tỷ lệ thành rừng khoảng 80% thì mô hình khuyến lâm đã đóng góp thêm gần 1.219ha. Nếu so sánh trên diện tích rừng trồng hiện có của 6 xã là 5.124 ha thì diện tích rừng do mô hình khuyến lâm chiếm khoảng 30%. Theo ước tính, các mô hình khuyến lâm đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ lên từ 20-28%.

được xói mòn, chống cát bay cục bộ so với thâm canh cây nông nghiệp ngắn ngày như ngô, sắn, góp phần cải thiện mực nước ngầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2011 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)