Mô hình khuyến lâm được tổ chức theo một cơ chế thống nhất là một trong các nội dung hoạt động cơ bản của công tác khuyến lâm.
4.1.3.1. Quy mô và điều kiện để thực hiện các mô hình trình diễn và tham gia triển khai các mô hình khuyến lâm
Về quy mô: Mô hình khuyến lâm được tổ chức thành các điểm trình diễn (là cụ thể hoá của mô hình trình diễn ở một địa điểm nhất định với quy mô nhất định), theo quy định một mô hình không quá 5 điểm trình diễn, mỗi điểm trình diễn từ 20- 25 ha.
Để có thể tham gia và xây dựng các mô hình khuyến lâm thì người sản xuất, cũng như các đơn vị triển khai thực hiện phải đáp ứng một số tiêu chí cụ thể sau:
- Đối với người sản xuất, muốn tham gia và mô hình trình diễn cần phải đáp ứng được các yêu cầu:
+ Có địa điểm để thực hiện mô hình trình diễn phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình.
+ Cam kết đầu tư vốn cho mô hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của mô hình. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tiến độ và tương ứng với tỷ lệ đầu tư thực tế của chủ mô hình.
+ Chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách nhà nước cho cùng một nội dung của mô hình.
- Đối với các đơn vị tham gia thực hiện việc triển khai mô hình cũng có những yêu cầu như:
+ Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thuộc chương trình, dự án khuyến lâm.
+ Đủ năng lực để thực hiện các chương trình, dự án khuyến lâm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn các đơn vị được tham gia các chương trình, dự án khuyến lâm.
4.1.3.2. Mức hỗ trợ và đối tượng nhận hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến nông trong việc thực hiện xây dựng mô hình khuyến lâm
Công tác xây dựng mô hình khuyến lâm là nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các mô hình trình diễn ra diện rộng, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tại địa phương, nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Đối tượng hưởng lợi là người sản xuất bao gồm nông dân, công nhân lâm trường, chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản,.. Mức hỗ trợ cho người sản xuất tùy theo vùng miền và từng giai đoạn khác nhau:
Từ năm 2006- 2010 thì mức hỗ trợ người sản xuất được thực hiện theo Nghị Định 56 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Đối với đồng bằng hỗ trợ 40% chi phí giống và 20% chi phí phân bón. - Đối với miền núi hỗ trợ 60% chi phí giống và 40% chi phí phân bón. - Đối với hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, biên giới được hỗ trợ 80% chi
phí giống và 60% chi phí phân bón.
Đối với Quảng Trị là một tỉnh miền núi nên được áp dụng mức hỗ trợ 60% chi phí giống và 40% chi phí phân bón; Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 - 2010, theo Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn đã phê duyệt mức hỗ trợ cho các mô hình khuyến nông (bao gồm cả khuyến lâm) triển khai trên địa bàn các xã thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn): Hỗ trợ 100% chi phí về giống và các vật tư thiết yếu khác cho các mô hình trình diễn thuộc chương trình, dự án khuyến nông
của địa phương và Trung ương thực hiện ở địa bàn khó khăn. Theo đó trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 65/107 xã thuộc vùng khó khăn và được hỗ trợ 100% chi phí về giống và phân bón. Hỗ trợ 100% về tài liệu, chi phí đi lại, ăn, ở cho người sản xuất và nhân viên khuyến nông ở các địa bàn khó khăn tham dự các lớp tập huấn, đào tạo do tổ chức khuyến nông Trung ương, địa phương tổ chức.
Theo đó, đầu năm 2010 Chính phủ ra Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 thay đổi mức hỗ trợ cho các hộ tham gia xây dựng mô hình khuyến nông nói chung và khuyến lâm nói riêng.
Từ năm 2011 thì mức hỗ trợ người sản xuất được thực hiện theo Nghị Định 02 của Chính phủ, cụ thể như sau:
(i) Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón);
(ii) Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón);
(iii) Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón).
Với đặc thù của cây lâm nghiệp là cây có chu kỳ kinh doanh dài ngày cho nên mức hỗ trợ được tính cho 3 năm. Năm đầu, hỗ trợ chi phí giống và phân bón, năm thứ hai và thứ ba chỉ hỗ trợ chi phí phân bón 40% đối với năm 2006 - 2009, năm 2011 là hỗ trợ 50% đối với xã miền núi, 100% đối với xã nghèo.
Ngoài việc hỗ trợ chi phí giống và phân bón, mô hình còn được hỗ trợ tiền thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo kỹ thuật, chi triển khai mô hình bao gồm (tập huấn, thông tin tuyên truyền, thăm quam, hội thảo, sơ kết, tổng kết), cụ thể định mức kỹ thuật áp dụng chi triển khai cho một mô hình khuyến lâm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn phê duyệt năm 2007 theo Quyết định số 4227 QĐ/BNN- KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Định mức áp dụng chi triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm
TTT Hạng mục Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3
11 Tập huấn Chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần trong 2 ngày Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bón phân 1 lần trong 2 ngày
Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ 1 lần trong 2 ngày
22 Thông tin tuyên truyền
Xây dựng biển quảng cáo mô hình
Viết bài quảng bá mô hình
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
33
Tham quan, hội thảo tổng kết
Tham quan 1 lần; sơ
kết 1 lần Sơ kết 1 lần Tổng kết, hội thảo 1 lần 44 Cán bộ chỉ đạo: 1 người/20-25ha 9 tháng 6 tháng 4 tháng
(Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) 4.1.3.3. Quy trình các bước triển khai mô hình khuyến lâm
Để triển khai mô hình khuyến lâm, hằng năm các cơ quan chức năng phải thực hiện theo một trình tự cụ thể như sau:
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch.
Các đơn vị viện, trường, trung tâm khuyến nông tỉnh đề xuất danh mục các mô hình khuyến lâm gồm các tiêu chí: quy mô, địa điểm triển khai, đối tượng, loài cây,… gửi về Trung tâm Khuyến nông quốc gia trước 31 tháng 5. Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổng hợp và cân đối các đề xuất và gửi Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường trước 30 tháng 6 hàng năm để tổng hợp trình Bộ phê duyệt trước 20 tháng 7. Sau khi có phê duyệt danh mục của Bộ, các đơn vị triển khai xây dựng nội dung chi tiết và dự toán gửi Trung tâm Khuyến nông quốc gia trước 30 tháng 8. Trung tâm Khuyến nông quốc gia thẩm định nội dung và dự toán chi tiết
các chương trình khuyến lâm trước ngày 30 tháng 9; trình Bộ phê duyệt dự toán cho các chương trình khuyến lâm trước ngày 15 tháng 11. Sau khi có phê duyệt của Bộ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm.
- Triển khai xây dựng mô hình:
Sau khi ký hợp đồng, các đơn vị tiến hành triển khai xây dựng mô hình, tùy theo khả năng và cách tiếp cận mà từng đơn vị có các hình thức triển khai khác nhau. Trung tâm khuyến nông tỉnh thì có hệ thống khuyến nông các cấp đến tận thôn bản, 2 đơn vị còn lại triển khai trực tiếp đến thôn và hộ dân, đầu mối cuối cùng ở địa phương là dựa vào chính quyền cấp xã.
Các đơn vị triển khai tư vấn, phối hợp chính quyền cấp xã căn cứ trên tình hình thực tế và định hướng quy hoạch đất đai của địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, thông báo cho người dân về chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình như loài cây, mức hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ, mùa vụ, thời gian triển khai.
Người dân có thể tự quyết định tham gia hoặc phải thông qua các cuộc họp dân để vận động, giải thích của cán bộ xã, trưởng thôn, trưởng bản cùng cán bộ khuyến nông cơ sở.
Khi có danh sách, xã và đơn vị triển khai tiến hành chọn hộ và lên kế hoạch triển khai cụ thể: thời gian tập huấn kỹ thuật, làm đất, nhận cây giống, phân bón…
+ Tập huấn kỹ thuật: để thực hiện được mô hình cần tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình. Đối với mô hình năm thứ nhất sẽ tập huấn chuyển giao kỹ thuật gây trồng 1 lần trong 2 ngày cho tất cả các hộ tham gia mô hình. Tại buổi tập huấn, các đơn vị triển khai phải bố trí cán bộ kỹ thuật của mình hoặc hợp đồng thuê các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn (nếu đơn vị không tự chủ được) tập huấn, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật trồng giống cây trong mô hình theo đúng các quy trình kỹ thuật đã được Bộ ban hành. Từ chuẩn bị đất, phát thực bì, đào hố, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân,… đến thông báo thời điểm đào hố, cấp phát cây giống và phân bón. Từ năm 2011 thì có tập huấn nhân rộng mô hình cho những hộ dân chưa được tham gia xây dựng mô hình bằng nguồn kinh phí
khuyến nông, sau khi được tập huấn thì người dân có thể tự bỏ vốn của mình ra để xây dựng mô hình.
Đối với mô hình năm thứ 2 chỉ tập huấn chăm sóc và bón phân; đối với mô hình nằm thứ 3 tập huấn chăm sóc và bảo vệ.
+ Chuẩn bị đất, cây giống: Hướng dẫn người sản xuất chủ động chuẩn bị đất tham gia trong mô hình, phát rọn thực bì, thu hoạch những cây ngắn ngày…, trong thời điểm chuẩn bị đất trồng, cán bộ kỹ thuật phải theo sát và hướng dẫn, kiểm tra các hộ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật như chuẩn bị hố, mật độ, cự ly... Bên cạnh đó các đơn vị triển khai phải chủ động nguồn cây giống đảm bảo các tiêu chuẩn và tuân thủ các qui định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp mà Bộ đã ban hành.
+ Cấp phát cây giống, kiểm tra công tác trồng: Sau khi các hộ đã chuẩn bị hố trồng, đơn vị triển khai cấp cây giống và phân bón cho các hộ, hướng dẫn các hộ trồng đúng qui trình kỹ thuật.
+ Tổ chức tham quan, hội thảo: Trong quá trình triển khai mô hình, đơn vị triển khai phải tổ chức cho người dân tham gia mô hình tham quan các mô hình tương tự đã thành công để người dân học tập, tổ chức cho người dân ngoài mô hình tham quan học tập mô hình để góp phần nhân rộng mô hình. Để góp phần cho việc tuyên truyền nhân rộng mô hình, thì các mô hình khuyến lâm trọng điểm được hỗ trợ để xây dựng biển quảng cáo mô hình, đây là hình thức tuyên truyền tại chỗ giúp những người dân không tham gia mô hình có thể hiểu và đánh giá về mô hình. Mô hình năm thứ nhất có 1 lần tham quan và 1 lần sơ kết; năm thứ hai có một lần sơ kết; năm thứ ba tổ chức tổng kết và hội thảo để đánh giá kết quả và nghiệm thu.
+ Nghiệm thu mô hình: Từ năm 2006 – 2010 các đơn vị triển khai tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện theo hai cấp là nghiệm thu cơ sở và nghiệm thu tổng hợp. Nghiệm thu cơ sở có thành phần gồm đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị ký hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, chính quyền địa phương nơi triển khai và đại diện các hộ tham gia mô hình. Trên cơ sở kết quả nghiệm thu cơ sở, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và đơn vị triển khai tiến hành
nghiệm thu tổng hợp và thanh lý hợp đồng. Từ năm 2011 thì việc nghiệm thu mô hình có thêm chủ nhiệm dự án.