Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2011 (Trang 28 - 31)

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Để thực hiện được các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kế thừa các nguồn thông tin, số liệu sau:

- Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. - Các thông tin, tài liệu, báo cáo, nghiệm thu có liên quan tới tình hình thực hiện các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2006- 2011 được thu thập ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

- Các văn bản pháp quy có liên quan tới chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm ở Việt Nam 2006 - 2011.

2.4.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm ở tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2006 – 2011.

Để đánh giá thực trạng các mô hình khuyến lâm được triển khai tại Quảng Trị giai đoạn 2006-2011, đề tài kế thừa số liệu và làm việc với các đơn vị để thu thập những thông tin. Phương pháp chủ đạo để thu thập những thông tin được đề tài sử dụng là điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan và các nguồn thông tin, tài liệu sơ cấp thu thập được. Cụ thể Làm việc với lãnh đạo của các đơn vị, cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi, triển khai và các hộ dân tham gia xây dựng mô hình.

- Trung tâm KNQG: Đề tài kế thừa các báo cáo kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả, số liệu về số đơn vị tham gia triển khai mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2006-2011; số lượng, quy mô, kinh phí, diện tích, loài cây, biện pháp kỹ thuật, chính sách hỗ trợ; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất.

- Các đơn vị xây dựng mô hình (03 đơn vị): thừa kế các báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả, nghiệm thu. Các số liệu về diện tích, thành phần loài, phương pháp triển khai, biện pháp kỹ thuật, thời gian triển khai các mô hình trong giai đoạn 2006-2011; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của đơn vị.

2.4.2.3. Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011

* Tổng kết các mô hình khuyến lâm đã xây dựng do Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.

Việc tổng kết nhằm xem xét các mô hình khuyến lâm nào đã xây dựng, cụ thể về loài cây và các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, làm cơ sở cho việc lựa chọn các mô hình để đánh giá.

* Lựa chọn các mô hình để đánh giá:

Để đánh giá được các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại Quảng Trị giai đoạn 2006- 2011, đề tài tiến hành lựa chọn mô hình theo các tiêu chí sau:

- Mô hình phải bao gồm tất cả các loài cây rừng trong các mô hình đã xây dựng. - Mô hình phải bao gồm các độ tuổi khác nhau, biện pháp kỹ thuật xây dựng khác nhau.

- Mô hình đánh giá phải nằm trên các địa bàn khác nhau.

Từ các tiêu chí đưa ra trên đây, đề tài tiến hành lựa chọn các mô hình đã xây dựng trên địa bàn 5 huyện của tỉnh Quảng Trị là Gio Linh, Đakrông, Cam Lộ, Hải Lăng và Triệu Phong cụ thể như sau:

* Tại huyện Gio Linh:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm tuổi 2 tại xã Trung Giang

* Tại huyện Cam Lộ:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp tuổi 4 tại xã Cam Thành, Tre điềm trúc tuổi 5 tại xã Cam Thủy.

* Tại huyện Hải Lăng:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm tuổi 4 tại xã Hải Xuân.

* Tại huyện Đakrông:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Bời lời tuổi 3 tại xã Xã Tà Rụt

* Tại huyện Triệu Phong:

+ Mô hình Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm tuổi 5 và tuổi 3 tại xã Triệu Vân.

Tổng hợp các mô hình khuyến lâm đánh giá được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình khuyến lâm được đánh giá.

TT Tên mô hình Địa điểm triển khai Tuổi

cây

Nguồn Kinh phí

1 Trồng rừng thâm canh cây

Keo lá liềm

Xã Triệu Vân - huyện Triệu

Phong 5 Địa phương

Xã Hải Xuân - huyện Hải Lăng 4 Trung ương

Xã Triệu Vân - huyện Triệu

Phong 3 Trung ương

Xã Trung Giang - huyện Gio

Linh 2 Trung ương

2 Trồng rừng thâm canh cây

Mây nếp Xã Cam Thành - huyện Cam Lộ 4 Địa phương

3 Trồng rừng thâm canh cây

Tre điềm trúc Xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ 5 Trung ương

4 Trồng rừng thâm canh cây

Bời lời Xã Tà Rụt - huyện Đa Krông 3 Địa phương

* Đánh giá mô hình:

- Đối với mỗi mô hình đề tài đánh giá khâu tổ chức triển khai thông qua so sánh kế hoạch triển khai và nghiệm thu kết quả về diện tích, tỷ lệ sống, công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo tập huấn.

- Để đánh giá tình hình sinh trưởng, đề tài tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng như D1,3, Hvn, Mật độ, tỷ lệ sống, tỷ lệ thành rừng.

+ Đối với mỗi mô hình trồng thuần loài, đề tài bố trí OTC diện tích 500 m2, trên OTC thu thập các số liệu sinh trưởng, đảm bảo số cây >=30 cây.

+ Đối với các mô hình trồng hỗn giao, đề tài đo 30 cây ngẫu nhiên/loài; + Đối với mô hình Mây nếp đề tài đo theo băng, đếm số cây/bụi; mô hình tre Điềm trúc đếm số cây/bụi.

2.4.2.4. Đánh giá tác động của các mô hình khuyến lâm đã xây dựng tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011

* Tác động về nâng cao độ che phủ của rừng.

+ Có bao nhiêu diện tích rừng được xây dựng bởi mô hình khuyến lâm trên tổng số diện tích rừng được trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

* Tác động về thu hút sự tham gia của hộ gia đình.

+ Điều tra số hộ gia đình tham gia vào tập huấn, tham quan khi mô hình bắt đầu xây dựng sau đó có bao nhiêu hộ gia đình đồng ý nhân rộng mô hình, quy mô diện tích được nhân rộng. Lý do muốn hoặc không muốn nhân rộng mô hình.

* Tác động về nâng cao nhận thức của người dân.

+ Có bao nhiêu hộ gia đình thực hiện theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, giống do mô hình chuyển giao? Nguyên nhân không thực hiện được theo đúng kỹ thuật là gì?

* Tạo công ăn việc làm cho người dân

Khả năng tạo việc làm nâng cao thu nhập của các mô hình từ khâu trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác vận xuất rừng.

* Dự báo tác động về kinh tế.

Đối với những mô hình trồng Keo lá liềm, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên lợi nhuận thuần bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí xây dựng mô hình.

2.4.2.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 -2011

Đề tài tiến hành sử dụng mô hình phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) để tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2011 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)