- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Để có được số liệu phục vụ viết luận văn, đề tài tiến hành thu thập số liệu tại các cơ quan ban ngành của huyện Phúc Thọ như: UBND huyện Phúc Thọ, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất …. với các số liệu cụ thể như:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai có liên quan đến công tác đấu giá đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
- Số liệu liên quan đến các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, cơ sở pháp lý, tổ chức thực hiện, kết quả đấu giá.
- Các văn bản có liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất và các tài liệu có liên quan.
Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo các tài liệu, thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Để có được đánh giá của người dân và cán bộ quản lý đất đai về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tác giả thiết kế phiếu điều tra để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng tham gia đấu giá và cán bộ quản lý. Số lượng các hộ được chọn ngẫu nhiên dựa trên công thức chọn mẫu của Yanme như sau:
N n =
1 + N*(e)2
Trong đó:
n: Số lượng phiếu cần điều tra
N: Tổng số giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất e: Là sai số cho phép (e = 15%) (Lê Huy Bá, 2006)
Với số lượng các hộ trúng đấu giá của 3 dự án tương ứng là 9 hộ, 26 hộ và 64 hộ thì số phiếu tiến hành điều tra của 3 dự án tương đương là: 7 hộ, 16 hộ và 27 hộ. Tổng số hộ thực tế điêu tra phỏng vấn là 50 hộ. Ngoài ra đề tài còn phỏng vấn 20 người cán bộ quản lý trực tiếp thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Nội dung phiếu điều tra tập trung vào những vấn đề sau: Thông tin cơ bản về người tham gia đất giá và cán bộ. Các nội dung phỏng vấn đánh giá về công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; trong quá trình đấu giá, sau quá trình tổ chức và ý kiến của người được phỏng vấn tham gia đấu giá về: quy trình, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, tính công khai, minh bạch, hiệu quả triển khai công tác đấu giá quyền sử dụng đất….