Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 43)

Để có được cái nhìn khách quan về công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Phúc Thọ, tác giả đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, là các nhà Khoa học, các nhà quản lý để có căn cứ đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên - KTXH tại huyện Phúc Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phúc Thọ là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, nằm trên trục quốc lộ 32 đi Sơn Tây.

- Phía Bắc giáp sông Hồng, là ranh giới của huyện với tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Nam giáp huyện Thạch Thất;

- Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đan Phượng, Quốc Oai; - Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.

Diện tích đất tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 11.863,24 ha được chia ra làm 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn.

Huyện Phúc Thọ có vị trí tiếp giáp với Thị xã Sơn Tây, đây là trung tâm văn hoá, kinh tế, đô thị,... lớn phía Tây của Thành phố Hà Nội; cách khu du lịch Đồng Mô và Làng Văn hoá các dân tộc 40 km. Đặc biệt có tuyến đường Quốc lộ 32 chạy qua trên địa bàn với chiều dài 16 km đã được đầu tư nâng cấp, tỉnh lộ 421 đi huyện Quốc Oai và tỉnh lộ 419 đi khu Công nghệ cao Hoà Lạc, tỉnh lộ 418 đi qua nối từ phía Bắc thành phố Hà Nội qua huyện Phúc Thọ đến thị xã Sơn Tây .... Với vị trí địa lý như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hoá với các huyện khác của Thành phố Hà Nội nói riêng và các tỉnh khác trong vùng đồng bằng Bắc bộ nói chung.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Phúc Thọ

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Phúc Thọ thuộc đồng bằng sông Hồng, địa hình bằng phẳng, mức chênh lệch độ cao giữa các vùng không đáng kể.

Địa hình có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phần lớn diện tích canh tác của huyện Phúc Thọ là bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu,...

3.1.1.3. Khí hậu

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh, mưa ít.

28,8oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) 15,9oC, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 40oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4,5oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.839 mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8 và tháng 9 chiếm 75% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tháng cao nhất 335,29 mm (vào tháng 8), lượng mưa thấp nhất 17,8 mm (vào tháng 12).

Độ ẩm không khí hàng năm bình quân 84%, độ ẩm trung bình cao nhất 87% và độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 81%.

Số giờ nắng trung bình hàng năm 1.617 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm.

Có hai hướng gió thịnh hành trong năm: gió Đông Bắc khô lạnh vào mùa đông, gió Đông Nam vào mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều. Các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn của Phúc Thọ gồm 3 sông: sông Hồng, sông Đáy và sông Tích

Sông Hồng chạy dọc ranh giới giữa huyện Phúc Thọ với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 12 km. Dòng chảy hàng năm của sông Hồng vào khoảng 115  137 tỷ m3 (dòng chảy trung bình năm khoảng 3.600 m3/s tại Sơn Tây). Ngoài ra, sông Hồng có hàm lượng phù sa tương đối lớn. Mùa lũ hàm lượng phù sa trung bình trên dưới 1,0 kg/m3 nước, ngày lớn nhất có thể đạt trên 5 kg/m3. Đây là nguồn phù sa bồi đắp cho đất sản xuất nông nghiệp vùng bãi của huyện Phúc Thọ.

Sông Đáy chạy dọc phần lãnh thổ phía Nam của huyện, bắt nguồn từ sông Hồng tại Xuân Phú và chảy qua 11 xã Xuân Phú, Võng Xuyên, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Môn, Ngọc Tảo, Thanh Đa, Tam Thuấn, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp. Hiện nay sông đã được khôi phục để lấy nước tưới cho sản xuất.

Sông Tích Giang chạy cắt ngang phần lãnh thổ phía Tây Bắc huyện theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đến địa phận xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Thị trấm Phúc Thọ. Cùng với sông Hồng, sông Đáy là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời cũng là hệ thống tiêu thoát nước cho phần lớn các xã trong huyện.

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng. Đê sông Hồng có cao trình mặt đê 10,2 m, cao hơn mức báo động cấp II (7,4 m) 2,8 m. Mực nước các sông nội đồng đều có thể điều chỉnh bằng hệ thống các trạm bơm, tuy nhiên, các xã thuộc vùng phân lũ và chậm lũ chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ dòng chảy sông Hồng, luôn có nguy cơ ngập lụt khi nước sông Hồng lên tới báo động cấp III.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện Phúc Thọ chủ yếu là đất phù sa và được chia ra làm hai loại là đất phù sa được sông Hồng bồi đắp hàng năm diện tích đất này nằm chủ yếu ở ngoài đê. Diện tích đất phù sa bồi đắp nằm chủ yếu ở các xã có sông Hồng chảy qua là: Cẩm Đình, Xuân Phú, Sen Chiểu, Phương Độ, Vân Nam, Vân Phúc Vân Hà, Hiệp Thuận.

Thứ hai là đất phù sa không được bồi: Nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông Hồng. Đây là loại đất phù sa mầu mỡ, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.

Ngoài ra trên địa bàn xã Trạch Mỹ Lộc, xã Tích Giang còn một số diện tích đất đỏ và và đất Feralit.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu có ở các hồ và các sông qua các xã. Huyện Phúc Thọ có ba con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đáy và sông Tích. Đây là nguồn nước cung cấp chính cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước chính cho các xã trong huyện. Sông Hồng chảy qua địa phận

huyện Phúc Thọ theo hướng Tây sang Đông có chiều dài 16,8 km cung cấp nguồn nước rất lớn. Về mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 và nhất là từ tháng 7 tháng 8 nước sông lên to có năm lên đến báo động số 4. Sông Hồng không những cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho hầu hết diện tích đất canh tác của các xã vùng đồng nhờ trạm bơm Phù Sa, một phần đất vùng bãi nhờ trạm bơm Xuân Phú. Sông Hồng còn là giao thông đường thủy quan trọng và thuận lợi.

Sông Đáy là một nhánh của sông Đáy chảy qua huyện Phúc Thọ ở phía Nam có chiều dài là 14,5 km, là nguồn nước tưới, tiêu cung cấp cho một số xã vùng bãi như Thanh Đa, Tam Thuấn, Liên Hiệp, Hiệp Thuận. Việc xây dựng đập Đáy ở phía Nam cầu Phùng để chủ động cho việc phòng chống úng lũ.

Sông tích nằm ở phía Tây của huyện chảy từ theo hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam, phần chảy qua huyện dài 12 km. Sông Tích bắt nguồn từ các suối của vùng núi Ba Vì. Sông Tích dài và nhỏ lại khúc khuỷu, dòng sông chảy không mạnh nên Nhân dân ven sông có thể dùng thuyền bè đánh cá và làm phương tiện giao thông thuận lợi. Ngoài ra sông Tích còn có chức năm tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác cho các xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Thọ Lộc, Phúc Hòa, thị trấn Phúc Thọ.

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng. Đê sông Hồng có cao trình mặt đê 10,2 m, cao hơn mức báo động cấp II (7,4 m) 2,8 m. Mực nước các sông nội đồng đều có thể điều chỉnh bằng hệ thống các trạm bơm, tuy nhiên, các xã thuộc vùng phân lũ và chậm lũ chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ dòng chảy sông Hồng, luôn có nguy cơ ngập lụt khi nước sông Hồng lên tới báo động cấp III.

- Nguồn nước ngầm: Tầng nước ngầm ở các địa phương của huyện Phúc Thọ có độ sâu dao động trong khoảng từ 5 đến 55 m, nước ngầm sạch có ở độ sâu từ 15 – 55 m qua các tầng cát trắng cát vàng sỏi cuội là có thể khai thác tốt nhất. Nước đảm bảo chất lượng và có thể khai thác lâu dài.

Phúc Thọ là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu có nguồn đất sét làm gạch, ngói và cát sỏi xây dựng. Các tài nguyên này có ở khu vực xã Thanh Đa, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Long Xuyên, Võng Xuyên (đất sét làm gạch ngoái) và các xã ven sông Hồng như Sen Chiểu, Xuân Phú, Vân Nam, Vân Phúc, Vân Hà có tài nguyên vật liệu xây dựng cát sỏi.

3.1.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên a. Thuận lợi

- Điều kiện thời tiết thuận lợi, thảm thực vật phong phú phù hợp với cuộc sống dân cư. Huyện Phúc Thọ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, đô thị hoá nhanh, tiềm năng đất đai sẽ trở thành nguồn lực cho đầu tư phát triển và là yếu tố thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

- Huyện Phúc Thọ là vùng giao thoa giữa các nền văn hoá do vậy thừa hưởng các tinh hoa văn hoá dân tộc cũng như chọn lọc những tinh hoa văn hoá của các tỉnh khác tạo nên một bản sắc văn hoá quý báu. Trên địa bàn huyện có nhiều điểm di tích có giá trị văn hoá và du lịch do vậy có nhiều tiềm năng có thể khai thác cho phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ.

- Có nguồn lao động dồi dào với độ tuổi trẻ, siêng năng lao động, thông minh sáng tạo, có tinh thần cộng đồng gắn bó và có truyền thống văn hoá lâu đời rất thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới, nhất là trong bối cảnh đang đô thị hoá, công nghiệp hoá.

b. Khó khăn

- Việc cắt giảm đầu tư, chi tiêu công làm nhiều công trình, dự án đang đầu tư dở dang phải dừng, giãn, hoãn tiến độ đầu tư so với dự kiến, nhiều dự án thu hút đầu tư do các nhà đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn cũng triển khai chậm, năng lực mới tăng thêm của ngành xây dựng đạt thấp.

- Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và thời tiết; sản xuất công nghiệp quy mô còn nhỏ bé, trình độ công nghệ

chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.

- Việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt thấp so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu đầu tư của thành phố, cơ sở hạ tầng tuy có nhiều thay đổi song vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các xã ngoại thành.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế xã hội

Theo kết quả báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2019 của huyện Phúc Thọ:

- Tổng giá trị sản xuấtước đạt 414,56 tỷ đồng.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp lần lượt là: 43,99% - 34,62% - 21,39%.

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ năm 2019

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện ước đạt 50 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.1 Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản

Giá trị sản xuất ước thực hiện đạt 3.980 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 107,3% KH đề ra; tổng mức lưu chuyển

hàng hóa và dịch vụ năm 2019 ước đạt 4.700 tỷ đồng, tăng 13,35% so với cùng kỳ, đạt 101,7% KH đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện, kết quả năm 2019 kiểm tra, xử lý 109 vụ với số tiền xử phạt hành chính là 290.125.000 đồng giá trị hàng tịch thu sung quỹ và tiêu hủy là 309.000.000 đồng.

3.1.2.2. Về thương mại - dịch vụ:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 292,6 tỷ đồng, đạt 80% dự toán, bằng 83% so với năm 2018; tổng thu ngân sách ước thực hiện 1.444 tỷ đồng, đạt 122% dự toán Thành phố giao, 94% so với dự toán HĐND huyện giao, bằng 117% so với năm 2018; tổng chi ngân sách ước thực hiện 1.403,2 tỷ đồng, đạt 98 % dự toán; tổng nguồn vốn đầu tư công 587.745 triệu đồng, kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2019: ước đạt 74% kế hoạch vốn giao năm 2019; tất toán, đóng mã số dự án ước thực hiện 100 dự án.

3.1.2.3. Sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng 10.469 ha, đạt 87% KH. Năng suất lúa bình quân đạt 61,9 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực 45.809 tấn. Tiếp tục mở rộng mô hình nhà màng, nhà lưới để trồng các loại rau và hoa trái vụ có giá trị kinh tế cao. Mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ; sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân; khảo nghiệm các giống lúa tiến bộ kĩ thuật mới; trồng chuối VietGAP; sử dụng nấm xanh phòng trừ bọ rầy hại lúa...

Chăn nuôi tiếp tục được quan tâm, chú trọng, tổng đàn trâu bò 7.085 con ( bằng 96% so với cùng kỳ), sản lượng 861 tấn; đàn lợn 56.683 con bằng 61% so với cùng kỳ, sản lượng 5.871 tấn, Gia cầm 1.489.000 con (bằng 135,1% so với cùng kỳ), sản lượng 6.873 tấn; diện tích nuôi trồng thuỷ sản 620.95 ha, sản lượng 4.580 tấn.

3.1.2.4. Công tác giáo dục và đào tạo

Qui mô phát triển giáo dục tiếp tục ổn định; toàn huyện có 99 cơ sở giáo dục trực thuộc; đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên các bậc học được quan

tâm kiện toàn, bổ sung kịp thời, từng bước chấn chỉnh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường.

3.1.2.7. Công tác y tế

Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng, chỉ đạo các đơn vị y tế, ban, ngành có liên quan lập kế hoạch và chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt chú trọng giám sát, phát hiện sớm ca bệnh dịch tại cộng đồng, không để dịch bùng phát.

3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; được sự chỉ đạo của Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, sự chỉ đạo cụ thể của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện và sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất, Uỷ ban nhân dân huyện đã kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường của huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường và cải cách thủ tục hành chính.

3.2.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai

3.2.1.1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/2/2014 UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 43/KH- UBND về việc về triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)