Biện pháp bảovệ quyền của người laođộng thôngqua xửphạt viphạm của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (Trang 60 - 61)

7. Bố cục của Luận án

3.2.4. Biện pháp bảovệ quyền của người laođộng thôngqua xửphạt viphạm của cơ quan quản lý nhà nước

3.2.4.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động thông qua xử phạt vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước

Trong việc thực hiện các QHLĐ, tình trạng vi phạm HĐLĐ thường xuyên xảy ra với những tính chất, mức độ phạm vi khác nhau. Đặc biệt là những hành vi vi phạm từ phía NSDLĐ sẽ làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ được pháp luật bảo vệ. Với tư cách là công cụ pháp lý quan trọng, nhằm bảo vệ NLĐ trước những hành vi vi phạm của NSDLĐ, pháp luật Việt Nam về cơ bản đã xây dựng được hệ thống các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm mục đích xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với NSDLĐ trong trường hợp họ có những hành vi xâm phạm đến quyền của NLĐ. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã được ban hành. Hoạt động quản lý nhà nước về lao động thông qua cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động đã được BLLĐ năm 2019 quy định (Khoản 5, Điều 212 BLLĐ). Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Những quy định trên đã tạo dựng được hành lang pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các hành vi vi phạm có liên quan đến lĩnh vực lao động,

nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của NLĐ.

Có thể đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ thông qua biện pháp xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước ở những nội dung chính sau:

Thứ nhất, pháp luật đã xác định rõ các đối tượng bị xử phạt đối với hành vi vi phạm đến các quyền của NLĐ. Điều này được thể hiện ngay trong Điều 2, Nghị định số12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ, theo đó NSDLĐ và các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm của mình. Việc xác định rõ đối tượng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động một mặt vừa bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Mặt khác, thông qua việc xử phạt sẽ góp phần vào việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền đối với NLĐ của NSDLĐ.

Thứ hai, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về các hành vi vi phạm của NSDLĐ. Nghị định số 12/2022/NĐ-CP đã quy định một cách đầy đủ, chi tiết về những hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động. Như quy định xử phạt vi phạm đối với NSDLĐ về các hành vi phạm về tuyển, quản lý lao động (Điều 8); vi phạm quy định về giao kết HĐLĐ (Điều 9); vi phạm về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt HĐLĐ (Điều 12); vi phạm về đối thoại tại nơi làm việc (Điều 15); vi phạm về TLTT, TƯLĐTT (Điều 16)… Từ đó cho thấy rằng các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã được pháp luật cụ thể hóa một cách đầy đủ và cơ bản hoàn chỉnh.

Thứ ba, pháp luật đã xác định rõ thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động, bao gồm: Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh [5, Điều 49]; Thanh tra lao động [5, Điều 50]; Cục trưởng Cục quản lý lao động nước ngoài [5, Điều 51]; Cục trưởng Cục an toàn lao động [5, Điều 52]; Cơ quan Bảo hiểm xã hội [5, Điều 53] và thẩm quyền của một số cơ quan khác cũng có thể tiến hành việc xử phạt. Như vậy, có nhiều chủ thể khác nhau được pháp luật cho phép áp dụng các biện pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Thứ tư, pháp luật đã quy định các hình thức xử phạt áp dụng đối với các hành vi vi phạm. Theo đó tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động có thể bị áp dụng hình thức phạt chính (bao gồm cảnh cáo hoặc phạt tiền) và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung khác như tịch thu các loại giấy phép, đình chỉ các hoạt động nghề nghiệp có liên quan (Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, chủ thể là NSDLĐ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như là buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của NLĐ; buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ hoặc đã thu của NLĐ cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của NLĐ; buộc giao kết HĐLĐ với NLĐ hoặc giao kết đúng loại hợp đồng với NLĐ; buộc nhận NLĐ trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc; buộc xin lỗi công khai đối với NLĐ và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho NLĐ trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể NLĐ đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế (Điều 4, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP). Với những quy định đó sẽ là những đảm bảo pháp lý quan trọng trong việc ràng buộc trách nhiệm, hạn chế và đẩy lùi các vi phạm của NSDLĐ đối với NLĐ – một chủ thể cần được bảo vệ trong QHLĐ.

3.2.4.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động thông qua xử phạt vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước

Trong những năm qua hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt đối với các hành vi vi phạm của NSDLĐ là hoạt động thường xuyên của cơ quan chức năng. Mục đích chính, chủ yếu của các hoạt động này nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, NSDLĐ. Qua đó, góp phần hiệu quả trong việc bảo vệ các quyền của NLĐ đã được Hiến pháp và pháp luật quy định. Cụ thể, trong hoạt động tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động. Tổ chức Thanh tra lao động và QHLĐ được thành lập ở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ở các tỉnh, thành phố. Toàn ngành hiện nay có gần 500 cán bộ thanh tra, ngoài việc thanh tra lao động còn làm nhiệm vụ thanh tra các hoạt động khác của ngành. Hàng năm thanh tra lao động tiến hành thanh tra từ 3000 đến 5000 cuộc/năm xử phạt hàng chục tỷ đồng đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động [43]. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế của cả nước trong năm 2018, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố đã thực hiện 490 cuộc thanh tra chuyên ngành lao động và bảo hiểm xã hội, ban hành 470/490 kết luận thanh tra với 1.948 kiến nghị yêu cầu doanh nghiệp thực hiện. Đặc biệt, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành 168 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 3,376 tỷ đồng và đã có 126/168 trường hợp đóng phạt với số tiền 2,235 tỷ đồng. Đồng thời, cơ quan này cũng đã ra 13 quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 44 quyết định xử phạt lĩnh vực lao động với tổng số tiền 6,329 tỉ đồng, trong đó có 19 trường hợp do thanh tra sở lập biên bản vi phạm hành chính [153]. Qua những số liệu cụ thể đó cho thấy, biện pháp xử phạt vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng và được xem là một trong những công cụ hữu hiệu và cần thiết trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong QHLĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w