Định hướng hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về bảovệ quyền của người laođộng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (Trang 73)

7. Bố cục của Luận án

4.1. Định hướng hoàn thiện phápluật và nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về bảovệ quyền của người laođộng

Việt Nam đang ở trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới tác động mạnh mẽ của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc tham gia các FTA thế hệ mới, cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối và chính sách đúng đắn phù hợp với xu thế hội nhập trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Việc Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới tạo những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là sự thay đổi trong tính chất của các QHLĐ làm công – ăn lương, lao động làm thuê sẽ tiếp tục phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu. Tính chất giữa chủ - thợ và sự khác biệt giữa các bên về lợi ích trong QHLĐ sẽ ngày càng rõ rệt, đậm nét. Tình trạng NLĐ bị cưỡng bức, ép buộc, bóc lột, ức hiếp chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cải thiện. Bên cạnh đó, với những hình thức mới của quan hệ việc làm, cùng với đó là sự gia tăng của lao động di cư giữa các quốc gia, giữa các vùng, miền khác nhau cũng sẽ làm cho QHLĐ trở nên phức tạp và đa dạng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, đã có sự chuyển dịch môi trường hoạt động quản lý của Nhà nước từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới việc số lượng, tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm đến. QHLĐ và NLĐ ở các khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Có sự đa dạng và linh hoạt trong các hình thức sử dụng lao động theo nhu cầu của thị trường, trong đó có những hình thức mới như là lao động bán thời gian, cho thuê lại lao động... sẽ tác động lớn đến các QHLĐ. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều dấu hiệu thể hiện sự mất cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề của xã hội nảy sinh nhưng chưa thể giải quyết ngay được sẽ ảnh hưởng đến QHLĐ ở nước ta.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới phát triển nhanh chóng, đang làm thay đổi mô hình quản trị nhân sự và QHLĐ, tác động rất lớn đến QHLĐ tại nơi làm việc. Trong khi đó, năng lực tiếp cận kinh tế số, quản trị số của Nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế; các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ còn thấp; mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế hoặc còn tham gia ở những công đoạn giản đơn. Việt Nam vẫn đang là một quốc gia đang phát triển, trình độ phát triển đang ở mức hạn chế, nhu cầu về các nguồn lực xã hội và việc làm là rất lớn, có sự chênh lệch giữa các vùng miền khác nhau, xu hướng phân hóa giàunghèo ngày càng rõ rệt. Vì vậy, việc thu hút các nguồn đầu tư, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho NLĐ và bảo vệ môi trường sẽ là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu mà Nhà nước cần phải giải quyết. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, thu nhập của đại bộ phận NLĐ. Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng triệu NLĐ rơi vào tình trạng thất nghiệp, giảm giờ làm, giảm tiền lương và lâm vào hoàn cảnh đói, nghèo. Sự tổn thất thu nhập của NLĐ dẫn đến sự sụt giảm các chỉ tiêu của hàng hóa và dịch vụ, khả năng duy trì hoạt động của các doanh nghiệp và những khó khăn đảm bảo khả năng phục hồi của nền kinh tế trong thời gian đến.

Từ những yếu tố vừa nêu có thể thấy, Việt Nam sẽ có những cơ hội nhưng đồng thời cũng ẩn chứa không ít những khó khăn và thách thức đối với hoạt động bảo vệ quyền của NLĐ trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, yêu cầu phải đổi mới và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết ở cả phương diện pháp luật và thực thi pháp luật trong bối cảnh Việt Nam gia nhập của Hiệp định CPTPP. Khi hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của NLĐ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP phải bảo đảm các định hướng sau đây:

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người lao động trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w