Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của giới trẻ tại thành phố hồ chí minh trong ngày hội mua sắm (Trang 29 - 30)

Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) (Davis, 1989) chuyên sử dụng để dự đoán hành vi chấp nhận và sử dụng công nghệ. Đây là mô hình được phát triển dựa trên lý thuyết về lý luận hành động TRA gồm 5 yếu tố chính như: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, thái độ, ý định và hành vi sử dụng trong việc chấp nhận và sử dụng công nghệ của người dùng.

Hình 2-7. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

(1) Biến bên ngoài (Biến ngoại sinh): Đây là biến có ảnh hưOng đến nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness - PU) và nhận thức về Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Ease of Use- PEU);

(2) Nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness –PU): Người sử dụng chắc chắn nhận thấy r•ng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả/ năng suất làm việc của họ đối vPi một công việc cụ thể (Davis, 1985, M.Y., 2009). Biến này bao gồm: Giao tiếp (Communication), chất lượng hệ thống (System quality), Chất lượng thông tin (Information quality), Chất lượng dịch vụ (Service quality), Sự phù hợp giữa công nghệ và công việc (Task- Technology fit);

(3) Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use- PEU): Là mức độ dễ dàng mà người dùng mong đợi khi sử dụng hệ thống. Việc một người sử dụng tin vào khả năng thực thi một công việc trên máy tính một cách dễ dàng tùy thuộc rất nhiều vào thiết kế giao diện, các chương trình huấn luyện cách sử dụng, ngôn ngữ thể hiện, phần mềm cài đặt trên máy tính;

(4) Thái độ hưPng đến việc sử dụng: Là thái độ hưPng đến việc sử dụng một hệ thống được tạo lập bOi sự tin tưOng về sự hữu ích và dễ sử dụng.“Là cảm giác tích cực hay tiêu cực (Có tính ưPc lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu”. TAM thừa nhận r•ng hai yếu tố Nhận thức sự hữu ích và Nhận thức tính dễ sử dụng là nền tảng quyết định sự chấp nhận của người dùng đối vPi hệ thống. Tầm quan trọng của hai yếu tố vừa nêu dựa trên phân tích từ nhiều khía cạnh như: Thuyết mong đợi, Thuyết quyết định hành vi;

(5) Dự định sử dụng: Là dự định của người dùng khi sử dụng hệ thống. Dự định sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng thực sự. Nhận thức sự hữu ích là yếu tố quyết định việc con người sử dụng máy tính và Nhận thức tính dễ sử dụng là yếu tố quyết định đặc thù thứ hai dẫn đến việc con người sử dụng máy tính (David, 1989).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi mua hàng trực tuyến của giới trẻ tại thành phố hồ chí minh trong ngày hội mua sắm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)