Định hướng sử dụng đất cho các loại sử dụng đất bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 100 - 103)

Để phát triển các cây trồng bền vững đã xác định cho huyện Mai Sơn (ngô, mía, sắn, cà phê chè và cây ăn quả) một cách hiệu quả và bền vững cần có định hướng rõ về diện tích, lộ trình phát triển và giải pháp thực hiện. Với địa bàn vùng núi như huyện Mai Sơn, việc giữ rừng trên đất dốc là rất quan trọng. Mai Sơn có tới 17 hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn, có giữ được rừng mới giữ được nước. Hơn nữa huyện có tới 31.898,43 ha có độ dốc trong khoảng 20 - 25° và 39.446,46 ha có độ dốc > 25o nếu không giữ được rừng nguy cơ sạt lở, xói mòn sẽ rất cao. Chính vì vậy, trong định hướng tới năm 2025 diện tích rừng của huyện sẽ giữ nguyên, không chuyển đổi sang mục đích khác.

Để đảm bảo an ninh lương thực, diện tích đất lúa nước (nhất là đất lúa hai vụ được tưới chủ động sẽ được giữ nguyên, riêng đất ruộng bậc thang canh tác nhờ nước trời trước chỉ trồng 1 vụ lúa mùa có thể chuyển sang trồng 1 vụ lúa mùa một vụ ngô thu.

Diện tích ngô một vụ sẽ giảm nhường chỗ cho cây ăn quả và cà phê chè. Tuy diện tích ngô giảm nhưng theo tính toán, nếu ta thay thế các giống ngô hiện tại bằng các giống mới năng suất ngô sẽ tăng 1,3 lần. Đồng thời việc đưa các giống ngô ngắn ngày vào sản xuất sẽ tạo điều kiện cho việc tăng vụ do đó sản lượng ngô của cả huyện sẽ không giảm.

Mía và sắn xác định là chỉ duy trì diện tích nhưng sẽ áp dụng các giống mới, các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng nông sản. Cây cà phê đang chứng minh được hiệu quả ở vùng đất Mai Sơn, các kỹ thuật canh tác tiên tiến được áp dụng đã giảm nguy cơ tác động của khô hạn và sương muối. Với điều kiện đất đai hiện có, với các cơ sở chế biến cà phê đã và đang được nâng cấp, với định hướng phát triển cà phê chè của Sơn La, năm 2025 diện tích cà phê chè ở Mai Sơn có thể tăng đến 10.000 ha.

Bảng 3.29. Định hướng phát triển các loại sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Loại sử dụng đất Diện tích năm 2017, ha Diện tích đất ở mức thích hợp S1 và S2, ha (không tính rừng) Diện tích định hướng đến năm 2025, ha Địa điểm

Ngô 19.661,00 12.681,35 12.400 Các xã trong cả hai tiểu vùng

Mía 6.085,00 9.683,30 6.000

TV1: Thị Trấn Hát Lót, xã Cò Nòi, Mường Bằng, Chiềng

Chăn, Mường Bon. LMU: 26, 32, 67, 69, 75, 78, 100, 101

TV2: Chiềng Lương, Nà Bó,

Chiềng Ve. LMU: 12, 32, 70, 78, 101

Cà phê chè 6.353,00 22.279,97 10.000

TV1: Mường Bằng, Chiềng Mung, Mường Bon, Chiềng Mai, LMU: 12, 13, 26, 28, 32, 75, 101, 102 TV2: Chiềng Ban, Chiềng

Chung, Chiềng Ve. LMU: 12, 16, 74, 101

Sắn 3.450,00 15.692 3.200

TV1: Chiềng Chăn, Chiềng Mung, Hát Lót, Chiềng Lương. TV2: Chiềng Chung, Chiềng

Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Nà Ớt và Tà Hộc.

Cây ăn quả 2.804,00 24.507,46 14.000 Xoài: TV1 (Chiềng Mung, Mường Bon, Hát Lót, Cò

Nòi).

+ Xoài 1.139,00 4.000 LMU 12, 13, 26

Nhãn: TV1 (Thị Trấn, Mường Bằng, Chiềng Mung, Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi). LMU: 12, 13,70

Cây ăn quả tuy có diện tích thích hợp lên tới 24.507 ha nhưng tới năm 2025 chỉ nên phát triển ở mức 15.000 ha trong đó xoài và nhãn có diện tích tương ứng là 4.000 và 3.000 ha. Đây là hai cây trồng đã có thương hiệu, có đầu ra ổn định và có cơ sở chế biến nước quả đảm bảo thu mua toàn bộ sản lượng cho bà con nông dân. Xoài chỉ phát triển chủ yếu ở TV 1 trong khi đó nhãn có thể trồng ở cả hai tiểu vùng. Diện tích trồng cây ăn quả và cà phê chè tăng chủ yếu do chuyển từ đất ngô hè và đất nương rẫy sang. Trong số gần 5.000 ha tăng xoài và nhãn trồng mới sẽ có hơn 3.000 ha trồng xen với cà phê và 2.000 ha trồng thuần.

Trên cơ sở tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp của các cây trồng bền vững, hiện trạng rừng, định hướng pháp triển chung của huyện, diện tích phát triển các cây trồng bền vững được xác định và thể hiện trong bảng 3.29.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)