Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 34 - 37)

Việt Nam

Từ năm 2008 trở về trước nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo quy mô nhỏ, đa dạng sản phẩm, tính định hướng thấp. Tại Hội nghị VII Trung ương Đảng khóa 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn vào ngày 05/8/2008 (gọi tắt là Nghị quyết Tam Nông) đã đưa ra định hướng hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, phát triển nông thôn và sinh kế của nông dân. Một trong những mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2020 Việt Nam sẽ xây dựng một ngành nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại và ổn định với sản xuất bền vững quy mô lớn, năng suất cao, chất lượng và hiệu quả tốt, khả năng cạnh tranh cao cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm đảm bảo an ninh lương thực...

Cùng với Tam Nông, và được thúc đẩy bởi sự tăng giá lương thực thế giới trong thời gian 2007 - 2009, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 63/2009/NQ- CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vào ngày 23/12/2009. Các mục tiêu của Nghị quyết bao gồm: bảo đảm nguồn cung cấp lương thực cho vấn đề an ninh lương thực quốc gia trung hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và đặt dấu chấm hết cho tình trạng thiếu lương thực và nạn đói; cải thiện cơ cấu tiêu dùng và chất lượng thực phẩm và đẩy mạnh thâm canh lúa; đảm bảo các nhà sản xuất gạo thu được lợi nhuận cao hơn. Nhằm đáp ứng các mục tiêu này, chính phủ đã đưa ra nghị định 42/2012/NĐ- CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa nhằm bảo vệ 3,8 triệu ha diện tích đất lúa để đạt 41 - 43 triệu tấn gạo, cung cấp đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo mỗi năm.

Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2019 ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2018. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, giảm 5,3%; Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hong Kong, Mỹ, EU, ASEAN và Nhật Bản. Trong năm 2019, Các mặt hàng nông sản chính đã xuất khẩu được như sau: đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu ước đạt 6,34 triệu tấn và 2,79 tỷ USD; Giá trị xuất khẩu mặt hàng rau quả ước đạt 3,74 tỷ USD; Khối lượng chè xuất khẩu đạt 136 nghìn tấn và 235 triệu USD; xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,5 triệu tấn tương ứng với 973 triệu USD; xuất khẩu cà phê đạt 1,59 triệu tấn và 2,75 tỷ USD; xuất khẩu hồ tiêu ước đạt 284.000 tấn và 715 triệu USD (Đỗ Hương, 2020).

Ở Việt Nam cũng đã hình thành những vùng nông sản bền vững với diện tích trồng tập trung, có đầu tư cho chế biến và xây dựng thương hiệu. Với cây ăn quả có thể nói tới các vùng trồng tập trung, có thương hiệu như: bưởi da xanh, chôm chôm của Bến Tre, thanh long Bình Thuận; vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn; nhãn lồng Hưng Yên; cam Cao Phong, cam Hàm Yên Tuyên Quang; Cà phê Đắc Lắc; Ngô Sơn La; Hoa Đà Lạt; Hồ tiêu Phú Quốc...

Cuối năm 2018 Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư 37/2018/TT- BNNPTNT về danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp quốc gia. Theo danh mục ban hành, 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia gồm các sản phẩm: 1- Lúa gạo; 2 - Cà phê; 3- Cao su; 4- Điều; 5- Hồ tiêu; 6- Chè; 7- Rau, quả; 8- Sắn và sản phẩm từ sắn; 9- Thịt lợn; 10- Thịt và trứng gia cầm; 11- Cá tra; 12- Tôm; 13- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các học giả nghiên cứu tìm hiểu về đất và tài nguyên đất, giống cây trồng, vật nuôi để từ đó đưa ra những mô hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững. Đó là tiền đề cho quá

trình sản xuất nông nghiệp bền vững. Một loạt chính sách quy hoạch định hướng phát triển nông sản bền vững đã được chính phủ và các bộ, ban ngành phê duyệt triển khai là những căn cứ pháp lý để phát triển các vùng trồng cây bền vững của Việt Nam. Cụ thể như:

+ Quyết định số 750 QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

+ Quyết định số 1987 QĐ-BNN-TT ngày 21/08/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; ”[3]

+ Quyết định số 124 QĐ-TTg ngày 02/6 /2012 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

+ Quyết định số 1648 QĐ-BNN-TTg ngày 17/07/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Phê duyệt Quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến năm 2020;

+ Quyết định số 1442/QD-BNN-TT, ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;[2]

+ Quyết định số 1134 QĐ-BNN-TCLN ngày 05/04/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về Phê duyệt “Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030

Có thể thấy muốn xây dựng các vùng sản xuất nông sản bền vững cần có sự phát triển đồng bộ về quy mô sản xuất, phương thức sản xuất, cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản, phát triển thương hiệu, đang dạng hóa sản phẩm. Để tạo tiền đề cho phát triển sản xuất theo quy mô lớn năm 2013 luật đất đai đã được sửa đổi cho theo hướng tăng quy mô hạn điền và thời gian thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Hàng loạt chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, ưu đãi

vay vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp đã được chính phủ phê duyệt đã và đang tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 34 - 37)