Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 46 - 50)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Theo UBND huyện Mai Sơn (2018), địa giới hành chính của huyện nằm trong tọa độ từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc; từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên;

-Phía bắc giáp huyện Mường La;

-Phía Tây giáp huyện Thuận Châu, Sông Mã;

-Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).

Huyện Mai Sơn có 01 thị trấn Hát Lót và 21 xã. Mai Sơn có 03 tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn huyện (Quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 4G), trong đó tuyến Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 35 km là vùng động lực dọc trục Quốc lộ 6. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển KTXH, quốc phòng an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển của huyện Mai Sơn khoảng 800 - 850 m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000 - 1.200 m so với mực nước biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700 m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp. Địa hình của huyện Mai Sơn phân bố theo các vị trí như sau:

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu

Huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 sang năm. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 - 10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 210C.

Tổng lượng mưa bình quân 1.410 mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 24% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa 145 ngày. Độ ẩm trung bình là 80,5%. Tổng số giờ nắng là 1.940 ngày.

b. Thủy văn

Ngoài dòng sông Đà chạy qua huyện với chiều dài 24 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Tà Vắt, Suối Quét, Huối Hạm, Nậm Mua, suối Căm... với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác, mật độ sông suối khoảng 0,7 km/km2.

Do địa hình của huyện chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngắn và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên tính đa dạng về chế độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Mùa cạn kiệt nước trùng với mùa khô lưu lượng nước nhỏ. Mùa lũ trùng với mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy cao, lượng nước tập trung thường gây ra lũ quét, lũ ống ánh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3.4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của huyện Mai Sơn hiện là 142.670,58 ha, diện tích phân loại theo mục đích sử dụng được thống kê trong bảng 4.5. Phần lớn đất này đã được đưa vào sử dụng, còn 35.115,61 ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm tới 24,61% diện tích tự nhiên. Kết quả chỉnh lý lại bản đồ đất cho huyện Mai Sơn tỷ lệ 1/50.000 cho thấy, theo phân loại đất của Việt Nam, đất huyện Mai Sơn thuộc 5 nhóm đất là nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng và nhóm đất thung lũng dốc tụ. Diện tích và tỷ lệ các loại đất thuộc đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng của huyện Mai Sơn năm 2017 được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp các loại đất của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ĐVT: ha Loại đất hiệu Diện tích, (ha) Tỉ lệ (%) I. Đất đỏ vàng F 1. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 8.286,81 6,11 2. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất Fs 42.041,23 31,00 3. Đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính Fk 3.975,60 2,93 4. Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 17.038,71 12,57 5. Đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung

tính Fu 24.630,40 18,16

II. Đất mùn vàng đỏ trên núi H

6. Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và biến chất Hs 38.165,92 28,15

III.Đất thung lũng D

7. Đất dốc tụ D 266,33 0,20

IV. Đất đen R

8. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat Rdv 263,53 0,19

V. Đất phù sa P

9. Đất phù sa ngòi suối Py 935,96 0,69

Tổng diện tích điều tra 135.604,50 100,00

b. Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật

Huyện Mai Sơn nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam là nơi hội tụ và giao thoa của nguồn thực vật, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện; thực vật di cư Malaysia - Indonesia và thực vật Hymalaya. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 51.186,80 ha chiếm 35,88% tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy huyện có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế có giá trị bền vững cao. Tài nguyên rừng Mai Sơn khá phong phú, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Thực vật nhiều loài cây quý hiếm như: nghiến, lát... các loài tre trúc và dược liệu. Động vật có các loài chim, sóc, khỉ, các loài bò sát như

rắn, trăn và hàng nghìn loài côn trùng tạo nên một quần thể sinh học đa dạng.

c. Tài nguyên nước

-Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu trữ trong các ao hồ chứa, kênh mương, mặt ruộng và các hệ thống sông suối. Chất lượng nguồn nước tương đối. Tuy nhiên, nguồn nước mặt phân bố không đều tập trung chủ yếu ở vùng thấp với sông Đà và các con suối lớn như: Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ, Suối Hộc. nguồn nước dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô. Việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là làm đập dâng trên các con suối, lấy nước từ các hồ thủy lợi, thủy điện để cung cấp nước tưới cho cây trồng (bảng 4.1). Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy.

Nước ngầm: Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khả năng khai thác khó khăn. Nước ngầm tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá: được hình thành do nước mưa ngấm qua đất và dự trữ trên bề mặt của các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm lộ ra ngoài thành dòng chảy lưu lượng dao động theo mùa; và nước ngầm Kaster, được tàng trữ trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi. Nước thường phân bố sâu, ít vận động, các mạch suất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn. Nước ngầm Kaster là loại nước cứng khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt cần được xử lý. Chính vì các lý do này ở Mai Sơn nước ngầm hầu như không được sử dụng cho cả mục đích sinh hoạt và tưới trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 46 - 50)